Phố Wall: Chỉ còn khái niệm... ??orơi tự do???!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi qcnick90, 02/12/2008.

7295 người đang online, trong đó có 1211 thành viên. 11:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 199 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. qcnick90

    qcnick90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    174
    Phố Wall: Chỉ còn khái niệm... ?orơi tự do?!

    Ngày 1/12, loạt tin xấu đẩy chứng khoán Mỹ mất trên 8% và trở thành ngày giảm điểm lớn thứ hai trong năm.

    Hôm thứ Hai, Viện quản lý nguồn cung (ISM) thông báo, chỉ số ngành công nghiệp ở Mỹ trong tháng 11 đã giảm xuống 36,2 điểm, từ 38,9 điểm trong tháng 10, mức thấp nhất kể từ năm 1982.

    Như vậy, bức tranh kinh tế Mỹ đã dần dần lộ ra những mảng tối khi hàng loạt tin tức không mấy sáng sủa đã được công bố như doanh số bản lẻ suy giảm, số đơn đặt hàng lâu bền sụt giảm mạnh, sản xuất công nghiệp đi xuống... Và khi những khó khăn đó lộ diện thì tình trạng thất nghiệp cũng sẽ tiếp tục gia tăng, thu nhập của người dân cũng vì thế mà giảm theo.

    Chỉ số S&P 500 giảm gần 9%

    Liên quan đến Citigroup, Quỹ đầu tư về cơ sở hạ tầng của tập đoàn này cho biết vừa mua lại bộ phận kinh doanh đường cao tốc (Itinere) của tập đoàn xây dựng Tây Ban Nha - Sacyr Vallehermoso với giá 7,887 tỷ Euro (10,2 tỷ USD).

    Liên quan đến ba nhà sản xuất ôtô lớn nhất ở Mỹ, các nhà sản xuất Ford, General Motors và Chrysler hiện đang nỗ lực tìm sự hậu thuẫn từ Chính phủ Liên bang nhằm ứng cứu ngành này thoát khỏi nguy cơ phá sản. Theo lịch trình, ba hãng này sẽ cùng trình lên Quốc hội Mỹ một kế hoạch hỗ trợ vào ngày 2/12 và kết quả sẽ được công bố vào cuối tuần này.

    Trong một động thái mới nhất tự ứng cứu mình, nhà sản xuất xe ôtô Ford đã cho biết về khả năng hãng sẽ bán hãng xe Volvo để tái cấu trúc hoạt động kinh doanh nhằm tránh một sự đổ vỡ có thể xảy ra.

    Chứng khoán Mỹ đã sụt giảm trong ngày giao dịch đầu tháng 12 sau khi có 5 ngày tăng điểm mạnh nhất trong 75 năm qua. Trước khi thị trường bắt đầu giao dịch (chỉ số tương lai của Dow Jones, S&P 500 đều thấp hơn 2% so với phiên trước đó), giới phân tích đã nhận định về một phiên điều chỉnh giảm sau khi thị trường đã tăng 17% trong 5 ngày trước đó.

    Tuy nhiên, điều không ngờ đã đến khi loạt tin xấu bất ngờ ập tới khiến thị trường rúng động, không còn đơn thuần là một phiên điều chỉnh giảm nữa bởi biên độ giảm của các chỉ số đã đi quá xa với sức chịu đựng của giới đầu tư cũng như đi quá xa với biên độ thường thấy ở Phố Wall.

    Trước tiên, tổ chứng nghiên cứu phi lợi nhuận ?oNational Bureau of Economic Research - NBER? vừa công bố báo cáo cho biết nền kinh tế Mỹ đã bước vào suy thoái ngay từ tháng 12/2007, kết thúc một thời kỳ 73 tháng tăng trưởng trước đó. NBER cũng đưa ra nhận định kinh tế Mỹ sẽ tồi tệ hơn trong năm 2008.

    Cùng đó, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ông Chairman Ben đã thừa nhận, kinh tế Mỹ vẫn trong khốn khó trước nhiều khó khăn phải đương đầu.

    Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chính ở Mỹ từ 30/10 đến ngày 1/12

    Thị trường mở cửa ở mức thấp hơn phiên giao dịch trước hơn 2,5% và đà giảm liên tục được duy trì, biên độ giảm ngày một tăng khi Viện Quản lý nguồn cung công bố về sự sụt giảm của chỉ số ngành sản xuất ở Mỹ.

    Mặc dù thị trường đã giảm sâu nhưng những đợt điều chỉnh tăng trong ngày giao dịch trở nên yếu ớt trước nỗ lực bán tháo cổ phiếu của giới đầu tư. Quan sát trên thị trường có thể nhận thấy, những đợt phục hồi của chỉ số Dow Jones chỉ dưới 50 điểm.

    Bất ngờ đã đến khi vào lúc 14 giờ (giờ địa phương), cả ba chỉ số chính đều nhanh chóng gia tăng tốc độ giảm điểm, một sự trượt dốc kéo chỉ số Dow Jones rơi từ 8.450 điểm xuống 8.150 điểm, còn chỉ số S&P 500 tụt từ gần 850 điểm xuống dưới ngưỡng 820 điểm.

    Cổ phiếu bị bán tháo mạnh nhất và giảm điểm lớn nhất là khối tài chính khi chỉ số S&P Tài chính giảm tới 17%, trong đó Citigroup giảm 22,2% xuống 6,45 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Bank of America trượt 21%, Goldman Sachs trượt 16,75%, cổ phiếu Morgan Stanley mất 23,05%, JPMorgan Chase hạ 17,5%...

    Điểm qua kết giao dịch ngày 1/12: Chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm 679,95 điểm, tương đương -7,7%, đóng cửa ở mức 8.149,09.

    Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 137,5 điểm, tương đương -8,95%, chốt ở mức 1.398,07.

    Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 80,03 điểm, tương đương -8,93%, đóng cửa ở mức 816,21.

    Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,64 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,99 tỷ cổ phiếu, thị trường có có 6 mã xuống điểm thì có 1 mã lên điểm.

Chia sẻ trang này