Phân tích hay về tình hình tài chính TG - chứng khoán còn phải đi ngang tiếp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tandauck, 18/10/2010.

3289 người đang online, trong đó có 24 thành viên. 04:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 473 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. tandauck

    tandauck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Tranh cãi gay gắt Mỹ-Trung về tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ (NDT) đã vượt ra ngoài tranh chấp song phương và tháo ngòi nổ “cuộc chiến tiền tệ tiềm tàng” không chỉ là trách nhiệm của một mình Trung Quốc.


    Hiện tại, khoảng cách giữa tăng trưởng kinh tế và lãi suất ở Mỹ và một số thị trường đang nổi ngày càng lớn. Vì thế, đồng USD cần phải được định giá thấp hơn so với đồng tiền của các thị trường đang nổi. Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ đồng USD sẽ giảm giá so với đồng tiền nào?
    Nếu tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và Nhân dân tệ (NDT) thay đổi ít thì các thị trường đang nổi sẽ phải chịu gánh nặng. Các quốc gia như Brazil, Chile, Colombia và Peru - cũng như các nền kinh tế phát triển nhưng tăng trưởng nhanh như Australia,Hàn Quốc - sẽ phải đối mặt với áp lực đồng nội tệ tăng giá mạnh. Điều này tạo ra một gánh nặng lớn cho các ngành xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và chế tạo.
    Một số quốc gia đã cảm nhận được hậu quả của vấn đề này, khi bị mất thị phần ở nước thứ 3 vào tay Trung Quốc. Một ví dụ điển hình là Trung Quốc và Mexico, hai nhà xuất khẩu đang cạnh tranh với nhau trên thị trường Mỹ. Kể từ năm 2009, đồng peso của Mexico đã tăng giá 9% so với đồng USD, trong khi đồng NDT của Trung Quốc chỉ tăng có 3%. Điều này khiến cho hàng hóa Mexico trở nên đắt đỏ hơn, làm gia tăng thêm áp lực đối với các nhà sản xuất Mêhicô và áp lực này sẽ còn gia tăng nếu như xu hướng nói trên vẫn tiếp tục.
    Đối mặt với tình hình khó khăn này, không có gì đáng ngạc nhiên khi các thị trường đang nổi phải hành động, trong đó có việc định giá lại tỷ giá đồng nội tệ, tăng tích lũy dự trữ và kiểm soát nguồn vốn. Mặc dù không can thiệp vào thị trường tỷ giá, nhưng Chile đã cắt giảm đáng kể chi tiêu của chính phủ kết hợp với việc đa dạng hóa nguồn tài chính công. Tại Mỹ Latinh, Peru và Colombia đều đã gia tăng dự trữ ngoại tệ và giảm giá đồng nội tệ, trong khi Brazil tăng cường kiểm soát luồng vốn chảy vào. Nhiều quốc gia khác ở Mỹ Latinh cũng có thể sẽ "noi gương” Brazil, nếu tình hình không cải thiện.
    Để thế giới tránh trượt sâu hơn vào một chu trình can thiệp tiền tệ và kiểm soát vốn mang tính diệt vong, cả Trung Quốc và Mỹ đều phải hành động một cách sáng suốt. Các quốc gia đang nổi hiện đang hết sức lo ngại về các hậu quả của chính sách nới lỏng chính tiền tệ có tính định lượng (QE) ở Mỹ và các thị trường các nước công nghiệp khác, đặc biệt là khi vẫn còn những nghi ngờ về tính hiệu quả của chính sách này trong việc thúc đẩy tăng trưởng.
    Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) mới đây đã đi đầu trong mặt trận này, trong khi các số liệu kinh tế mới nhất tại Mỹ cho thấy sự suy yếu nghiêm trọng trong lĩnh vực tạo việc làm. Điều này khiến cho triển vọng thực hiện QE ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Vòng QE đầu tiên, sau cuộc khủng hoảng 2008, là cần thiết mặc dù nó đã làm tăng gấp đôi khối lượng tiền tệ của Mỹ. Tuy nhiên, vòng QE mới không chỉ làm gia tăng tính thanh khoản tại Mỹ mà một phần số tiền USD đó còn được dùng để mua tài sản ở nước ngoài. Hệ quả là làm tăng sức ép buộc các đồng tiền của thị trường đang nổi tăng giá.
    Đối với Trung Quốc, sự linh hoạt lớn hơn trong tỷ giá hối đoái là cần thiết. Trên thực tế, chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ có lợi cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Bằng cách để cho các lực lượng thị trường có thêm ảnh hưởng, Trung Quốc sẽ giảm bớt sự cần thiết phải thực hiện QE ở Mỹ và đổi lại, sẽ phải đối mặt ít hơn với các biện pháp bảo hộ ở nước này. Điều đó sẽ cho phép Trung Quốc chia sẻ gánh nặng điều chính tiền tệ đang diễn ra trên toàn cầu với các đối tác thương mại ở các thị trường mới nổi.
    Nói cách khác, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều có trách nhiệm xóa bỏ tình trạng mất cân bằng thương mại toàn cầu và xả van áp lực tỷ giá hối đoái đang đè nặng lên vai các quốc gia đang phát triển. Nếu hai không chịu hành động, hai nước này sẽ tạo ra một gánh nặng lớn hơn đối với các nền kinh tế đang nổi vốn là đầu tàu thúc đẩy kinh tế thế giới tiến tới một kỷ nguyên thịnh vượng bền vững hơn. Đây sẽ là lợi ích của tất cả các quốc gia, trong đó có lợi ích của Mỹ và Trung Quốc.
    Viết ý kiến của bạn
  2. FirePegasus

    FirePegasus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    0
    bác rảnh quá không có gì làm thì đi ngủ cho khoẻ. Ở TTCK VN chẳng cần phân tích nhận định gì ráo, tấc cả do các bác tay to dẫn dắt hết thôi ...

    bằng chứng:
    1. DN lợi nhuận cao: tèo vẫn tèo
    2. DN làm ăn lỡm, lợi nhuận kém: tăng vẫn tăng

    dòng tiền điều khiển nằm trong em nào thì em ấy tăng thôi ... bỏ qua nhận định, bỏ qua phân tích... cứ xác đít đi tìm mối quan hệ với mấy chú mấy bác để nhận hàng phím
  3. bizviet

    bizviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/09/2004
    Đã được thích:
    0
    Đúng là tình hình vĩ mô có quá nhiều bất ổn. Mà sao cứ chưa giải quyết hết cái này đã thấy xuất hiện cái khác nhỉ?
    Lúc này có nhiều tiền thì mua mạnh vào kiểu gì vài năm nữa chẳng lãi.
    :) :) :)
  4. tandauck

    tandauck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Có ý tưởng gì mới không, thì trường này thì chẳng rảnh thì làm gì. mỗi ngày 2,5 tiếng hàng hạ nhau

Chia sẻ trang này