PPC tiềm năng trong tương lai

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tinnhanhck, 06/12/2008.

4721 người đang online, trong đó có 383 thành viên. 15:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 370 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. tinnhanhck

    tinnhanhck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2008
    Đã được thích:
    0
    PPC tiềm năng trong tương lai

    mua thằng này không bao giờ sợ cơn bão bất động sản cả. Nơi trú bão an toàn.
    Anh em nào có ý kiến gì thì cùng thảo luận nào.
  2. tinnhanhck

    tinnhanhck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm tài chính có thể giảm, thậm chí âm do trích lập chi phí chênh lệch tỷ giá, nhưng dòng tiền của doanh nghiệp vẫn không đổi.


    Vấn đề rủi ro bất khả kháng với nhiều công ty không phải nằm ở yếu tố trong nước, mà nằm ở yếu tố quốc tế.


    Đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, để khuyến khích xuất khẩu, ngân hàng trung ương nhiều nước quyết định phá giá hay thả nổi một phần nội tệ, coi đây là đòn bẩy hữu hiệu để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.


    Và các khoản vay bằng ngoại tệ "lạ", không phải là USD, trở nên không thể kiểm soát, có thể mang dư vị đắng như trường hợp của PPC?


    Cú rớt giá liên tục của cổ phiếu PPC (CTCP Nhiệt điện Phả Lại) đã chậm lại trong tuần này, khi cổ phiếu PPC có những phiên tăng và giảm xen kẽ. Nhưng xuất hiện thêm nhiều quan ngại với cổ đông của PPC.


    Vài ngày qua, giá yên Nhật (JPY) tăng phi mã, lên mức 1 JPY đổi được 185,02 VND (ngày 5/12). Khoản nợ 36,2 tỷ JPY do Công ty vay để xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II vào năm 2006 càng trở nên nặng trĩu.


    Hiện nay, khoản nợ của PPC cách đây một năm bỗng thành con số hơn 6.681 tỷ đồng, tăng thêm 1.527 tỷ đồng.


    Nếu tỷ giá JPY/VND là 185,02 được giữ nguyên đến cuối tháng 12 thì chi phí tài chính do chênh lệch tỷ giá của PPC có thể lớn gấp đôi mức lợi nhuận kế hoạch (693,5 tỷ đồng), khoản vay nợ với lãi suất 2,7%/năm của PPC bỗng thành một gánh nặng.


    Trường hợp của PPC không phải là duy nhất trong số các công ty niêm yết, nhiều công ty khác vay nợ lớn, cuối năm phải thực hiện trích lập chi phí tài chính đánh giá lại tỷ giá theo Thông tư 105/2003/TT-BTC.


    Chẳng hạn, trong báo cáo tài chính quý III, PV Drilling có khoản vay nợ gần 6,5 triệu USD và hơn 24 triệu dinars; CTCP Xi măng Hà Tiên có khoản vay nợ ngân hàng Société Générale quy đổi ra VND lên tới gần 1.100 tỷ đồng? Nhưng xét về số lượng, các công ty trên đều vay nợ ở mức thấp hơn PPC nhiều lần, chi phí tài chính đánh giá chênh lệch tỷ giá chỉ dừng ở mức suy giảm một phần lợi nhuận.


    Với ngoại tệ như USD, các diễn biến trên thị trường tiền tệ cho thấy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đủ sức can thiệp vào thị trường. Trong 3 tuần còn lại của năm 2008, có lẽ diễn biến tỷ giá USD/VND không có nhiều bất thường.


    Các khoản trích lập chi phí tài chính là có, nhưng không đặt nhiều công ty vào tình trạng như PPC. Vấn đề ở các khoản vay bằng ngoại tệ "lạ". Theo cơ chế tỷ giá chéo hiện hành, NHNN kiểm soát tỷ giá USD/VND, tỷ giá của các loại ngoại tệ khác quy đổi gián tiếp theo tỷ giá USD với ngoại tệ đó theo tỷ giá quốc tế.


    Vấn đề rủi ro bất khả kháng với nhiều công ty không phải nằm ở yếu tố trong nước, mà nằm ở yếu tố quốc tế. Đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, để khuyến khích xuất khẩu, ngân hàng trung ương nhiều nước quyết định phá giá hay thả nổi một phần nội tệ, coi đây là đòn bẩy hữu hiệu để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Và các khoản vay bằng ngoại tệ "lạ", không phải là USD, trở nên không thể kiểm soát, có thể mang dư vị đắng như trường hợp của PPC?


    Làm gì để chống lại rủi ro?


    Các công cụ phái sinh về ngoại tệ như forward, option không xa lạ với nhiều công ty xuất nhập khẩu. Giao dịch hối đoái kỳ hạn (forward) là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.


    Giao dịch quyền chọn (option) là quyền được mua hoặc bán một lượng ngoại tệ trong khoảng thời gian hoặc thời điểm xác định trong tương lai với một tỷ giá thoả thuận ấn định tại thời điểm giao dịch. Tuy nhiên, do trong một thời gian khá dài, tỷ giá dao động biên độ hẹp nên phần lớn doanh nghiệp không chú trọng đến công cụ bảo hiểm rủi ro này.


    Vấn đề của PPC là một khoản vay lớn (tương đương 300 triệu USD), có thời hạn dài tới hơn 20 năm, liệu có ngân hàng trong nước dám mạo hiểm đứng ra gánh vác? Và nếu có một ngân hàng quốc tế cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro, liệu PPC có chịu được chi phí? Tuy nhiên, phần thiệt hại thực sự của PPC chỉ xảy ra với khoảng 2 tỷ JPY dự kiến phải trả trong năm nay.


    Theo Thông tư 105/2003/TT-BTC, vào thời điểm cuối năm, các khoản vay ngoại tệ phải trích lập chi phí tài chính do chênh lệch tỷ giá để cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn chính xác về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, cũng như đánh giá các mối rủi ro trong tương lai.


    Lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm tài chính có thể giảm, thậm chí âm do trích lập chi phí chênh lệch tỷ giá, nhưng dòng tiền của doanh nghiệp vẫn không đổi.


    Báo cáo bạch của nhiều công ty niêm yết hầu hết đều đánh giá kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng bởi yếu tố tỷ giá. Tuy nhiên, thời gian qua, rủi ro này dường như chưa được đánh giá đúng mức.


    Qua trường hợp của PPC, có lẽ nhà đầu tư cần thận trọng hơn khi theo dõi các khoản nợ bằng ngoại tệ trong báo cáo tài chính. Với doanh nghiệp, việc vay và sử dụng ngoại tệ cũng nên cân nhắc đến tính hiệu quả hay chí ít, trong trường hợp sử dụng vốn vay cũng phải nghĩ đến công cụ bảo hiểm tỷ giá.
  3. tinnhanhck

    tinnhanhck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Nếu PPC không có khả năng trả nợ, Liệu Nhật BỔN có dám sang VN siết nợ không. Liệu PPC có ngừng hoạt đông không.
    Mong các cao thủ cho thêm ý kiến. thank nhiều.
  4. trymkephoho

    trymkephoho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Chú này phải chờ biến động tỷ giá thế nào đã, nhảy vào bây giờ chẳng khác nào đánh bạc.
  5. manhsy

    manhsy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2008
    Đã được thích:
    10
    Nếu bất động sản chính thức thành cơn bão thì nó cuốn trôi tất cả luôn,PPC làm sao mà tránh,thằng này chẳng còn ưu điểm gì,ngoài việc đã phá tất cả các đáy của chính nó,nhược điểm là to xác,nặng nề ,không có khả năng "bốc" mạnh,kể cả khi thị trường tăng tốc.

Chia sẻ trang này