Phố Wall ??ogục ngã??? trước làn sóng bán tháo cổ phiếu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi qcnick90, 18/11/2008.

3208 người đang online, trong đó có 349 thành viên. 19:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 655 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. qcnick90

    qcnick90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    174
    Phố Wall ?ogục ngã? trước làn sóng bán tháo cổ phiếu

    Ngày 17/11, một đợt bán tháo chóng vánh cổ phiếu khối tài chính đã đẩy chứng khoán Mỹ tiếp tục đi xuống.

    Chỉ số S&P 500 trong vùng nguy hiểm

    Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 17/11 đã giảm 2,09 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 54,95 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 29/1/2007.

    Ngày 17/11, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh tế Mỹ vừa công bố kết quả thăm dò ý kiến của 50 chuyên gia kinh tế uy tín - kết quả cho thấy, GDP của Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng âm 2,6% trong quý 4/2008 và tiếp tục tăng trưởng âm 1,3% trong quý 1/2009. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có thể sẽ tăng lên 7,5% trong quý 3/2009.

    Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết, sản lượng công nghiệp ở nước này đã tăng 1,3% trong tháng Mười, mức tăng này cao hơn 0,2% so với dự báo giới phân tích đưa ra trước đó. Như vậy, sản xuất công nghiệp ở Mỹ đã phục hồi trở lại sau khi giảm kỷ lục - 3,7% trong tháng Chín.

    Thông tin đáng chú ý khác, Citigroup vừa cho biết họ đã lên kế hoạch cắt giảm 53.000 việc làm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong 9 tháng năm 2008, ngân hàng này cũng đã cắt giảm 23.000 việc làm.

    Trước thông tin này, cổ phiếu của Citigroup đã giảm 6,62%, còn 8,89 USD/cổ phiếu.

    Trong một động thái mới nhất liên quan đến việc giải ngân gói hỗ trợ 700 tỷ USD, Bộ Tài chính Mỹ cho biết đã bơm thêm 33,56 tỷ USD vào 21 ngân hàng, nâng tổng số tiền mà Bộ này đã rót vào ngân hàng lên 148,6 tỷ USD. Đổi lại, Bộ Tài chính sẽ được nhận cổ phiếu ưu đãi như là một phần cam kết của gói giải cứu ngành tài chính được đề ra trước đó.

    Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm do lo ngại về sự suy giảm của kinh tế toàn cầu sau khi Nhật công bố GDP tăng trưởng âm trong quý 3/2008 cũng như thông tin Citigroup ?" ngân hàng lớn thứ hai ở nước này công bố cắt giảm 53.000 việc làm.

    Bên cạnh đó, cuộc họp thượng đỉnh G20 đã không thu được kết quả như mong đợi khi không có một gói hỗ trợ nào được công bố cũng là một nhân tố kháng cự cho thị trường.

    Ngay khi thị trường mở cửa, cả ba chỉ số chính đã giảm điểm và bắt đầu sụt giảm mạnh vào lúc 9 giờ (giờ địa phương), tuy nhiên đến 10 giờ, các chỉ số bắt đầu phục hồi trởi lại và giành lại màu xanh trên bảng điểm tử với biên độ tăng đưới 1%.

    Không khí lạc quan chỉ kéo dài chưa đến 1 giờ giao dịch vào buổi trưa và sau đó thị trường lại tiếp tục đi xuống. Trước khi thị trường đóng cửa khoảng hơn 1 tiếng, giới đầu tư đã tăng mạnh bán ra cổ phiếu, kéo các chỉ số chạm ngưỡng thấp nhất trong 5 năm qua.

    Khi các chỉ số xuyên thủng đáy được thiết lập cách đây 5 năm thì làn sóng bán tháo lại tiếp tục tăng mạnh. Thị trường đã giảm 2,6% giá trị và việc bán tháo cổ phiếu tập trung nhiều vào khối tài chính.

    Trên bảng điện tử kết thúc ngày giao dịch, chỉ số S&P 500 đã chạm ngưỡng 850 điểm và đang gần xuyên thủng đáy đã được thiết lập vào hồi tháng 10/2008 ?" 848,92 điểm. Giới phân tích nhận định rằng nếu điểm hỗ trợ này bị xuyên thủng, thì mức độ sụt giảm mạnh của chỉ số này trong thời gian tới là điều có thể xảy ra.

    Bởi nó vừa là điểm hỗ trợ xét về mặt kỹ thuật và vừa là điểm hỗ trợ tâm lý - nhất là trong bối cảnh tin xấu nhiều hơn tin tốt trong giai đoạn này.

    Cổ phiếu khối tài chính là mục tiêu bán tháo của giới đầu tư khi chỉ số S&P khối này mất tới 6% giá trị, trong đó, cổ phiếu Bank of America hạ 8,5%, cổ phiếu Goldman Sachs giảm 6,35%, cổ phiếu JPMorgan Chase trượt 4,93%...

    Cùng giảm mạnh trong ngày giao dịch đầu tuần có cổ phiếu khối công nghệ khi cổ phiếu IBM trượt 3,6%, cổ phiếu Apple giảm 2,3%, cổ phiếu Microsoft mất 3,7%...

    Kết thúc ngày giao dịch: Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 223,73 điểm, tương đương -2,63%, đóng cửa ở mức 8.273,58.

    Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 34,8 điểm, tương đương -2,29%, chốt ở mức 1.482,05.

    Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,31 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.385 cổ phiếu giảm điểm và có 767 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,86 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.918 mã giảm điểm và 861 mã lên điểm.

    Chứng khoán châu Âu giảm điểm vì khối ngân hàng, khai mỏ

    Chứng khoán châu Âu đã giảm điểm ngày giao dịch đầu tuần do ảnh hưởng từ thông tin không mấy sáng sủa từ khối ngân hàng ở Mỹ. Bên cạnh đó, cổ phiếu khối khai mỏ cũng sụt giảm do giá nhiều kim loại cũng đi xuống trong ngày thứ Hai.

    Cổ phiếu khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ giảm điểm khi cổ phiếu của HBOS giảm 13,9%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland trượt 12,4%, cổ phiếu Dexia trượt 6,8%, cổ phiếu Ngân hàng Barclays mất 3,1%...

    Tiếp đến là mức sụt giảm của cổ phiếu khối khai mỏ, trong đó cổ phiếu BHP Billiton, Anglo American, Vedanta Resources, Lonmin, Kazakhmys, Xstrata, Antofagasta và Rio Tinto giảm từ 3,7% đến 11,9%.

    Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 100,81 điểm, tương đương -2,38%, đóng cửa ở mức 4.132,16, khối lượng giao dịch đạt 1,75 tỷ cổ phiếu.

    Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 3,25%, khối lượng giao dịch đạt 35 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 3,32%, khối lượng giao dịch đạt 161 triệu cổ phiếu.

    Thiếu điểm hỗ trợ, chứng khoán châu Á đi xuống

    Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào ngày 15/11 có sự tham dự của 7 nước công nghiệp phát triển cùng 13 thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... - vốn chiếm 85% GDP của thế giới, đã đưa ra nhiều cam kết như:

    ?oCải tổ sự minh bạch của thị trường, bảo đảm sự công khai và chính xác của các điều kiện tài chính của các tập đoàn; Yêu cầu các bộ trưởng tài chính lập nên một danh sách các thể chế tài chính mà sự sụp đổ có thể làm nguy hại tới hệ thống kinh tế toàn cầu; Củng cố các cơ chế giám sát tài chính của các nước...?.

    Tuy nhiên, những cam kết này mang tính ngoại giao và ?odài hạn? nhiều hơn là những điều thị trường đang cần. Giới quan sát đã nhận định rằng, Hội nghị thượng đỉnh lần này đã thất bại trong việc đưa ra một gói hỗ trợ mới và những hành động cụ thể để giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên toàn cầu.

    Khi cuộc họp được kỳ vọng trên vừa kết thúc được hai ngày, thì một tin xấu cũng xuất hiện khi kinh tế Nhật đã tăng trưởng âm 0,1% trong quý 3/2008.

    Rõ ràng là kinh tế thế giới đang đối diện với khó khăn thực sự trong khi các giải pháp thì vẫn chưa đủ mạnh để ứng cứu thị trường.

    Trên thị trường chứng khoán châu Á, sự phân hóa đã thể hiện rõ khi thị trường Nhật, Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng điểm với biên độ không đáng kể, trong khi các thị trường chính khác đã hiện diện sắc đỏ.

    Chứng khoán Nhật tiếp tục lên điểm trong ngày 17/11 bất chấp GDP của nước này tăng trưởng âm trong quý 3/2008.

    Trong phiên này, thị trường được hỗ trợ bởi sức cầu mạnh của các quỹ hưu trí tăng mạnh mua vào và đà tăng của cổ phiếu nhiều nhà xuất khẩu lớn, do đồng Yên giảm giá so với USD.

    Tuy nhiên, khối lượng giao dịch đã giảm xuống, cùng đó là tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm cũng không có nhiều cách biệt. Điều này cho thấy sức tăng này kém tính bền vững.

    Diễn biến thị trường chứng khoán trong ngày cũng đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi phiên buổi sáng, chỉ số Nikkei 225 sụt giảm mạnh. Đến 10 giờ thì thị trường bắt đầu phục hồi và lên đỉnh vào lúc 12 giờ - biên độ dao động trong đợt tăng/giảm này xấp xỉ +/-3%.

    Tuy nhiện, sau đó thị trường đã điều chỉnh giảm và đóng cửa ở mức cao hơn phiên trước đó gần 1%.

    Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn như Canon, Honda tăng trên 1%; cổ phiếu khối được phẩm cũng lên điểm, trong đó, cổ phiếu Takeda Pharmaceutical tiến thêm 2,8%, cổ phiếu Eisai tăng 3,3%, cổ phiếu Daiichi Sankyo lên 5,4%...

    Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 60,19 điểm, tương đương 0,71%, đóng cửa ở mức 8.522,58. Khối lượng giao dịch đạt 2,03 tỷ cổ phiếu, thị trường có 886 tăng điểm và có 720 cổ phiếu mất điểm.

    Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 0,29%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,91%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 0,44%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,1%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 2,22%.
  2. redheart2008

    redheart2008 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Đã được thích:
    0
    vẫn chưa gục gã hẳn đâu

Chia sẻ trang này