pháp luật nào đang tồn tại ở công ty chứng khoán phố wall số 1 phố lê phụng hiểu HÀ NỘI

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ngoanh08, 02/12/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2699 người đang online, trong đó có 171 thành viên. 01:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 376 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. ngoanh08

    ngoanh08 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2009
    Đã được thích:
    0
    pháp luật nào đang tồn tại ở công ty chứng khoán phố wall số 1 phố lê phụng hiểu HÀ NỘI

    Luật pháp nào đang tồn tại ở WSS
    Trong mấy ngày qua, thị trường đang rộ lên vụ việc tranh chấp giữa 4 nhà đầu tư OTC gồm Nguyễn Bá Phong, Đồng Thị Phương Thanh, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Thu Hà với CTCK Phố Wall (WSS) về việc công ty này đã cho treo bảng điện tử để cắt lỗ cho các nhà đầu tư nhưng cuối cùng lại gây thiệt hại nặng cho họ. Bản chất của vụ việc có thật hay không đến bây giờ vẫn chưa thể biết mà còn phải chờ kết luận cuối cùng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra. Nhưng nghịch lý, WSS đã không gặp 4 nhà đầu tư để giải quyết vụ việc như đã trao đổi với một số báo chí.

    Người đại diện không có quyền pháp lý?

    Chưa đề cập đến việc đúng sai của việc dừng bảng điện tử nhưng tại bản cam kết ngày 11/6/2009, ông Đoàn Trung Nguyễn là giám đốc OTC WSS đã thỏa thuận với 4 nhà đầu tư rằng ?oCông ty sẽ mua trả cho 4 nhà đầu tư với giá 28.000 đồng/cổ phiếu và hứa sáng 12/6/2009, 4 tài khoản trên có thể rút được tiền. Hai bên cam kết thực hiện những điều đã hứa và không có thắc mắc gì?. Tuy nhiên, WSS cho rằng, thỏa thuận này không có giá trị pháp lý đối với WSS bởi theo ông Phạm Đức Long, phó Tổng giám đốc WSS: ?oĐó là thỏa thuận cá nhân giữa ông Nguyễn với nhà đầu tư. Văn bản đó chỉ là của WSS khi có con dấu của công ty, hoặc từ quyết định của lãnh đạo công ty, hoặc từ ông Tú với tư cách là người được ủy quyền công bố thông tin? và biên bản, nội dung biên bản chỉ là sự tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhà đầu tư?.
    Nhưng theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) thì ?ođại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền?. Theo quy định tại Điều 142BLDS ?ođại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện?.
    Trong mối quan hệ với bên ngoài (các nhà đầu tư, khách hàng), các nhà đầu tư hoặc khách hàng chỉ cần biết và thực hiện các giao dịch với người đại diện theo pháp luật hoặc với người đại diện theo ủy quyền của WSS mà thôi. Vì thế, cam kết của bất cứ lãnh đạo WSS nào hay của ông Vũ Ngọc Tú, Giám đốc Pháp chế, người phát ngôn của WSS, cũng không có giá trị pháp lý trừ phi họ là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
    Theo quy định trong bản Thỏa thuận đăng ký giao dịch chứng khoán OTC do WSS phát hành thì ông Đoàn Trung Nguyễn, Giám đốc sàn OTC là đại diện theo ủy quyền của WSS trên cơ sở văn bản ủy quyền ngày 2/3/2009 của Tổng Giám đốc WSS.
    Ngay tại Điều 7 Khoản 7.4 của bản thỏa thuận nêu trên, WSS cũng đã xác nhận và thừa nhận rằng: ?oKhi ký tên vào thỏa thuận này, Bên A (nhà đầu tư) thừa nhận bên B đã thông báo đầy đủ với bên A các thông tin về chức năng Giấy phép kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện của bên B, các quy định về môi giới giao dịch chứng khoán OTC và đã đọc kỹ, hiểu rõ các nội dung này?.
    Với thỏa thuận này, nhà đầu tư chỉ có thể biết và phải biết đại diện của WSS trong các giao dịch liên quan đến chứng khoán OTC gồm cả những vấn đề phát sinh tranh chấp từ những giao dịch này của WSS là ông Đoàn Trung Nguyễn, Giám đốc OTC, chứ nhà đầu tư không cần biết và không phải biết ai trong số các lãnh đạo của WSS hoặc ông Tú có thẩm quyền giải quyết.
    Cùng với lập luận đó, WSS cho rằng bản cam kết của ông Nguyễn với các nhà đầu tư không có giá trị pháp lý bởi vì bản cam kết đó không có dấu đỏ của WSS. Với lập luận này, ông Tú, Giám đốc pháp chế của WSS đã khẳng định rằng ?ocon dấu? công ty có giá trị pháp lý cao hơn ?ochữ ký? của người đại diện theo ủy quyền của công ty. Điều mà cho đến hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào của Việt Nam trong hệ thống pháp luật của mình quy định ?ocon dấu? có giá trị pháp lý cao hơn ?ochữ ký?. Có chăng, chỉ ở WSS, khi có vụ việc bất lợi xảy ra cho mình mới khẳng định như vậy.
    Rõ ràng rằng với các quy định pháp luật như vậy, thỏa thuận giữa ông Nguyễn và WSS không thể là thỏa thuận cá nhân như lập luận của ông Tú được. Còn với lập luận của WSS nêu trên, các nhà đầu tư tại WSS cần phải xem lại mình có nên tiếp tục tin tưởng hay thực hiện các giao dịch với WSS hay không kẻo WSS lại từ chối mọi giao dịch bất lợi cho họ với lý do người ký bản Thỏa thuận đăng ký giao dịch chứng khoán OTC không có thẩm quyền.

    Trách nhiệm thuộc về ai?

    Cùng với việc không thừa nhận tư cách của Giám đốc sàn OTC trong vụ việc liên quan đến nhà đầu tư, Lãnh đạo WSS còn không thừa nhận trách nhiệm của WSS trong cách hành xử nhân viên của mình với bên ngoài. Ông Phạm Đức Long, Phó Tổng Giám đốc WSS, cũng nói rằng: ?oHôm đó tôi kiểm tra nhân viên IT, nhân viên nghiệp vụ cũng cho biết là không ?otreo?. Ngoài ra, cũng phải thừa nhận là mấy anh em môi giới OTC nhiều khi cũng trả lời không được chuẩn nên nhà đầu tư lợi dụng những kẽ hở đó để phản ánh lại?.
    Nói như vậy, trong nhân viên của WSS đã có sự mâu thuẫn về lời khai đối với tình tiết có treo hay không treo bảng điện tử. Nhân viên IT, nhân viên nghiệp vụ thì cho rằng ?okhông cho treo? còn bản thân ông Nguyễn và ông Hưng (phụ trách kỹ thuật) thì thừa nhận. Phải chăng ở WSS có 2 bảng điện tử, một cho các nhà đầu tư giao dịch, một kiểm soát bên trong? Vấn đề này chỉ có thể được làm rõ khi các cơ quan chức năng vào cuộc và có kết luận.
    Tuy nhiên, câu trả lời của ông Long cho thấy chúng ta có thể nghi ngờ về việc ?otreo? hay ?okhông treo? bảng điện tử. Có lẽ vì thế mà khi nhà đầu tư đến ?oxin? sao kê các phiếu lệnh đã giao dịch, WSS đã không dám xác nhận bằng ?ocon dấu? của mình, trong khi đó là quyền của các nhà đầu tư và WSS phải có nghĩa vụ xác nhận các bản sao kê này. Nếu không có chuyện ?otreo? bảng điện tử, không có vấn đề gì trong việc khớp lệnh giao dịch thì tại sao WSS lại không dám ký và đóng dấu vào bảng sao kê. Vấn đề đó còn phải tiếp tục cần được làm rõ trong quy trình nhận lệnh, khớp lệnh của WSS. Một khi vụ việc phải nhờ cơ quan thứ 3 có thẩm quyền phán quyết, WSS từ bây giờ sẽ phải tìm đủ các chứng cứ để khẳng định các tình tiết của vụ việc để tránh quy định tại Khoản 2 Điều 80 Điều Bộ luật Tố tụng Dân sự về trường hợp các tình tiết không cần phải chứng minh khi một bên đương sự đã thừa nhận.
    Còn nữa, tính đến nay, kể từ ngày 4 nhà đầu tư nộp đơn khiếu nại đến WSS cũng đã xấp xỉ một tháng nhưng WSS vẫn chưa có bất cứ một động thái nào đề nghị được làm việc để giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng theo quy định của pháp luật theo như ông Long, Phó Tổng Giám đốc WSS nói: ?oĐây là vấn đề phức tạp, liên quan đến vấn đề con người, công nghệ. Chúng tôi sẽ cố gắng làm sao trong thời gian sớm nhất? Chúng tôi sẽ tiếp tục nghe ý kiến khách hàng để tìm ra những điểm hợp lý, bất hợp lý? và vấn đề cam kết bồi thường cho các nhà đầu tư vẫn phải tiếp tục ?ochờ đợi ý kiến và quyết định của lãnh đạo WSS?.
    Chẳng nhẽ, cách giải quyết của WSS là trì hoãn sự việc càng lâu càng tốt và từ chối trách nhiệm với chính những cam kết của mình.
  2. ngoanh08

    ngoanh08 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2009
    Đã được thích:
    0
    cướp tiền hợp pháp nhỉ

    Gửi lúc 17:13, 13/07/09Về đầu trang
    ngoanh08
    Thành viên tích cực


    ,Vietnam
    Thành viên từ 21:20, 13/06/09


    Hiện có 46
    Đã được 2 người bình chọn (3.00)

    [Gửi tin nhắn] [Gửi thư] [Thăm trang nhà của thành viên này]
    ID bài viết: 15513142


    Thứ Tư, ngày 22 tháng 7 năm 2009Trang chủ | Điều tra | Ý kiến | Tư vấn | Bình chọn Chữ nhỏ | Chữ toBẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Công ty Phố Wall nói gì khi NĐT đòi kiện?
    21/07/2009 10:58



    (VTC News) - "Cách tốt nhất mà họ cho rằng bị thiệt hại và cần bảo vệ là khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền. Công ty sẵn sàng theo kiện đến cùng".


    > 6 công ty chứng khoán bị phạt 110 triệu đồng

    > Hình sự hóa vi phạm chứng khoán: Rất khó kết tội

    > Không công bố thông tin, Sara bị phạt 20triệu đồng
    > Phạt 100 triệu đồng cá nhân thao túng chứng khoán

    Ông Phạm Đức Long, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán phố Wall khẳng định như vậy xung quanh sự việc hy hữu, nhà đầu tư "tố" công ty cố tình treo bảng điện tử, làm sập sàn OTC.


    "Giao dịch không thực hiện được chứ không phải treo"

    - Các nhà đầu tư (NĐT) phản ánh, phiên giao dịch buổi sáng 5/6, sàn treo bảng điện tử, khiến họ không thể giao dịch và bị thiệt hại hàng tỷ đồng, Phố Wall lý giải thế nào việc này, thưa ông?


    Đại diện Công ty chứng khoán Phố Wall khẳng định giao dịch không thực hiện được chứ không phải "treo" (Ảnh: HL)


    Mất 5 tỷ đồng vì "treo" bảng điện tử?

    Sự việc hy hữu được 4 nhà đầu tư (NĐT) đồng loạt phản ánh: Sáng 5/6/2009, tại sàn OTC thuộc Công ty cổ phần Chứng khoán Phố Wall- WSS (số 1 Lê Phụng Hiểu,Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra một sự cố về giao dịch phiên khớp lệnh mua và bán cổ phiếu MB.

    4 NĐT gồm Nguyễn Bá Phong, Đồng Thị Phương Thanh, Nguyễn Thanh Hải và Nguyễn Thị Thu Hà mở tài khoản và tham gia giao dịch tại sàn OTC của WSS.

    Theo phản ánh, NĐT Nguyễn Bá Phong là người phát hiện không thấy bảng điện tử thay đổi dữ liệu và được giải thích là mạng đang bị trục trặc kỹ thuật vào 9h15.. Lúc này, giao dịch trên mạng bị đình trệ, lệnh mua-bán của các nhà đầu tư bị từ chối. Sự việc này kéo dài đến 11h trưa.

    Theo ông Phong, việc dừng mạng giao dịch quá lâu nên ông Phong vào phòng máy Trung tâm và được ông hai ông Nguyễn Văn Hưng (Trưởng phòng Chứng khoán OTC) và ông Đoàn Trung Nguyễn (Giám đốc Sàn giao dịch CK OTC) giải thích đã chủ động cho dừng giao dịch để tránh việc cháy tài khoản của các nhà đầu tư trên sàn.

    Việc ngừng hoạt động của bảng điện tử đã khiến họ không thể mua vào được khi giá lên để cắt lỗ, gây thiệt hại gần 5 tỷ đồng.

    Vụ việc sau đó được ghi thành biên bản, trong đó, ông Đoàn Trung Nguyễn cam kết sẽ trả lại với giá 28 nghìn đồng/CP một tuần sau đó cho 4 NĐT. Cam kết sau đó đã không được thực hiện.

    Đầu tuần này, 4 NĐT cho biết sẽ khởi kiện.

    Sau khi có ý kiến phản ánh của NĐT, Công ty yêu cầu ông Đoàn Trung Nguyễn, Giám đốc sàn OTC làm tường trình sự việc. Ngoài ra, Công ty thành lập một đoàn kiểm tra do Giám đốc khối Pháp chế và Tuân thủ rủi ro làm trưởng đoàn, thành viên còn lại là giám đốc IT và kiểm soát nội bộ.

    Kết quả cho thấy, hoạt động IT ngày 5/6 vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, qua kiểm tra cũng có vấn đề, do hôm đó thị trường chứng khoán đang trên đà tăng điểm. Sàn HA, HO đều tăng kịch trần. Giao dịch cổ phiếu OTC cũng tăng nên người đặt bán với giá quá cao vì kỳ vọng còn gia tăng nữa.

    Trong khi đó, người mua rón rén. Dù cao như vậy cũng có một số giao dịch từ đầu giờ thì vẫn thực hiện được. Thế nhưng, về sau đặt bán quá cao khiến người mua chưa chấp nhận giá đó, nên giao dịch mua bán không thực hiện được. Tôi khẳng định, giao dịch không thực hiện được chứ không phải treo.
    Chính vì chuyện không giao dịch được, gây nên những khoản lỗ cho NĐT trước đây, đã trót bán rẻ nên không mua lại được sinh ra chuyện kiện tụng. Thắng hay thua là do NĐT quyết định mua bán với số lượng bao nhiêu, giá thế nào. Chúng tôi không can thiệp vào chuyện đó được. Nên bảo là chúng tôi cố tình treo bảng là hết sức vô lý.


    - Các NĐT nói, họ bị thiệt hại 5 tỷ đồng. Ông bình luận thế nào về con số này?

    - Theo tôi 5 tỷ này là khoản thua lỗ của NĐT. Họ đưa ra con số vu vơ mà không có chứng cứ gì cả.



    - Các sự cố treo bảng điện tử hay lỗi mạng khi giao dịch có hay xảy ra không, thưa ông?

    - Thực ra, ở Hà Nội cũng đã bị dừng (treo bảng điện tử - PV). Tôi không khẳng định là từ nay về sau có dừng hay không, còn hôm đó (5/6) thì không bị dừng. Trước đến nay, Phố Wall bị hay chưa tôi không nắm rõ. Tôi cho rằng, nếu có cũng chỉ trong thời gian ngắn.

    Giám đốc OTC không được giải quyết với đương sự

    - NĐT khẳng định việc "treo" bảng điện tử gây sập sàn OTC trong 2 giờ là có thật. Việc này dựa trên căn cứ là các biên bản ghi nhận vụ việc và cam kết mua lại giá CP vào thời điểm cuối ngày 4/6. Nếu không có chuyện này sao ông Đoàn Trung Nguyễn, lại ký vào các văn bản này, thưa ông?

    - Ngay sau khi sự cố xảy ra, Tổng GĐ đã yêu cầu ông ấy giải trình, còn việc giải quyết đã có đoàn kiểm tra làm rõ sự việc.


    Đoàn kiểm tra phải gặp NĐT phản ánh để tìm ra sự thật. Không ai giao quyền cho ông Nguyễn cả. Vì nghiệp vụ của ông ấy là ở dưới sàn OTC.

    Việc tự ý gặp gỡ NĐT nói chuyện này, chuyện kia không phải ý kiến chính thức của công ty. Công ty là một tổ chức, không phải ai muốn làm gì thì làm, nhất là trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kiện tụng, tranh chấp. Quan trọng là phải dựa trên kiểm tra rõ ràng.

    Về sau ông Nguyễn có nhận khuyết điểm. Đó cũng là cái sơ hở để NĐT tiếp tục kiện tụng. Ông Nguyễn có giải trình là có ký vào cam kết đó. Trước khi ký nói rõ với NĐT là sẽ nghe, tiếp thu và phản ánh với Công ty chứ không nhận trách nhiệm phải làm thế này, thế kia.

    - Như vậy, ông Nguyễn không được đại diện Công ty đứng ra thỏa thuận với các NĐT, thưa ông?
    - Không, chúng tôi chỉ giao cho ông ấy giải trình chuyện đó (treo bảng điện tử - PV). Còn chuyện kiểm tra, tiếp xúc, giải quyết với đương sự có đoàn kiểm tra, lãnh đạo Công ty.

    - Nhưng NĐT khẳng định, họ làm việc với ông Nguyễn dựa trên căn cứ ông này là người đại diện Công ty theo ủy quyền của TGĐ giao dịch với NĐT. Điều này ghi rất rõ trong văn bản thỏa thuận giao dịch chứng khoán OTC, thưa ông ?
    - Ông Nguyễn là người được giao ký hợp đồng với NĐT chứ không được toàn quyền trong việc giải quyết mọi việc. Hợp đồng của công ty với NĐT chỉ liên quan đến việc giao dịch. Không có chỗ nào nói, ông Nguyễn được quyền thay mặt công ty đứng ra xử lý các vấn đề kiện tụng với NĐT. Việc này không có giá trị pháp lý gì cả.

    - NĐT phản ánh ở đây có sự không minh bạch, vì ông Nguyễn sau đó đã cho NĐT Nguyễn Bá Phong chọn cho những lệnh bán rẻ nhất đang bị "treo" để được khớp lệnh mua 15.000 cổ phần MB (NHTMCP Quân Đội) theo giá thời điểm "treo" mạng là 29.820 đồng/cổ phần, thưa ông?


    - Đó là thỏa thuận hết sức tùy tiện, bừa bãi.

    - Tức là có thỏa thuận đó đúng không, thưa ông?

    - Tôi không phủ nhận giữa ông Nguyễn và NĐT có hay không chuyện đó. Ông Nguyễn lúc đầu có vòng vo nhưng về sau có lý giải.

    - Ông Nguyễn lý giải thế nào, thưa ông?

    - Ông Nguyễn lý giải, tin tưởng thị trường chứng khoán có sự điều chỉnh sẽ xuống dưới mức giá đó nên mua lại.

    "Tôi chả ngán gì cả"

    - NĐT nói sự việc vẫn "dậm chân tại chỗ". Trong hơn 1 tháng qua, giữa Công ty và NĐT đã có tiếp xúc để giải quyết vấn đề này chưa, thưa ông?

    - Chúng tôi có lập Đoàn thanh tra và giao Trưởng đoàn tiếp xúc gặp gỡ NĐT. Bản thân tôi cũng tiếp NĐT. Những lần đầu, NĐT có trình bày và đưa ra ý kiến... nhưng về sau họ tỏ ra bất hợp tác và yêu cầu phải có chủ tịch HĐQT, TGĐ. Chúng tôi thể hiện trách nhiệm bằng thành lập Đoàn kiểm tra, cử người tiếp NĐT... chỉ đạo, quán triệt làm đúng.

    - Hướng giải quyết vụ việc của Công ty với các NĐT thế nào, thưa ông?

    - Qua kiểm tra, công ty thấy không như NĐT phản ánh. Nếu chúng tôi sai, sẽ giải quyết và đảm bảo quyền lợi cho NĐT một cách thỏa đáng. Còn ngược lại, không thấy dấu hiệu vi phạm nào cả.

    - Không hài lòng với cách giải quyết của Công ty, các NĐT nói họ sẽ khởi kiện ra tòa. Phố Wall có bình luận gì không?

    - Cách tốt nhất mà họ cho rằng bị thiệt hại và cần bảo vệ là khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền. Tôi khẳng định, nếu NĐT quyết tâm kiện đến cùng, công ty sẵn sàng theo kiện đến cùng. Tôi chả ngán gì cả!

    Xin cảm ơn ông!


    Thương lượng hoặc khởi kiện

    Ngày 13/7 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có văn bản trả lời về việc các nhà đầu tư tố cáo Công ty Chứng khoán phố Wall (WSS) cố tình treo bảng điện tử để ngừng giao dịch cổ phiếu MB gây thiệt hại cho khách hàng.

    Theo văn bản này, giữa bà Thanh và Công ty Chứng khoán phố Wall có phát sinh tranh chấp trong hoạt động chứng khoán, UBCKNN yêu cầu hai bên giải quyết vụ việc trên tinh thần thương lượng hòa giải.

    Văn bản nêu rõ, trong trường hợp không thể thương lượng hòa giải, hai bên có thể tuân theo quy định tại khoản 2 điều 131 Luật Chứng khoán ?othẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại trọng tài hoặc tòa án được tiến hành theo quy định pháp luật?.

    Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 điều 132 Luật Chứng khoán,?o tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc tổn thất do hành vi vi phạm quy định của luật này và các luật khác có liên quan có quyền tự mình hoặc cùng với tổ chức, cá nhân bị thiệt hại khác tiến hành khởi kiện để yêu cầu tổ chức cá nhân gây ra thiệt hại phải bồi thường?.


    Hà Lan (thực hiện)
  3. TanNg

    TanNg Internet Proponent and Entrepreneur in heart Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Đã được thích:
    47
    Khoá topic với lý do: Ki?n cáo sang ch- khác
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này