Phú Thái Nhà phân phối hàng đầu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi environ, 03/04/2007.

4473 người đang online, trong đó có 344 thành viên. 12:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1267 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. environ

    environ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2003
    Đã được thích:
    0
    Phú Thái Nhà phân phối hàng đầu

    Phú Thái dự kiến đạt doanh số 10.000 tỷ đồng/năm
    16:06'' 29/03/2007 (GMT+7)
    Ngày 28/3/2007, công ty cổ phần tập đoàn Phú Thái đã làm lễ ra mắt. Thành lập từ năm 1993 đến nay, Phú Thái đã có mạng lưới phân phối hơn 50.000 đại lý và 5.000 khách hàng trực tiếp gồm các khách sạn, nhà hàng... Phú Thái đang xây dựng kế hoạch phát triển theo mô hình tập đoàn phân phối và đầu tư với số vốn điều lệ dự kiến vào năm 2008 là 1.100 tỷ đồng. Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển đã ký kết thoả thuận cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho Phú Thái để thực hiện chiến lược tăng tốc với mục tiêu năm 2010 đạt doanh số 10.000 tỷ đồng/năm.
  2. toannh

    toannh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Đã được thích:
    0

    ACE có thông tin doanh số, lãi 2006 cụ thể hơn không?

    Tham khảo thêm, còn nhiều anh khác nữa, có lẽ to ko kém phần cạnh tranh.

    G-Mart Trung Nguyên chẳng hạn!



    Thành lập DN phân phối lớn có vốn 6.000 tỷ đồng (02/02)
    Các doanh nghiệp phân phối hàng đầu Việt Nam gồm Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), Công ty TNHH Phú Thái (Phu Thai Group) đã liên kết thành lập Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển hệ thống Phân phối Việt Nam (VDA).


    Ông Phạm Đình Đoàn - Tổng Giám đốc Phú Thái Group cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tại Việt Nam hiện vào khoảng 30 tỷ USD/năm và tăng bình quân 20%/năm. Theo đánh giá của Công ty A.T. Kearney - Mỹ thì Việt Nam là một thị trường bán lẻ được đánh giá hấp dẫn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ và CHLB Nga. Một cuộc chiến không cân sức đang chờ đợi các nhà phân phối trong nước khi các đại gia phân phối hàng đầu thế giới đang liên tiếp thâm nhập Việt Nam.

    Việt Nam đã gia nhập WTO, theo cam kết, ngay từ khi gia nhập, các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài sẽ được liên doanh với doanh nghiệp trong nước đầu tư kinh doanh bán sỉ và lẻ. Sau đó 2 năm (2009) sẽ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

    Hiện nay các đại gia phân phối lớn đã vào Việt Nam gồm Metro, Big C, Parkson. Các tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới khác như Wal-Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp), Lotte Shopping (Hàn Quốc), Tesco (Anh), Dairy Farm (Singapore) sắp tới sẽ vào Việt Nam. Trong số đó Wal-Mart là đối thủ đáng gờm nhất bởi doanh thu hàng năm của tập đoàn này lớn gấp 3 lần GDP của Việt Nam. Người ta cho rằng khi Wal-Mart đặt địa điểm ở đâu, thì trong vòng bán kính 3 km sẽ không còn một cửa hiệu bán lẻ nào tồn tại nổi.

    Theo thống kê, tại thị trường nội địa, kênh phân phối hiện đại (thông qua hệ thống siêu thị) mới chỉ chiếm 16%, còn lại kênh phân phối truyền thống như chợ, các tiệm tạp hóa, cửa hàng bán sỉ, bán lẻ... chiếm khoảng 84%.

    Khảo sát của Bộ Thương mại, kênh phân phối hiện đại với các siêu thị hiện đại mới xuất hiện ở 30/64 tỉnh thành chủ yếu là các thành phố lớn, nhưng quy mô chưa lớn, trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa theo được chuẩn mực quốc tế. Cơ sở hậu cần bán lẻ như cảng, kho, vận chuyển còn thiếu đồng bộ.

    Nhìn sang hệ thống phân phối truyền thống với số lượng gần 300.000 cửa tiệm tạp hóa và khoảng 2.000 chợ phân bố trên cả nước thì "bộ mặt" chung là hàng hóa lộn xộn không theo một tiêu chuẩn, trật tự nào.

    Theo khảo sát, tốc độ tăng trưởng của kênh phân phối hiện đại tại Việt Nam vào khoảng 4%/năm. Dự tính, sau 10 năm nữa hệ thống phân phối hiện đại sẽ chiếm hơn 50% trên thị trường, bằng với Trung Quốc và Thái Lan hiện nay.

    Chỉ còn 2 năm nữa, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nắm lấy cơ hội này thì hệ thống phân phối nội địa sẽ thuộc về các tập đoàn nước ngoài.

    Giải pháp để cạnh tranh với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài là tập trung liên kết xây dựng mạng lưới các siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại trong cả nước với một nguồn lực tài chính mạnh. Đấy chính là lý do 4 nhà phân phối hàng đầu của Việt Nam đã bắt tay nhau thành lập một doanh nghiệp phân phối lớn.

    Theo thông báo, VDA sẽ có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng trong giai đoạn I (từ 3/2007- 10/2008) để xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại phục vụ trên toàn quốc, xây dựng hệ thống tổng kho với các trang thiết bị hiện đại tập trung thu mua và XNK. Giai đoạn II (từ 11/2008 - 10/2011) đầu tư tiếp 3.000 - 6.000 tỷ đồng xây dựng các đại siêu thị, trung tâm phân phối bán buôn, nhượng quyền kinh doanh, tham gia thị trường chứng khoán, mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp để tạo thành tập đoàn phân phối số 1 Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài.
    Phát biểu tại lễ ký kết thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam, ông Trương Đình Tuyển - Bộ trưởng Bộ Thương mại cho biết: điều ông lo lắng nhất là Việt Nam chưa có 1 doanh nghiệp phân phối đủ mạnh để cạnh tranh với các "đại gia" nước ngoài khi họ bước chân vào thị trường Việt Nam. Việc 4 nhà phân phối hàng đầu Việt Nam cùng hợp tác thành lập công ty phân phối với cơ sở hạ tầng rộng khắp cả nước, có năng lực tài chính mạnh để cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài là điều đáng mừng. Ai nắm được hệ thống phân phối thì người đó sẽ điều hành cả sản xuất. Sự ra đời của VDA sẽ mang đến cho thị trường phân phối Việt Nam những sôi động mới và các nhà sản xuất sẽ có thêm sự lựa chọn người phân phối cho mình.

    (Vietnamnet)
  3. environ

    environ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2003
    Đã được thích:
    0
    Tuần sau nếu có thể mình sẽ cho mọi người BCTC của nó. Hiện nay thì chưa được rùi

Chia sẻ trang này