Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh : Chính phủ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 12_con_giap, 23/03/2011.

3608 người đang online, trong đó có 133 thành viên. 07:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1247 lượt đọc và 25 bài trả lời
  1. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ: Sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa


    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (0)


    ANH MINH


    [​IMG] Chất lượng tín dụng là vấn đề được Chính phủ “đặc biệt quan tâm” trong thời gian tới.
    Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và chính sách tài khóa thắt chặt là những giải pháp chủ yếu trong điều hành kinh tế sắp tới
    Báo cáo của Chính phủ do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trình bày tại Quốc hội sáng nay nhấn mạnh, trong điều hành kinh tế vĩ mô sắp tới, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và chính sách tài khóa thắt chặt, đặc biệt là cắt giảm đầu tư công và giảm bội chi ngân sách.

    Đồng thời, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng sẽ được phối hợp hài hóa để giảm tốc độ tăng tổng cầu bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, thắt chặt chi tiêu công để từng bước giảm sức ép lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá, kiểm soát thị trường ngoại tệ và thị trường vàng.

    Báo cáo nhấn mạnh rằng năm nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng phải “giữ” ở mức dưới 20%, trong khi tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15-16%. Tuy nhiên, Chính phủ cũng sẽ bảo đảm việc bố trí vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Đối với các lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt là bất động sản và chứng khoán, chủ trương chung là giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng.

    Về chính sách đối với thị trường ngoại hối, Chính phủ sẽ tăng cường quản lý để bình ổn thị trường, qua đó đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối.

    Chất lượng tín dụng cũng là vấn đề được Chính phủ “đặc biệt quan tâm” trong thời gian tới. Theo đó, sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định về an toàn tín dụng, ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

    Đối với chính sách tài khóa, một mặt Chính phủ sẽ phấn đấu tăng thu ngân sách khoảng 7-8% so với dự toán đã được Quốc hội thông qua, đồng thời sẽ rà soát, sắp xếp lại chi thường xuyên để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên trong 9 tháng còn lại của năm 2011.

    Bội chi ngân sách, một trong những vấn đề “nóng” hiện nay, được Chính phủ xác định là một nội dung quan trọng trong điều hành, theo đó, năm nay sẽ giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP.

    Chính phủ cũng tập trung giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn. Đồng thời, Chính phủ sẽ rà soát lại nợ của Chính phủ, nợ quốc gia, không mở rộng đối tượng được Chính phủ bảo lãnh vay vốn.

    Đối với đầu tư công, Chính phủ đã quyết định sẽ cắt giảm tối thiểu 10% lượng vốn theo kế hoạch tín dụng đầu tư từ ngân sách của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương không ứng trước, không kéo dài thời gian sử dụng vốn, chưa khởi công các công trình, dự án mới dùng vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ.

    Đối với các dự án đã triển khai, Chính phủ sẽ kiểm tra, rà soát toàn bộ để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng cần được hoàn thành trong năm 2011. Trong khi đó, đối với các dự án đầu tư kém hiệu quả, dàn trải, Chính phủ sẽ xem xét việc loại bỏ, kể cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
  2. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    VietBank tăng lãi suất không kỳ hạn VND


    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (0)


    [​IMG]
    Lãi suất tiền gửi thanh toán không kỳ hạn dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại VietBank là 6%/năm.


    NGỌC TÚ
    11:56 (GMT+7) - Thứ Tư, 23/3/2011

    Hôm nay (23/3), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) thông báo tăng lãi suất không kỳ hạn VND

    Hôm nay (23/3), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) thông báo tăng lãi suất không kỳ hạn VND.

    Theo đó, từ ngày 23/3/2011, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn VND tại VietBank được điều chỉnh tăng 2,4%/năm.

    Cụ thể, mức lãi suất tiền gửi thanh toán không kỳ hạn dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng này là 6%/năm. Với mức tăng này VietBank là một trong những ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn VND cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

    Đối với các sản phẩm huy động tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tuần đến 36 tháng tại VietBank, mức lãi suất cao nhất hiện nay là 14%/năm.
  3. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    “Đại gia” ngân hàng đang thực hiện Nghị quyết 11 thế nào?


    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (0)


    [​IMG]
    BIDV đã thông qua kế hoạch “an sinh xã hội” trong 3 năm 2011 - 2013 với tổng giá trị 700 tỷ đồng.


    NGUYỄN HOÀI
    21:04 (GMT+7) - Thứ Sáu, 18/3/2011

    Đã ba tuần từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP, nhưng phần lớn ngân hàng thương mại vẫn còn im ắng

    Đã ba tuần từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nhưng phần lớn ngân hàng thương mại vẫn còn im ắng, ngoại trừ một số ngân hàng lớn công bố kế hoạch thực hiện.

    Ngày 15/3 vừa qua, Chính phủ đã nghe báo cáo tình hình triển khai Nghị Quyết 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011. Đối với ngành ngân hàng, ngoài những thông điệp được gửi đi từ Ngân hàng Nhà nước như Chỉ thị 01/CT-NHNN thì mới có hai ngân hàng lớn là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) tích cực tham gia.

    Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, phải có nguồn vốn thì mới đáp ứng yêu cầu phục vụ tín dụng cho các đối tượng mà Chính phủ rất quan tâm hiện nay. Vì thế, ngân hàng này đặt ra chỉ tiêu: huy động vốn tăng 23% (số tuyệt đối tăng thêm khoảng 61.500 tỷ đồng), trong đó, tăng trưởng huy động vốn VND là 25%, ngoại tệ là 8%.

    Đối với tín dụng, mức tăng trưởng tín dụng không quá 19%, doanh số cho vay phát sinh trong kỳ khoảng 540 nghìn tỷ đồng; điều hành chính sách tín dụng theo nguyên tắc: tín dụng đi liền với huy động, kiểm soát chặt chất lượng tín dụng.

    Đối tượng vay vốn được tập trung cho sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án trọng điểm nhà nước, các dự án của các doanh nghiệp tạo lập cân đối vĩ mô với tỷ trọng từ 85% - 87%/tổng dư nợ; tín dụng phi sản xuất: bất động sản (kể cả công trình hạ tầng) dưới 9%/tổng dư nợ, chứng khoán chỉ 0,5%/tổng dư nợ; cho vay xuất khẩu đạt 5%/tổng dư nợ, gấp gần 2 lần 2010, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tương đương 165 nghìn - 170 nghìn tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với 2010, tương ứng 20%/tổng dư nợ.

    Đối với cho vay ngoại tệ, BIDV dự kiến chỉ cho vay 20%/tổng dư nợ để dành cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu và doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ.

    Trong khi đó, Phó tổng giám đốc VietinBank Lê Đức Thọ cho biết, ngay từ đầu năm, khi nhận được tín hiệu phát đi từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh theo hướng này.

    Trước hết, yêu cầu đầu tiên là tập trung huy động vốn thông qua nhiều sản phẩm cạnh tranh để thu hút nguồn vốn trong nước; đồng thời hoàn thiện các thủ tục để tăng vốn điều lệ từ các cổ đông nước ngoài. Ngày 10/3 vừa qua, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đã chuyển xong toàn bộ số tiền mua cổ phần, đưa vốn điều lệ của VietinBank lên 16.858 tỷ đồng, tăng 11,1% so với mức công bố cách đây hơn 4 tháng.

    Tiếp đó, VietinBank cho biết đang gấp rút hoàn thành hồ sơ đề xuất Chính phủ và Bộ Tài chính phát hành trái phiếu quốc tế trị giá từ 500 triệu - 1 tỷ USD. “Chúng tôi hiện đang có nhiều dự án trọng điểm cấp quốc gia như lọc hóa dầu, thủy điện, bưu chính viễn thông, dự án hạ tầng nếu không huy động vốn ngoại, sẽ rất khó đáp ứng”, ông Thọ nói.

    Ngoài ra, trong kế hoạch tín dụng, VietinBank cũng cơ cấu lại danh mục cho vay phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước như: cho vay xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp phụ trợ, giảm nghèo… Tỷ trọng các chương trình này chiếm khoảng 40% - 50%/tổng dư nợ trên tổng dư nợ hàng năm khoảng 200 nghìn tỷ đồng.

    Đặc biệt, với tín dụng phi sản xuất, VietinBank chỉ cho phép chiếm 8% - 9%/tổng dư nợ so với mức 16% mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.

    Cũng theo ông Thọ, mặc dù trong hệ thống ngân hàng đã có Agribank và Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay nông thôn và hộ nghèo, nhưng ngân hàng này vẫn dành một tỷ trọng tín dụng thích hợp cho vay hộ nghèo và kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội.

    Còn đối với BIDV, ngay từ đầu 2011, ngân hàng này đã thông qua kế hoạch “an sinh xã hội” trong 3 năm 2011 - 2013 với tổng giá trị 700 tỷ đồng (đã bao gồm 186 tỷ đồng chuyển tiếp từ kế hoạch an sinh trước đây).

    Trong khi các ngân hàng lớn công bố các kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11 và Chỉ thị 01 và một vài ngân hàng khác như LienVietBank khá tích cực triển khai hoạt động an sinh xã hội thì phần lớn ngân hàng thương mại cổ phần khác chưa thấy động tĩnh gì. Ngoại trừ hai chỉ tiêu khiến họ lo lắng nhất hiện nay là mất khoảng 3% chỉ tiêu tín dụng để kiểm chế lạm phát và tỷ trọng tín dụng phi sản xuất bị thu hẹp dưới 16% nhằm tập trung vốn cho sản xuất hàng hóa.
  4. nqh1502

    nqh1502 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2010
    Đã được thích:
    15
  5. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Tăng trưởng tín dụng quý 1/2011 cao hơn cùng kỳ 2010?

    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (0)


    DIỆU HƯƠNG
    19/03/2011 11:08 (GMT+7)

    [​IMG] Dù là so con số của Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng tín dụng quý 1/2011 nhiều khả năng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
    Tính đến ngày 10/3/2011, tổng dư nợ tín dụng tăng 3,68% và tổng phương tiện thanh toán tăng 1,7% so với 31/12/2010
    “Tính đến ngày 10/3/2011, tổng dư nợ tín dụng tăng 3,68% và tổng phương tiện thanh toán tăng 1,7% so với 31/12/2010", báo cáo tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các địa phương ngày 18/3/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

    Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, tổng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến 31/3/2010 ước tăng 2,95% so với tháng 12/2009.

    Về con số tăng trưởng tín dụng quý 1/2010, sau này Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu “đính chính” lại: quý 1/2010, dư nợ tín dụng tăng 3,34% so với cuối năm 2009. Nhưng dù là so với con số của Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng tín dụng quý 1 năm nay nhiều khả năng sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

    Tuy nhiên, với tốc độ tính đến ngày 10/3 nói trên, báo cáo cho rằng "với tiến độ này có thể kiểm soát tốc độ tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán đã được đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP".

    Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý 1/2011, lãi suất huy động từ 16-17%/năm đã giảm xuống 13-14%/năm, tạo điều kiện để có thể giảm lãi suất cho vay.

    Về thị trường ngoại hối, bộ này nhận định kinh doanh thu đổi ngoại tệ bước đầu đã lập lại trật tự theo các qui định của pháp luật. “Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do được xóa bỏ, đồng thời với việc điều chỉnh linh hoạt tỷ giá đã có tác dụng tích cực: số ngoại tệ thu đổi, gửi tại các ngân hàng thương mại tăng nhanh. Tỷ giá giao dịch ổn định hơn và giảm nhiều so với trước”, báo cáo cho biết.

    Bên cạnh đó, thị trường mua bán vàng miếng đang dần ổn định trở lại, giá vàng có giảm so với trước và dao động theo giá vàng thế giới.

    Tại phần giải pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định cần tăng cường kiểm soát tổng dư nợ tín dụng, giảm cung tiền để giảm tổng phương tiện thanh toán, giảm tổng cầu để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm dưới 20% và tăng tổng phương tiện thanh toán 15-16%.

    Quan điểm của bộ này là kiên quyết xóa bỏ kinh doanh ngoại tệ trái phép; thực hiện mua bán, thu đổi ngoại tệ qua ngân hàng, giảm cho vay bằng ngoại tệ; khắc phục tình trạng cho vay ngoại tệ để đổi ra tiền Việt Nam hưởng chênh lệch lãi suất (giữa lãi suất ngoại tệ và lãi suất nội tệ); bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và nhu cầu ngoại tệ chính đáng của người dân.
  6. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thứ Tư, 23/03/2011 | 16:53

    Phản hồi: 0 | A A A


    Tuần 12-18/03: Lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ


    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=31625
    (*********) - Thông tin nhanh về hoạt động ngân hàng trong tuần từ 12-18/03, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, mặt bằng lãi suất bình quân bằng VND có xu hướng tăng nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn so với tuần trước và mức tăng từ 0.02% đến 0.44%. Riêng kỳ hạn 2 tuần và không kỳ hạn giảm nhẹ, với mức giảm lần lượt 0.38% và 0.22%.
    Lãi suất bình quân qua đêm và 1 tuần tiếp tục tăng và vẫn đứng ở mức cao (đây là 2 kỳ hạn có doanh số lớn nhất). Cụ thể, lãi suất bình quân qua đêm ở mức 13.47%/năm, tăng 0.08% so với tuần trước; lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tuần hiện ở mức 13.29%/năm, tăng 0.01% so với tuần trước. Lãi suất các kỳ hạn đều dao động quanh mức 13%-13.5%/năm.
    Với các giao dịch bằng USD, lãi suất giao dịch bình quân lại có xu hướng giảm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống; trong đó lãi suất kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng giảm tương đối với các mức giảm lần lượt là 0.55% và 0.68%.
    Trong khi đó lãi suất ở các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên lại tăng so với mức bình quân tuần trước. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tăng mạnh.
    Riêng lãi suất bình quân qua đêm vẫn tiếp tục tăng so với bình quân kỳ trước, hiện ở mức 0.41%/năm, tăng 0.03%/năm; các kỳ hạn còn lại dao động từ 0.6% đến 4.4%/năm.
    Lãi suất cho vay ổn định
    Lãi suất cho vay VND đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 16-18%/năm; đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 18-22%/năm.
    Bên cạnh đó, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu phổ biến ở mức 14.5%/năm.
    Riêng lãi suất huy động phổ biến ở mức 13.5-14%/năm.
    Với lãi suất bằng USD, NHNN cho biết, trong tuần, một số NHTM (Eximbank, Kienlong Bank, Vietinbank, PGBank) đã điều chỉnh giảm 0.3-0.5%/năm tập trung ở các kỳ hạn dưới 12 tháng. Hiện tại, lãi suất tiết kiệm USD phổ biến ở mức không kỳ hạn từ 0.2-0.5%/năm; dưới 12 tháng từ 4.2-5/8%/năm và trên 12 tháng là 4.5-6.0%.
    Ngoài ra, lãi suất cho vay bằng USD phổ biến ở mức 6-7.5%/năm đối với ngắn hạn, 7-8.5%/năm đối với trung và dài hạn.
    Viết Vinh

  7. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    ‘Sóng ngầm’ lãi suất tiền đồng

    Bảng niêm yết lãi suất tiết kiệm của hầu hết các ngân hàng lớn nhỏ đều ở mức 14% một năm cho kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng, nhưng trên thị trường liên ngân hàng lại đang nổi sóng.
    Ngân hàng Công thương Việt Nam – đơn vị thường không dẫn đầu về lãi suất tiết kiệm tiền đồng, đang để lãi suất các kỳ hạn từ 1-12 tháng ở 14% một năm như các nhà băng nhỏ. Đây cũng là mức chung với hầu hết các ngân hàng lớn nhỏ trên thị trường đang áp dụng.
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=31239Tất cả các ngân hàng hiện phải huy động tiết kiệm với lãi suất 14% một năm
    Ở giai đoạn thị trường tiền tệ hoạt động bình thường, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dài sẽ cao hơn kỳ hạn ngắn; nhưng trong giai đoạn khó khăn về khả năng thanh toán, các nhà băng sẽ huy động kỳ hạn ngắn cao. Còn hiện nay, các kỳ hạn từ 1-12 tháng đều tuân thủ theo mức trần tối đa là 14% một năm mà Ngân hàng Nhà nước quy định.
    Ông Phan Đào Vũ, Tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Bảo Việt cho biết, trong những giai đoạn đặc biệt, việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng những biện pháp mang tính hành chính để quản lý thị trường là cần thiết.
    Theo chuyên gia này, trong cả trường hợp lạm phát năm 2011 lên tới 10-12%, thì mức lãi suất 14% đã đảm bảo thực dương cho người gửi tiền. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, việc để lãi suất tăng quá cao sẽ không tốt. Ông này cho biết, nhiều nước trên thế giới còn có tỷ lệ lãi suất thực âm đối với tiền gửi chứ không có mức thực dương lớn như ở Việt Nam.
    Đồng tình với ý kiến cho rằng không nên để lãi suất tăng quá cao nhưng tổng giám đốc một nhà băng cổ phần cho rằng, nếu cùng huy động ở một mức lãi suất thì tổ chức tín dụng nhỏ sẽ không thể cạnh tranh được với ngân hàng lớn bởi uy tín và mạng lưới đều không bằng. Ông này nói vui: “Để giúp ngân hàng nhỏ huy động được thì cần phải có thêm một biện pháp là yêu cầu người gửi tiền không được tập trung gửi vào nhà băng lớn”.
    Trước khi có thông tư quy định về mức trần lãi suất huy động 14% một năm với tiền đồng, nhiều tổ chức tín dụng còn lách luật để huy động với mức cao hơn bằng các biện pháp khuyến mại. Kể từ khi có quy định rõ ràng về mức 14% sẽ không được kèm khuyến mại, cộng với việc xử lý 2 nhà băng vi phạm quy định, các ngân hàng đều ngại việc lách luật.
    Khi khó huy động từ dân cư, một số nhà băng đã tìm tới thị trường liên ngân hàng. Nguồn tin từ một nhà băng cổ phần cho biết, trong nhiều ngày gần đây, mức lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã vượt mức 20% một năm. Tuy nhiên, các mức lãi suất báo cáo vẫn chỉ ở mức 14% một năm dù thị trường liên ngân hàng không phải chịu các ràng buộc chặt chẽ như tiền gửi từ dân cư.
    Vị lãnh đạo nhà băng này cho biết: “Ai cũng hiểu là nếu thiếu vốn để thanh toán thì phải vay ở một nơi nào đó, nếu không là dân cư thì phải là doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính. Khi mình huy động 14% mà không được thì chắc chắn phải vay người khác với lãi suất cao hơn chứ không thể ngồi yên”. Ông này bổ sung thêm, khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục giữ ở mức cao, “sóng ngầm” sẽ lan sang huy động tiết kiệm từ dân cư.
    Ngân hàng Nhà nước cho biết, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong tuần từ 5-11/3 chủ yếu là kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần), đặc biệt là giao dịch qua đêm, với tổng doanh số giao dịch 2 kỳ hạn này chiếm 74,7% tổng doanh số. Mức lãi suất qua đêm tiền đồng được báo cáo là 13,38% một năm. Tuần trước đó (từ 26/2-4/3), giao dịch cũng tập trung vào kỳ hạn ngắn với tỷ lệ giao dịch qua đêm là 46,6% với mức lãi suất trung bình 12,48% một năm.
    Tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ đến ngày 9/3/2011 bình quân đạt khoảng 22.944 tỷ đồng và 685 triệu USD mỗi ngày, lần lượt tăng 17% và 9% so với tuần trước đó.
    Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này có ghi nhận việc tăng vay mượn giữa các nhà băng trên thị trường liên ngân hàng trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, ông này đánh giá tình hình thị trường bình thường và mọi việc vẫn trong vòng kiểm soát. “Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng lên cao sẽ là một nhân tố khiến tăng trưởng tín dụng giữ ở mức hợp lý hơn”, ông này nói.
    Hoàng Ly
    vnexpress
  8. 12_con_giap

    12_con_giap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thực phẩm thêm đợt tăng giá mới



    Sau đợt tăng giá sau Tết, thực phẩm tại hai TP lớn là Hà Nội và TPHCM giảm nhẹ nhưng nay lại bước vào đợt tăng giá mới.

    like code
    Tôi theo chân chị Ngô Thị Lý (Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy) đi chợ Nhà Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội). Cầm 200.000 đồng chị Lý dự tính mua đồ ăn cho hai bữa cơm gia đình với 4 người. Nhưng mới chỉ dừng lại tại cửa hàng thịt và rau, chị đã tiêu gần hết số tiền.
    “Một cân thịt ba chỉ bây giờ đã lên tới 90.000 đồng (tăng 15.000 đồng/kg), ngang ngửa với thịt thăn hồi đầu tháng, rau muống 7.000 đồng/mớ, bắp cải 15.000 đồng/cân. Không biết số tiền còn lại có đủ mua cho bữa chiều” - chị Lý nói.
    Chị Lý cho biết: “Nếu giá cả thực phẩm cứ leo thang thế này có khi tôi phải chuyển sang đi chợ sáng sớm tại các chợ đầu mối hoặc chợ chiều thì may ra mới rẻ hơn chút ít”.
    Một tiểu thương bán thịt tại chợ Nhà Xanh cho biết: “Giá thịt lò giao tăng hơn 10 ngàn đồng/kg nên chúng tôi buộc phải tăng giá từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng cho mỗi cân thịt tùy loại. Giá xăng tăng khiến khâu vận chuyển tăng, điện tăng chi phí giết mổ tại lò cũng tăng. Những chi phí đó đội giá thịt lợn ngoài chợ. Chúng tôi cũng không muốn tăng giá, vì mỗi lần tăng ế ẩm lắm”.
    [​IMG]

    Giá thịt lợn tăng từ 10 đến 20 ngàn đồng/kg, so với đầu tháng (Ảnh: Tiền phong)
    Chạy theo giá thịt lợn, giá các loại thực phẩm khác như gà ta, cá, hải sản tại các chợ Hà Nội đều tăng từ 10.000-20.000 đồng/kg.
    TPHCM: Giá thịt bò tăng mạnh nhất
    Tại hầu khắp các chợ trên địa bàn TPHCM, các mặt hàng thực phẩm đã thiết lập mặt bằng giá mới. Tại chợ Nguyễn Thái Bình (quận 1), thịt ba rọi có giá 85.000 đồng/kg, sườn non 102.000 đồng/kg, thịt nạc đùi 88.000 đồng/kg, tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg; hàng thịt bò, mức tăng từ 20.000 - 40.000 đồng/kg.
    Giá các loại thịt gia cầm cũng có mức tăng rất mạnh. Tại chợ Tân Sơn Nhất (quận Gò Vấp), gà Tam Hoàng giá tăng 4.000 đồng/kg, vịt làm sẵn tăng 6.000 đồng/kg, gà ta làm sẵn cũng tăng thêm 10.000 đồng mỗi ký, đưa giá của mỗi ký gà này lên mức 150.000 đồng.
    Chị Hạnh - nhà ở quận 7 cho biết: “Co.op Mart bán 1 ký khoai tây chỉ 15.000 đồng, trong khi ngoài chợ tới gần 30.000 đồng, cá mó cũng chỉ 50.000 đồng/kg, còn ngoài chợ tới gần 60.000 đồng”.
  9. tegiacbanme

    tegiacbanme Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Thay vì đưa tin, bác hãy tập trung vào phân tích tin để định hình bức tranh tương lai thì mới hy vọng trở thành chim lợn giỏi được.
    Chúc bác sớm thành công
  10. huyhoangvtu

    huyhoangvtu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    40
    Thắt cái con khỉ, tiền vẫn lẩn khuất đâu đây chực chờ ổng lơ là cái là bung ra, lạm phát phi mã. Nói thì ngon nhưng nhìn giá cả TT chỉ có tăng tăng tăng, càng ngày càng tăng ác, càng nói chống càng tăng ác.

Chia sẻ trang này