Phía trước là bầu trời

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nguyenuong, 01/04/2012.

3013 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 02:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 2065 lượt đọc và 36 bài trả lời
  1. nguyenuong

    nguyenuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Buy and hold
    Câu nói này sẽ thường trực trong năm nay và cả năm sau nữa.
    Ai cũng hiểu là họ đang đứng trước một con sóng cực lớn kéo dài hàng năm thì không có lý do gì mà phải xoắn lên chen chúc nhau bán giá sàn cả.
    Phía trước đang là những ngày tươi sáng, tuy có mây đen vần vũ trước mặt nhưng chỉ là ngắn hạn mà thôi.
    Hàng loạt các khoản tiền cực lớn đang chờ chực tiến vào thị trường. Các định hướng vĩ mỗ ngày một rõ ràng hơn. Tiến trình cơ cấu nền kinh tế đã quay, cách cơ cấu thế nào thì giới đầu tư cũng đã được biết. Không có đổ vỡ là nguyên tắc hàng đầu.
    Vậy hãy đi trước một bước Buy and hold trong lúc trời vừa mới rạng.
    Chúc các bạn thành công !!!!!.
  2. Cuong_dolaUSD

    Cuong_dolaUSD Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    0
  3. stock113

    stock113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/07/2011
    Đã được thích:
    1
  4. taichinhtuvan

    taichinhtuvan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Đã được thích:
    4.203

    tớ thích lái máy bay bà già

    phía trước tôi và bà là bầu trời
  5. oracle_82

    oracle_82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    3.553
  6. taichinhtuvan

    taichinhtuvan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Đã được thích:
    4.203
  7. 4so9

    4so9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Đã được thích:
    443
    BUY từ từ khi điều chỉnh là tuyệt nhất ;))
  8. AUDI88

    AUDI88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/02/2011
    Đã được thích:
    1.355
    việc gì phải hold, buy dần bắt đầu từ.....t2 tuần sau nữa
  9. Versatile

    Versatile Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2012
    Đã được thích:
    2
    :-bd[r2)]
  10. nguyenuong

    nguyenuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Công ty chứng khoán dọn dẹp nội bộ để tiếp tục được... sống



    LUSONE size="medium">LUSONE>





    [​IMG]
    Trước áp lực không được “ốm”, nhiều CTCK buộc phải “dọn dẹp” danh mục tự doanh từ những năm trước và chấp nhận một khoản lỗ khủng.
    Kể từ 1/4/2012, các CTCK đứng trước áp lực bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đưa vào diện kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt, nếu không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính (ATTC) theo quy định tại Thông tư 226/2010/TT-BTC. Điều này đang tạo áp lực buộc các CTCK không được “ốm”.

    Vì ATTC, chấp nhận lỗ!
    Tìm hiểu của ĐTCK cho thấy, có một điều khá thú vị đằng sau khoản lỗ lớn trong năm ngoái của nhiều CTCK. Theo lãnh đạo các CTCK này, lỗ “khủng” một phần không nhỏ là hệ quả của việc phải cơ cấu lại tài sản, để đáp ứng chỉ tiêu ATTC theo Thông tư 226/2010/TT-BTC, có hiệu lực cách đây một năm.
    Mới đây, khi giải trình Sở GDCK Hà Nội về khoản lỗ gần 400 tỷ đồng trong năm 2011, một CTCK cho biết, riêng lỗ tự doanh lên đến trên 250 tỷ đồng, cao gấp đôi số lỗ năm 2010.
    Tổng giám đốc CTCK này chia sẻ, ngoài lý do năm ngoái TTCK diễn biến xấu, không thuận lợi cho tự doanh, thì một nguyên nhân quan trọng khiến công ty lỗ tự doanh lớn là phải bán bớt danh mục cổ phiếu đã mua trước đó, để đảm bảo chỉ tiêu ATTC. Khoản lỗ lớn trong năm ngoái thực chất là phải gánh thêm số lỗ tự doanh của các năm trước đó. Giải pháp hạch toán này tuy “đau”, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác, nếu không muốn rơi vào vào diện bị kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt.
    Ngoài “dọn dẹp” danh mục tài sản, cắt giảm nhân sự, chuyển trụ sở với chi phí rẻ hơn…, cũng là các biện pháp được nhiều CTCK áp dụng, nhằm giảm chi phí và rủi ro trong hoạt động, qua đó đưa chỉ tiêu ATTC về ngưỡng an toàn theo quy định.
    Theo ông Đoàn Đức Vịnh, Chủ tịch HĐQT CTCK Âu Việt (AVS), sau khi đóng cửa Chi nhánh Hà Nội, cùng với áp dụng một loạt giải pháp tiết giảm chi phí thường xuyên, cơ cấu lại tài sản…, lượng tiền mặt của AVS đã tăng lên đáng kể và hiện đạt trên 160 tỷ đồng. Các hoạt động kinh doanh đang được AVS triển khai thận trọng dựa trên hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ, nhằm duy trì tỷ lệ ATTC.
    Tổng giám đốc một CTCK là công ty con của một tập đoàn bất động sản chia sẻ, khi về đảm nhiệm cương vị điều hành CTCK đầu năm ngoái, nhiệm vụ số một mà HĐQT yêu cầu thực hiện không phải là gia tăng thị phần, cũng không phải đưa công ty sớm có lãi, mà là “dọn dẹp” tất cả các mặt hoạt động của công ty, nhằm tránh rơi vào tình trạng bị kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt. Sau gần một năm dồn sức lực và tiền của, nhiệm vụ này cơ bản đã hoàn thành. Mới đây, khi trực tiếp giải trình với UBCK về chỉ tiêu ATTC theo quy định tại Thông tư 226, công ty đã vượt qua được cuộc sát hạch này.
    “Dẫu vậy, Ban lãnh đạo công ty vẫn chưa hoàn toàn an tâm, nên quá trình tái cơ cấu công ty sao cho thường xuyên đảm bảo chỉ tiêu ATTC vẫn được đặt lên hàng đầu. Để tránh tạo áp lực cho việc tái cơ cấu, năm nay, công ty tiếp tục không đặt mục tiêu mở rộng hoạt động, đạt lợi nhuận cao…”, vị tổng giám đốc trên nói.
    Theo một số chuyên gia, ngay cả khi có áp lực của Thông tư 226, quá trình “dọn dẹp” nội bộ tại các CTCK không diễn ra nhanh gọn nếu TTCK vẫn dễ kiếm lời như hồi trước năm 2010. Thị trường trầm lắng kéo dài trong năm ngoái đã tạo cơ hội cho các CTCK tự chỉnh đốn sức khỏe tài chính, cơ cấu lại hoạt động theo hướng lành mạnh để tiếp tục “sống” với thị trường.
    Một số bất cập
    Đại diện một số CTCK cho biết, sau một năm thực hiện báo cáo UBCK về chỉ tiêu ATTC, Thông tư 226 đã bộc lộ một số bất hợp lý, nên Bộ Tài chính và UBCK cần xem xét, điều chỉnh để các CTCK tuân thủ tốt hơn. Bất hợp lý chủ yếu bộc lộ qua tỷ lệ xác định hệ số rủi ro thị trường của một số loại tài sản.
    Ông Nguyễn Thế Minh, Tổng giám đốc CTCK Maritime Bank dẫn chứng, theo quy định tại Thông tư 226 thì cổ phiếu niêm yết trên HOSE có hệ số rủi ro thị trường là 10%, trong khi cổ phiếu của các công ty đại chúng khác lên tới 50% là chưa thật hợp lý. Nhìn chung cổ phiếu OTC kém thanh khoản so với cổ phiếu niêm yết, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều như vậy. Điều quan trọng hơn là cơ hội kiếm lời khi đầu tư vào cổ phiếu OTC đối với CTCK trong nhiều trường hợp tốt hơn nhiều so với đầu tư vào cổ phiếu niêm yết. Bởi vậy, hệ số rủi ro thị trường của cổ phiếu OTC lên tới 50% là cao, cần xem xét điều chỉnh cho hợp lý hơn.
    Theo Tân Văn
    ĐTCK
    Không chỉ nhà đầu tư là thua lỗ nặng, các công ty chứng khoán, các quỹ, các tổ chức cũng chết xặc, mà đau nhất lại là chết trong đúng ngành nghề kinh doanh của mình.

Chia sẻ trang này