Phân Tích Cổ Phiếu HDB: Huy Động 2000 Tỷ, Giá Sẽ Bứt Phá?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuanlinh86, 03/12/2024 lúc 00:11.

2168 người đang online, trong đó có 26 thành viên. 03:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 137 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tuanlinh86

    tuanlinh86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/08/2024
    Đã được thích:
    13
    1. KẾT QUẢ KINH DOANH

    • Q3/2024, HDB ghi nhận 8.535 tỷ tổng thu nhập hoạt động (+40% YoY, +3% QoQ) và 4.490 tỷ LNTT (+9% YoY, +32% QoQ). Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 7.773 tỷ (+58% YoY, +1% QoQ) nhờ tăng trưởng tín dụng đạt 16,6% YTD, cao hơn nhiều so với trung bình ngành và biên lãi thuần NIM 3Q2024 đạt 5,57%, vượt trội so với toàn ngành.
    • Thu nhập ngoài lãi đạt 762 tỷ (-35% YoY, +33% QoQ), trong đó hầu hết các hoạt động đều tăng trưởng tuy nhiên khoản lỗ 89 tỷ từ hoạt động mua/bán chứng khoán đầu tư so với cùng kỳ lãi 516 tỷ đã khiến thu nhập ngoài lãi tăng trưởng âm so với cùng kỳ.
    • Về phía chi phí, tỷ lệ CIR được kiểm soát ở 34,6%, mức trung bình so với một ngân hàng bán lẻ & SME.
    • Chi phí dự phòng rủi ro ghi nhận 1.093 tỷ (+72% YoY, -3% QoQ), tốc độ trích lập dự phòng tương đối phù hợp khi chất lượng tài sản của HDBank tiếp tục được cải thiện so với quý trước
      [​IMG]
      [​IMG]
    2. TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG

    • Tính đến cuối tháng 9/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 16,54%, tăng trưởng bám sát với kế hoạch mục tiêu năm 2024 (14-15%). HDB được NHNN đánh giá và xếp hạng cao trong hệ thống ngân hàng trong nhiều năm qua.
    • Ngoài ra, sau khi tham gia vào kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, HDB đã được NHNN giao cho room tín dụng cao hơn so với trung bình ngành. Nhờ vậy, tín dụng giai đoạn 2021-2023 liên tục tăng trưởng lần lượt ở mức 25.6% và 31.8%.
    • Với lợi thế room tín dụng, HDB có thể tăng trưởng tín dụng hơn 20%.
    [​IMG]
    3. CƠ CẤU CHO VAY

    • Danh mục cho vay cá nhân chiếm khoảng 35.0%, khối doanh nghiệp CMB/SME chiếm khoảng 55.5%, khối doanh nghiệp lớn CIB chiếm 2.3%, mảng tài chính tiêu dùng (đến từ HDSaison) chiếm phần còn lại. Cấu trúc cho vay của HDBank cân bằng giữa dư nợ cá nhân và dư nợ SME/CMB. Do vậy trong giai đoạn 2023-2024 khi nhu cầu vay cá nhân thu hẹp do giảm nhu cầu, HDBank hoàn toàn có thể đẩy mạnh mảng CMB để giữ mức tăng trưởng cao và bền vững. Nhờ vào chiến lược kinh doanh cân bằng này, HDBank để thể hiện mức tăng trưởng tính nhanh và ổn định trong suốt thời gian qua.
    • Mục tiêu khách hàng cá nhân mà HDB hướng tới nhóm khách hàng có thu nhập bình quân 300 USD/tháng- >2,500 USD/tháng. Ticket size (giá trị khoản vay) của HDB (riêng lẻ) ở mức USD10,000- USD15,000, HD SAISON bình quân ở mức 500-800 USD.
    [​IMG]
    • Xét theo kỳ hạn cho vay, tính đến cuối Q3/2024, gần 51% đến từ cho vay ngắn hạn, 32% đến từ cho vay trung hạn và 17% đến từ cho vay dài hạn. Đáng chú ý, khoản cho vay trung hạn tăng đáng kể trong 2 năm 2023-2024.
    • Về nhóm ngành, Trong 2022-Q3/2024, HDBank đã đẩy mạnh cho vay các ngành thương mại, kinh doanh bất động sản và xây dựng. Điều này lý giải cho sự thay đổi vể cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của HDB trong năm 2023. Trong 9T/2024, cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của HDB giữ tương đối ổn định so với cuối Q4/2023.
    [​IMG]
    4. CÁC NHÓM NỢ

    • Tới thời điểm Q3/2024, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của HDB có tăng nhẹ lên mức 1.9% (riêng lẻ ở mức 1.65%) trong khi đó HD SAISON vẫn giữ ổn định ở mức 7.5%. Xu hướng tăng nhẹ nợ xấu là xu hướng chung của toàn ngành khi mà nợ nhóm 2 toàn ngành (dù có giảm trong nhiều quý gần đây) vẫn đang ở mức cao so với trung bình giai đoạn 2019-2022 và hoạt động thu hồi nợ chưa thực sự khởi sắc.
    • Hệ số CAR của HDB đang ở mức 14.80% ( bình quân ngành theo số liệu của NHNN ở mức 12.01%), cao hơn mức quy định 8% của NHNN. HDB cũng đã triển khai toàn diện tiêu chuẩn BASEL III.
    [​IMG]

    • HDB đảm bảo kiểm soát nợ xấu tốt cho vay nông nghiệp thông qua chuỗi giá trị nông nghiệp của doanh nghiệp lớn đầu ngành. Ngoài ra, định hướng cho vay đô thị loại 2 và nông thôn cũng hỗ trợ giúp NPL của HDBank ở mức thấp hơn (NPL tại khu vực này thông thường thấp hơn NPL tại các thành phố lớn). Nhờ vậy, khi doanh nghiệp lớn có đơn hàng và dòng tiền vào ổn định, HDB có thể đảm bảo các khoản cho vay cá nhân trong cùng hệ sinh thái nông nghiệp có thể thanh toán đúng hạn.
    [​IMG]
    • Ban lãnh đạo của HDBank chia sẻ LLR năm 2024 có thể đạt trên 75%. Kỳ vọng sẽ tiềm cận mức 100% cho năm 2025 nhờ kinh tế phục hồi giúp công tác thu hồi nợ được đẩy nhanh. Ngoài ra, HDBank cũng sẽ tăng cường trích lập dự phòng như kế hoạch đề ra.
    [​IMG]
    5. HUY ĐỘNG

    • Theo như thông tư 22/2019/TT-NHNN , giới hạn Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) phải duy trì ở mức tối đa 85%. Trong giai đoạn 2018-2023, tăng trưởng CAGR tổng huy động của HDB đạt mức 22.7%, tương đương với mức tăng của dư nợ cho vay khách hàng trong cùng kỳ giai đoạn. Nhờ vậy, tỷ lệ LDR của HDB duy trì ổn định quanh mức 70%, thấp hơn đáng kể so với mức trần 85% theo quy định của NHNN. Trái ngược với một số ngân hàng với tỷ lệ LDR quanh mức 80%, việc duy trì tỷ lệ LDR ở mức thấp giúp cho HDB có thể tăng trưởng tín dụng dễ dàng hơn trong thời gian tới.
    • Xét về cơ cấu tổng huy động, tính tới thời điểm Q3/2024, hơn 70% huy động đến từ tiền gửi khách hàng. Khoảng gần 17% đến từ huy động trên Thị trường 2 (liên ngân hàng) và phần còn lại là từ phát hành giấy tờ có giá. Xét trong giai đoạn 2018-2023, HDB đã cải thiện đáng kể cơ cấu huy động của mình khi đẩy mạnh cấu phần tiền gửi khách hàng từ khoảng 55-60% lên mức 70% trên tổng huy động. Việc gia tăng tỷ trọng tiền gửi giúp tăng sự ổn định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cơ cấu tổng huy động hiện tại của HDB tương đối tương đồng với các ngân hàng đối thủ đang niêm yết trên HOSE.
    [​IMG]
    6. KẾT LUẬN
    • Tăng trưởng tín dụng mạnh thông qua các gói vay đặc biệt trong dịp cuối năm. (chưa thấy tung ra)
    • Chi phí hoạt động giảm nằm quanh 35%, kiểm soát tốt nhờ chuyển đổi số hóa sớm.
    • Chi phí trích lập dự phòng đã ở mức cao, tuy có thể trích lập thêm nhưng sẽ không tăng quá mạnh làm ảnh hưởng sâu đến lợi nhuận.
    • Tỷ lệ CASA tăng dần giúp cho chi phí vay vốn trong tương lai sẽ ít hơn.
    • CAR cao hơn trung bình ngành (khả năng phòng vệ vững chắc)
    Cả nhà có thể thấy HDB về các chỉ số vẫn còn rất khỏe, từ Casa, Tăng trưởng tín dụng cho đến trích lập dự phòng. Vì vậy yếu tố để bùng nổ không hề thiếu cốt lõi chính là các gói vay của HDBANK trong giai đoạn quý 4 có thật sự kích thích người dùng tiêu thụ hay không ? Cộng thêm trước thềm sự kiện Big 4 ngân hàng được tăng vốn ? Vậy đâu là điểm mua phù hợp trước một trong những sự kiện quan trọng của ngành ngân hàng? Cả nhà liên hệ ngay số Za.Lo 096996.5276 để nhận được kế hoạch cụ thể và chi tiết nhé
    Last edited: 03/12/2024 lúc 00:17

Chia sẻ trang này