PMI tháng 9 tạm thời chững lại do bão Yagi và lũ lụt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi QUANGBAO202, 03/10/2024 lúc 13:52.

4621 người đang online, trong đó có 300 thành viên. 21:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 360 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. QUANGBAO202

    QUANGBAO202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2024
    Đã được thích:
    9
    ✅ S&P Global công bố Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 9/2024 của Việt Nam đạt 47.3 điểm, giảm xuống dưới 50 và so với mức 52.4 điểm của tháng 8 cho thấy tình hình ngành sản xuất bị gián đoạn do bão Yagi và lũ lụt ở miền Bắc.

    ✅ Đơn hàng và sản lượng đều giảm: Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, hoạt động mua hàng và tồn kho hàng hóa đầu vào đều giảm do tác động của bão Yagi và lũ lụt lớn ở miền Bắc, tạm dừng quá trình tăng trưởng kéo dài 5 tháng liên tục. Mức suy giảm tháng này là đáng kể nhất kể từ tháng 1/2023. Điểm tích cực số đơn đặt hàng xuất khẩu giảm nhẹ hơn số đơn hàng trong nước do nhu cầu quốc tế đã hồi phục tương đối tốt. Sự gián đoạn của dây chuyền sản xuất và việc đóng cửa hoạt động kinh doanh do bão khiến lượng công việc tồn đọng tiếp tục tăng mạnh nhất 2 năm rưỡi. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn tin tưởng tình hình sẽ hồi phục sớm nên vẫn tăng nhẹ số lượng nhân sự trong tháng 9.

    ✅ Áp lực tăng chi phí đầu vào chỉ tăng nhẹ: Chi phí đầu vào tiếp tục tăng tháng thứ 6 liên tiếp nhưng tốc độ chỉ tương đối khiêm tốn. Thời gian giao hàng kéo dài đáng kể hơn do lũ lụt. Giá bán đã cải thiện hơn khi một số công ty vẫn tăng nhẹ giá bán nhưng những công ty khác đã tranh thủ giảm giá bán cho khách hàng.

    ✅ Tình hình sản xuất tháng 9 đã tạm thời gián đoạn, đứt chuỗi hồi phục 5 tháng liên tiếp, do ảnh hưởng của bão Yagi và lũ lụt ở miền Bắc. Điểm tích cực là số đơn hàng xuất khẩu chỉ giảm nhẹ nhờ nhu cầu quốc tế hồi phục. Chi phí đầu vào chỉ tăng nhẹ đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm giá bán cho khách hàng. Một điểm cần chú ý khác là mặc dù bị ảnh hưởng trong ngắn hạn nhưng các công ty vẫn lạc quan về triển vọng năm tới và đã tăng việc làm ngay cả khi khối lượng công việc giảm. Cộng với việc Fed đã giảm 0.5% lãi suất và kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm thêm 0.25% trong Q4, kỳ vọng ngành sản xuất sẽ sớm quay lại đà hồi phục trong những tháng tới.

Chia sẻ trang này