Phản biện về bài báo khuyên mua cổ phiếu của TS T.T.Quý trên báo ĐTCK

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TMV_VN, 14/08/2006.

8086 người đang online, trong đó có 990 thành viên. 10:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2198 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. TMV_VN

    TMV_VN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Đã được thích:
    0
    Phản biện về bài báo khuyên mua cổ phiếu của TS T.T.Quý trên báo ĐTCK

    Tôi không định viết bài này vì bản thân không có nhiều thời gian.
    Dù đã may mắn được tham dụ 3 khóa học do UBCK giảng dạy và không thể quên công lao của các "Thầy" trong UBCK nhưng bài báo của Ts Quý khiến tôi có không ít băn khoăn.
    Trước tiên, phải thừa nhận mặt tích cực của bài báo khi đưa ra những thông tin về chỉ số P/E của 1 số thị trường CK trên thế giới cũng như trong khu vực. Bài báo cũng cho chúng ta cái nhìn khả tổng quan về tình hình thị trường CK VN hiện tại, cơ hội đầu tư và các chỉ số tài chính như Lợi nhuận 2 quý (dù rằng chẳng biết lợi nhuận sau thuế, trước thuế hay hỗn tạp cái trước, cái sau???).
    Trong viễn cảnh thị trường ảm đạm bài báo như 1 liều thuốc kích thích...giúp các nhà đầu tư (nhỏ lẻ) sáng mắt ra (khi thấy các chỉ số tài chính quá hấp dẫn).
    Bài báo nhấn mạnh cách tính EPS phải tính theo số cổ phiếu đang lưu hành (tăng ngay số CP đang lưu hành ngay tại ngày giao dịch không hưởng quyền mua CP trong đợt phát hành mới).
    Sir T.T.Quý cho rằng: Nếu CP có P/E dưới 12 thì nên mua, trên 18 thì nên bán (nếu không có kỳ vọng đặc biệt)....
    .... bài báo còn đưa ra khá nhiều thông tin bổ ích... (cho ai đó)..
    Trở lại với vấn đề của bài báo!
    Ai cũng biết TS TTQuý là bậc thầy về CK với bề dày kiến thức và kinh nghiệm. Có thể nói mỗi lời nói của Ts như "1 kim chỉ nam" cho các nhà đầu tư lao theo!
    Nhìn vào bảng P/E & E/P ngày 10-8 cho ta thấy điều gì?
    + Theo như bảng xếp hạng có đến 22 loại Cp đang ở dạng rất đáng "mua vào" vì rất rẻ???Chỉ có 13 loại CP là giá cao (trong đó có cả SAM, SAV,STB,KDC... đấy => BSC khờ thật).
    + Việc tính EPS bằng cách lấy lãi 2 quý đầu năm 2006 (6 tháng đầu năm) nhân đôi là rất không chính xác khi mà kết quả kinh doanh của các cty không thể phân bổ đều cho 4 quý (VD REE không thể có lợi nhuận quý 3 đạt 108tỷ như quý 1, nghành thực phẩm, xuất nhập khẩu có kqkd theo mua vụ tốt vào 2 quý cuối năm....). Thường thì việc tính toán EPS điều chỉnh theo kết quả kinh doanh của 4 quý gần nhất sẽ cho kết quả chính xác hơn. Có thể Sir Quý quá bận rộn lên tính liều cho nhanh nhưng đây thật là 1 việc không đáng làm!
    + Thử phân tích các dữ liệu mà Ts tính toán cho 45 loại CPNY thì thật bất ngờ khi TS tính chỉ số EPS bằng cách đó(lấy lãi 2 quý đầu năm 2006 (6 tháng đầu năm) nhân đôi rồi chia cho số CP đang lưu hành ). Lẽ nào Sir T.T.Quý lại quên rằng việc tính EPS phải tính theo quy định mới (bình quân gia quyền khi CP phát hành thêm)????
    + Câu kết luận: Nếu bạn chưa có CP thì hãy mua ngay đi kẻo sau này phải mua lại với giá cao hơn đấy(Nghe quen tai quá, cứ như cò cổ phiếu trên TTVN ấy). Chúng ta đã thấy những dấu hiệu khá rõ của 1 đợt "thủy triều mới". Không phải chỉ khuyên bạn mà tôi cũng đang làm như vậy (Bó tay toàn tập). => 1 vị chức sắc của UBCK mà phát ngôn như vậy thì tôi cũng chẳng còn gì để nói nữa. TTCK VN sẽ tiếp tục tình trạng tranh mua tranh bán dài dài!
  2. misamisa

    misamisa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Tôi vừa thấy có bài trả lời trong topic này cơ mà, đã biến đâu rồi ? Hay mod lại xoá mất rồi?

    Buồn ngủ quá nhỉ, thôi mai vào phản biện...Thực ra thị trường lên là tốt, hợp xu hướng, các bạn không nên trêu cụ Quý, cụ chỉ làm cái việc cụ phải làm và nên làm mà thôi, lớp chứng khoán nào chả thế. Mà tôi hỏi các bạn, nếu thị trường không lên các bạn chơi chứng khoán làm gì cho mệt, các bạn đi học hết 3 lớp chưng khoán rồi mà sao lại mong thị trường xuống, phải chăng để có cơ hội thu gom ?
    Thôi mai rỗi rãi sẽ ngồi phân tích trà dư tửu hậu với bạn tiếp.
  3. S_Fone2006

    S_Fone2006 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Đã được thích:
    0
    bác quên là thiên hạ xưa nay vẫn gọi Mr. Quý là con cò hay sao? Cò này phục vụ cho một đại gia nào đó thì phải
  4. DerTrader

    DerTrader Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Đã được thích:
    0
    Anh cũng đọc một số bài báo của Quý, và nói chuyện với ông này vài lần. Phải công nhận ông này khôn, nhưng kiến thức thì ngu. Hình như ông này làm GĐ trung tâm đào tạo của UBCKNN, chuyên đi cấp chứng chỉ. Công nhận, ông này mà làm đào tạo thì thị trường thành con phe hết.
  5. Democritus

    Democritus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Đã được thích:
    193
    Ông Quý làm Phó GĐ TT Đào tạo và Nghiên cứu CK. Giám đốc là ông Minh.

    Mấy tháng vừa rồi Ông PGĐ tích cực viết bài và lên cả truyền hình tuyên truyền nhưng thực chất thì sao:

    Ông này gốc không phải là dân tài chính, nhất là dân chứng khoán nữa thì càng không phải.

    Số liệu thị trường quốc tế rất tào lao vì không cập nhật, toàn sử dụng số liệu từ thời cổ phiếu các nước khác đang sốt. Số liệu của VN thì tính đại khái, qua quýt.

    P/E là phương pháp định giá cổ phiếu đơn giản nhất nên hay được dùng chứ không nên lạm dụng biến nó thành duy nhất.

    Quan trọng nhất là Ổng vừa mới mua vào nên tuyên truyền để đẩy giá lên. Cái này kiểm chứng cực dễ vì ông này có gì là nói cho học viên biết luôn.

    Còn chuyện tính số lượng CP theo phương pháp gia quyền mà một số bạn nói sẽ gây nhầm lẫn đó. Với SAM chẳng hạn, giả sử đến cuối năm SAM mới chia tách 3:1 thì sẽ ra sao ?

    Số CP bình quân gia quyền = (28*12+9.3*0)/12 = 28 = Số cổ phiếu trước lúc chia tách.

    --> EPS sau chia tách vẫn không đổi nếu dùng công thức tính số CP gia quyền. Điều này quá phi lý. Giả sử nhà đầu tư vẫn chấp nhận mức P/E cũ thì giá sẽ như thế nào? Vẫn không đổi sau khi tách à?
  6. tocvanghoe113

    tocvanghoe113 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Đã được thích:
    208
    Haha, trên bản tin của TTGDCK hôm nay cũng đã có thông tin phản pháo chính thức của TTGDCK về bài báo của anh Quý rồi đấy. TTGDCK cũng yêu cầu anh Quý cần nghiên cứu kỹ trước khi viết bài và tham khảo cách tính EPS bắt buộc theo Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 và Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 hướng dẫn về Chuẩn mực kế toán số 30 nhằm tránh gây hiểu nhầm cho các nhà đầu tư.

    Democritus cũng lên tham khảo lại cách tính EPS nhé!

  7. oishi75

    oishi75 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2004
    Đã được thích:
    117
    4 your Ref,

    Hướng dẫn cách tính mới chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS) như một chỉ tiêu bắt buộc

    Tại Thông tư số 57/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) được quy định là một chỉ tiêu tài chính bắt buộc phải công bố đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chưa có bất cứ hướng dẫn nào của Bộ Tài chính về việc tính toán chỉ tiêu này. Để giúp các công ty niêm yết tạm tính chỉ tiêu này, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã có hướng dẫn tạm thời theo đó thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong kỳ báo cáo được tính bằng lợi nhuận sau thuế của kỳ báo cáo chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

    HƯỚNG DẪN TÍNH CHỈ TIÊU LÃI TRÊN CỔ PHIẾU (EPS)

    Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 và Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 hướng dẫn về Chuẩn mực kế toán số 30: Lãi trên cổ phiếu. Theo quy định mới này, chỉ tiêu lãi (thu nhập) trên cổ phiếu sẽ được phản ánh hợp lý hơn trong các trường hợp có biến động số lượng cổ phiếu lưu hành trong năm. Bài viết sau đây sẽ trình bày các quy ước của TTGDCK Tp.HCM trong việc tính chỉ tiêu ?olãi trên cổ phiếu? cho các công ty hiện đang niêm yết trên TTGDCK TP.HCM.

    I. Quy định chung của Chuẩn mực kế toán số 30:
    Theo các qui định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30, lãi trên cổ phiếu bao gồm 2 chỉ tiêu: Lãi cơ bản trên cổ phiếu và Lãi suy giảm trên cổ phiếu. Chỉ tiêu lãi suy giảm trên cổ phiếu có tính đến số lượng các công cụ có thể chuyển thành cổ phiếu như trái phiếu chuyển đổi, quyền chọn?và sẽ được Bộ Tài chính hướng dẫn sau khi Luật Chứng khoán được thông qua. Hiện tại doanh nghiệp chỉ phải báo cáo chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu. Trong trường hợp doanh nghiệp có lập cả báo cáo riêng và báo cáo hợp nhất thì chỉ phải trình bày thông tin này trên báo cáo hợp nhất, không nhất thiết phải tính riêng cho từng công ty con.
    Công thức chung:
    Lãi cơ bản trên cổ phiếu
    = Lợi nhuận (lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông /
    Số bình quân gia quyền của cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ

    Doanh nghiệp cần lưu ý phân biệt giữa số lượng cổ phiếu đang lưu hành, số cổ phiếu được phát hành và cổ phiếu được phép niêm yết. Số lượng cổ phiếu dùng tính toán chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu là cổ phiếu đang lưu hành, nghĩa là số cổ phiếu thực tế đang nắm giữ bởi các cổ đông (kể cả các cổ đông bị hạn chế giao dịch như cổ đông nhà nước, cổ đông sáng lập, thành viên HĐQT,...) và không bao gồm số cổ phiếu do chính doanh nghiệp nắm giữ (cổ phiếu quỹ) hoặc được phép phát hành nhưng chưa phát hành.
    II. Các quy ước của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM
    Mặc dù Chuẩn mực kế toán số 30 cũng như các tài liệu hướng dẫn chuẩn mực có đưa ra các ví dụ cụ thể cho việc tính toán chỉ số EPS cho các công ty cổ phần, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp đã có phát sinh trên thực tế nhưng chưa có qui định (ví dụ như phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần). Hơn nữa các thời điểm thực hiện ghi nhận cổ phiếu tăng/ giảm vẫn chưa có qui định cụ thể. Do vậy, để thống nhất và thuận tiện cho các công ty niêm yết trong quá trình tính toán, chúng tôi có một số quy ước dựa trên hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30 và Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 33 để tính số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm như sau:
    1. Tổng số ngày trong năm là số ngày thực tế theo lịch, bao gồm cả ngày lễ và ngày nghỉ.
    2. Trường hợp công ty thực hiện mua lại cổ phiếu trên thị trường làm cổ phiếu quỹ/ bán cổ phiếu quỹ: ngày ghi nhận số cổ phiếu lưu hành giảm/ tăng thêm là ngày kết thúc đợt mua/ bán đó.
    Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm được tính như sau:

    Số lượng
    cổ phiếu bình quân
    lưu hành trong kỳ


    = Số
    cổ phiếu
    đầu kỳ
    x Số ngày từ đầu kỳ đến khi kết thúc đợt mua/ bán CPQ
    +
    Số cổ phiếu lưu hành sau khi thực hiện mua/ bán CPQ
    x Số ngày từ khi kết thúc đợt mua/ bán CPQ cho đến cuối kỳ /
    Tổng số ngày trong kỳ

    3. Trường hợp công ty thực hiện phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược/ cán bộ công nhân viên: ngày ghi nhận số cổ phiếu lưu hành tăng thêm là ngày lượng cổ phiếu này chính thức được giao dịch trên TTGDCK.
    Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm được tính như sau:
    Số lượng
    cổ phiếu bình quân
    lưu hành trong kỳ


    = Số
    cổ phiếu
    đầu kỳ
    x Số ngày từ đầu kỳ đến khi cổ phiếu phát hành riêng lẻ được chính thức giao dịch
    +
    Số cổ phiếu lưu hành sau khi thực hiện phát hành riêng lẻ
    x Số ngày từ khi cổ phiếu phát hành riêng lẻ được giao dịch cho đến cuối kỳ /
    Tổng số ngày trong kỳ

    4. Trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu/ cổ phiếu thưởng: số cổ phiếu lưu hành trong kỳ được điều chỉnh qua 2 giai đoạn:
    + Điều chỉnh hồi tố: tất cả các sự kiện xảy ra trước ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu/ cổ phiếu thưởng (XR) phải được điều chỉnh theo hệ số tương ứng với tỷ lệ trả cổ tức hoặc thưởng cổ phiếu.
    Hệ số điều chỉnh = Tổng số lượng cổ phiếu sau khi trả cổ tức/ thưởng cổ phiếu/
    Tổng số lượng cổ phiếu trước khi trả cổ tức/ thưởng cổ phiếu
    + Điều chỉnh tăng số lượng cổ phiếu: số lượng cổ phiếu tăng thêm do trả cổ tức/ cổ phiếu thưởng được cộng vào số cổ phiếu lưu hành kể từ ngày lượng cổ phiếu này chính thức được giao dịch.
    5. Trường hợp phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu: số cổ phiếu lưu hành trong kỳ được điều chỉnh qua 2 giai đoạn:
    + Từ ngày giao dịch không hưởng quyền mua (XR) đến khi cổ phiếu phát hành thêm chính thức được giao dịch: số lượng cổ phiếu lưu hành phải được điều chỉnh theo hệ số giá giữa giá đóng cửa trước ngày XR và giá tham chiếu của ngày XR. Trường hợp công ty vừa thực hiện trả cổ tức và chốt quyền mua cùng một ngày thì giá đóng cửa của ngày trước ngày XR phải được trừ đi cho lượng cổ tức bằng tiền mặt cổ đông được nhận.
    Hệ số giá = Giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày XR ?" cổ tức tiền mặt (nếu có)
    /Giá tham chiếu của ngày XR

    Giá tham chiếu ngày XR = Giá đóng cửa trước ngày XR x KL cổ phiếu được nhận quyền mua + Giá phát hành x KL cổ phiếu phát hành thêm
    /Tổng khối lượng cổ phiếu sau khi phát hành

    + Điều chỉnh tăng số lượng cổ phiếu: số lượng cổ phiếu tăng thêm do cổ đông hiện hữu thực hiện quyền mua được cộng vào số cổ phiếu lưu hành kể từ ngày lượng cổ phiếu này chính thức được giao dịch.
    Trường hợp việc phát hành quyền được thực hiện kéo dài trong 2 năm (chốt ngày hưởng quyền trong năm trước và lượng cổ phiếu phát hành thêm chính thức giao dịch vào năm sau): số lượng cổ phiếu lưu hành đầu kỳ của năm sau cũng phải được điều chỉnh cho hệ số giá như trên.
    6. Trường hợp tách/ gộp cổ phiếu: ngày ghi nhận cổ phiếu lưu hành tăng/ giảm là ngày cổ phiếu được giao dịch trở lại sau khi tách/ gộp. Tất cả các sự kiện xảy ra trước ngày này đều phải điều chỉnh theo tỷ lệ tách/ gộp cổ phiếu.
    Tỷ lệ tách/ gộp cổ phiếu = Số lượng cổ phiếu sau khi tách/ gộp
    /Số lượng cổ phiếu trước khi tách/ gộp

    III. Các ví dụ về EPS theo cách tính mới đối với các công ty niêm yết trên TTGDCK Tp.HCM
    Sau đây là các ví dụ từ các sự kiện điển hình của các công ty niêm yết trên TTGDCK Tp.HCM trong năm 2005:
    ? Công ty Transimex ?" Sài gòn:

    Ngày
    Sự kiện Số lượng cổ phiếu (cổ phiếu) (A) Hệ số điều chỉnh (B) Trọng số thời gian
    (C = số ngày) Số cổ phiếu điều chỉnh
    (D = A x B x C)
    01/01 Đầu kỳ 3.300.000 178 587.400.000
    28/06 Giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 10:3, giá phát hành 20.000đ/cp. Giá đóng cửa trước ngày XR 33.900đ/cp. Giá tham chiếu vào ngày XR là 30.692đ/cp => hệ số điều chỉnh: 33.900/ 30.692 = 1,1045 3.300.000 1,1045 73 266.076.767
    09/09 Giao dịch cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu 4.290.000 114 489.060.000
    31/12 Cuối kỳ 4.290.000
    Tổng cộng 365 1.342.536.767
    Số cổ phiếu bình quân trong năm 3.678.183
    - Lợi nhuận sau thuế năm 2005: 17.453.764.030 đ
    - Số cổ phiếu bình quân trong năm: 3.678.183
    - EPS = 17.453.764.030 / 3.678.183 = 4.745 đ/cp
    ? Công ty REE

    Ngày
    Sự kiện Số lượng cổ phiếu (cổ phiếu) (A) Hệ số điều chỉnh (B) Trọng số thời gian
    (C = số ngày) Số cổ phiếu điều chỉnh
    (D = A x B x C)
    01/01 Đầu kỳ 22.500.000 54 1.215.000.000
    24/02 Giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt là 150đ/cp và bằng cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ gần đúng là 100:3. Giá đóng cửa trước ngày XR 24.100đ/cp, giá tham chiếu 23.252. Hệ số điều chỉnh (24.100-150)/ 23.252 = 1,03 22.500.000 1,03 35 811.125.000
    31/03 Giao dịch 674.274 cp trả cổ tức 23.174.274 202 4.681.203.348
    19/10 Giao dịch 5.000.000 cổ phiếu phát hành cho cổ đông chiến lược 28.174.274 74 2.084.896.276
    31/12 Cuối kỳ 28.174.274
    Tổng cộng 365 8.792.224.624
    Số cổ phiếu bình quân trong năm 24.088.287
    - Lợi nhuận sau thuế năm 2005: 67.849.835.000 đ
    - Cổ tức ưu đãi cho cổ phiếu ESOP: 112.922.600 đ
    - Số cổ phiếu bình quân trong năm: 24.088.287 cp
    - EPS = (67.849.835.000 - 112.922.600)/ 24.088.287 = 2.812 đ/cp
    ? Công ty Đá Hóa An

    Ngày
    Sự kiện Số lượng cổ phiếu (cổ phiếu) (A) Hệ số điều chỉnh (B) Trọng số thời gian
    (C = số ngày) Số cổ phiếu điều chỉnh
    (D = A x B x C)
    01/01 Đầu kỳ 3.428.124 1,1 256 965.359.718
    14/09 Kết thúc đợt bán 71.876 cổ phiếu quỹ 3.500.000 1,1 54 207.900.000
    06/10 Giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 10:1 => khối lượng đang lưu hành của các sự kiện khác trong năm được điều chỉnh theo hệ số 11/10 = 1,1
    7/11 Giao dịch 349.962 cổ phiếu thưởng 3.849.962 55 211.747.910
    31/12 Cuối kỳ 3.849.962
    Tổng cộng 365 1.385.007.628
    Số cổ phiếu bình quân trong năm 3.794.541
    - Lợi nhuận sau thuế năm 2005: 36.515.586.209 đ
    - Số cổ phiếu bình quân trong năm: 3.794.541 cp
    - EPS = 36.515.586.209 / 3.794.541 = 9.623 đ/ cp
    Trên đây là các ví dụ điển hình từ thực tế của các công ty niêm yết trên TTGDCK Tp.HCM. Để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc cập nhật các chỉ số liên quan đến chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS), Bản tin Thị trường Chứng khoán sẽ thực hiện tính toán chỉ tiêu EPS cho 4 quý gần nhất theo đúng các qui ước nêu trên. Rất mong nhận được sự quan tâm theo dõi và góp ý của Quý vị độc giả.
  8. victoxxp

    victoxxp Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Dù sao lần này bác sĩ Quý cũng dự đoán đúng nên chắc sẽ bị bật ít hơn lần dự báo sai trước, ha ha
  9. victoxxp

    victoxxp Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Đã được thích:
    0
    dù sao lần này bác sĩ quý cũng dự đoán đúng nên chắc sẽ bị bật ít hơn lần trước, ha ha
  10. Democritus

    Democritus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Đã được thích:
    193
    Khi chia thưởng cổ phiếu thì trong công thức tính số lượng CP gia quyền có thêm hệ số hiệu chỉnh = Số cổ phiếu sau chia thưởng/Số cổ phiếu trước chia thưởng. Như vậy với trường hợp của SAM, sau khi chia 3:1, EPS sẽ bằng 3/4 trước lúc chia. Điều này hợp lý. Một số bạn nào bên ********* không đưa hệ số hiệu chỉnh vào công thức tính số lượng CP gia quyền của SAM nên đã có tính toán sai về EPS, dẫn tới sai tiếp về P/E.

Chia sẻ trang này