Phân Tích Cổ Phiếu POW: Sức Mạnh Của Sự Hậu Thuẫn?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuanlinh86, 28/11/2024 lúc 22:55.

3051 người đang online, trong đó có 71 thành viên. 01:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 8 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 8)
Chủ đề này đã có 87 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tuanlinh86

    tuanlinh86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/08/2024
    Đã được thích:
    11
    1. LUẬT ĐIỆN LỰC SỬA ĐỔI ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO NGÀNH ĐIỆN?

    • Ngày 14/11/2024, tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần vừa có thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.

    • Quốc hội dự kiến thông qua Luật Điện lực ngày 30/11 tới đây, Luật điện lực (sửa đổi) 2024 sẽ đảm bảo việc thực thi theo tiến độ Quy hoạch Điện VIII gần nhất là 2030, do đó các nhóm nguồn điện có tốc độ dự kiến tăng nhanh nhất là điện khí chủ yếu điện khí LNG và năng lượng tái tạo chủ yếu điện gió, tiếp theo là thủy điện. Đây là 3 nhóm nguồn điện hưởng lợi nhất.

    • Một số nội dung sẽ có lợi chung cho gần như toàn bộ các dự án điện như: (1) Phê duyệt khung pháp lý cho giá bán lẻ điện hai thành phần, giúp phản ánh chính xác hơn chi phí sản xuất điện tại Việt Nam và hỗ trợ tăng giá bán lẻ điện, gián tiếp mang lại lợi ích dài hạn cho tất cả các nhà máy điện; (2) Khung pháp lý để triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA); (3) Triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế.

    • Luật Điện lực mới giúp giải quyết các nút thắt cho các dự án năng lượng tái tạo chủ yếu điện gió và điện khí chủ yếu LNG, trong đó có khung pháp lý cho năng lượng tái tạo, giúp cơ chế giá mới được triển khai vào năm 2025, chính sách phát triển và vận hành, quy định về BOT dự án, cho phép ký kết sản lượng hợp đồng tối thiểu cho LNG và điện gió ngoài khơi nhằm đảm bảo lợi nhuận ổn định.
    2. TẠI SAO POW LẠI TĂNG MẠNH ?

    • Cổ phiếu POW tăng mạnh vào cuối tháng 11/2024 có liên quan mật thiết đến việc sửa đổi Luật Điện lực. Sự điều chỉnh này tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho các dự án điện khí và năng lượng tái tạo, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), điều này đã thúc đẩy kỳ vọng của thị trường về khả năng tăng trưởng dài hạn của POW. Đặc biệt, POW, với vai trò là nhà sản xuất điện lớn ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), được hưởng lợi trực tiếp từ các cơ chế mới như cam kết hợp đồng mua bán điện dài hạn và ưu tiên phát triển các dự án điện khí lớn như Nhơn Trạch (cụ thể là hai dự án sắp đưa vào hoạt động là Nhơn Trạch 3 và 4).
    3. BỐI CẢNH ỦNG HỘ POW SẮP TỚI

    • Do đó, đối với giai đoạn 2025-2026, ước tính lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ cốt lõi giảm 15%- 16%. Dự kiến dự án Nhơn Trạch 3&4 sử dụng LNG sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2025 POW kỳ vọng dự án có thể đánh lửa lần đầu vào tháng 12/2024 với mục tiêu đi vào vận hành thương mại (COD) vào tháng 6/2025 cho nhà máy Nhơn Trạch 3 và tháng 9/2025 cho nhà máy Nhơn Trạch 4.

    • POW đặt kế hoạch tham gia thị trường trạm sạc xe điện, với mục tiêu 1.000 trạm sạc vào năm 2035 như một phần của các cam kết tại COP26 để giải quyết biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính và Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy phát triển bền vững đối với ngành giao thông vận tải, đặc biệt tập trung phát triển xe điện.

    • Trong đó, cơ sở hạ tầng trạm sạc xe điện đã trở thành một yếu tố quan trọng, với VinFast dẫn đầu thị trường với hơn 2.200 trạm sạc và khoảng 63.800 điểm sạc tại Việt Nam (tính đến cuối năm 2023). Để thực hiện hóa mục tiêu trên, POW đã ký kết hợp tác với đối tác Hàn Quốc EN Technologies Inc và quyết định thí điểm trạm sạc đầu tiên, đã đi vào hoạt động vào đầu tháng 11 năm 2024.

    • Chính sách phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện mà POW tham gia cũng là một yếu tố dài hạn tạo thêm sức hấp dẫn cho cổ phiếu này trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu.
    KẾT LUẬN

    Việc thay đổi này là một điểm rất đáng khen khi các cơ quan chức năng đã cải cách giúp cho ngành năng lượng tái tạo và năng lượng xanh được phát triển đúng với bối cảnh sắp tới. Bao lâu nay rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào mảng năng lượng xanh nhưng cũng chỉ vì những chính sách chưa hợp lý của ngành điện mà dẫn đến phá sản. Từ đó việc đầu tư vào ngành điện xanh tại Việt Nam dần mất đi sức hấp dẫn. Nay bối cảnh đã thay đổi với chủ trương quyết liệt thay đổi về ngành điện. POW với lợi thế là công ty nhà nước sẽ có vốn và lợi thế về thông tin sẽ giúp cho POW phát triển mạnh trong lĩnh vực điện khí LNG và trạm sạc trong thời gian tới. Vậy thì điểm mua nào hợp lý cho POW? Trước khi duyệt sửa đổi luật điện lực hay sau khi duyệt sửa đổi luật điện lực? Và điểm mua sẽ được tiết lộ cho những anh chị nào liên hệ qua Za…Lo cá nhân của em. Đây sẽ là món quà mà em dành tặng cho anh chị đã dành thời gian đọc bài.

Chia sẻ trang này