PTI - Cổ phiếu bảo hiểm tăng trưởng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kss, 29/05/2024.

4422 người đang online, trong đó có 275 thành viên. 07:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1665 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.184
    Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) được thành lập ngày 01/08/1998 với cổ đông sáng lập: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (sau giao cho Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam quản lý); Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam và các Tập đoàn kinh tế lớn trong nước.

    Đến tháng 12/2021, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã hoàn tất đấu giá thoái vốn toàn bộ số CP đang sở hữu tại PTI. Hiện nay PTI có 2 nhóm cổ đông lớn nhất là Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT và Công ty Bảo hiểm DB - Hàn Quốc.

    Lợi nhuận qua các năm

    [​IMG]
  2. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.184
    Nhẹ gánh bồi thường bảo hiểm, PTI tăng 67% lãi ròng quý 1

    Dù doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm 28%, lãi ròng quý 1/2024 của Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) vẫn tăng 67% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 68 tỷ đồng, nhờ chi phí bồi thường bồi thường bảo hiểm và chi phí quản lý doanh nghiệp cùng giảm đáng kể.

    [​IMG]

    Kết thúc quý đầu năm, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTIgiảm 24% so với cùng kỳ, xuống còn 1,087 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu phí bảo hiểm gốc (1,114 tỷ đồng) giảm 28%.

    Nhờ chi phí bồi thường bảo hiểm giảm 74% còn hơn 182 tỷ đồng, tổng chi phí kinh doanh bảo hiểm của PTI giảm 24% còn hơn 1,075 tỷ đồng, giúp lãi gộp kinh doanh giảm chậm hơn doanh thu (giảm 21%) còn hơn 11 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Cùng với đó, hoạt động tài chính có lãi tăng 6% lên gần 91 tỷ đồng, chủ yếu do lãi tiền gửi gần 77 tỷ đồng (tăng 3%), chi phí lãi vay giảm 81% còn gần 378 triệu đòng và không còn lỗ hơn 1 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá.

    Ngoài ra, chi phí cho nhân viên giảm 71%, kéo chi phí quản lý doanh nghiệp giảm hơn nửa so cùng kỳ còn hơn 21 tỷ đồng.

    Như vậy, dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 21%, PTI vẫn ghi nhận lợi nhuận ròng tăng 67%, đạt hơn 68 tỷ đồng, nhờ hoạt động tài chính tăng lãi và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh.

    Năm 2024, PTI đặt mục tiêu đạt 5,353 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tăng 10% so với thực hiện 2023. Tuy nhiên, Công ty dự kiến chỉ đạt 220 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm hơn 31%.

    Nhờ kết quả tăng mạnh quý 1, Công ty thực hiện được gần 39% mục tiêu lợi nhuận trước thuế chỉ sau quý đầu tiên.

    [​IMG]

    Tính đến ngày 31/03/2024, tổng tài sản của PTI đạt gần 8,530 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Đáng chú ý, tiền với các khoản tương đương tiền giảm đến 94% còn gần 46 tỷ đồng, do tiền mặt giảm hơn 64 tỷ đồng (giảm 59%) và không còn ghi nhận 595 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng như đầu năm.

    Chiều ngược lại, đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn (chủ yếu là tiền gửi) lần lượt tăng 34% và 2% so với đầu năm. Trong đó, PTIcó gần 3,500 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn ngắn (tăng gần 728 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 26%) và hơn 397 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn dài (tăng hơn 8 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 2%).

    Nợ phải trả cũng tăng 4% so với đầu năm, lên hơn 6,397 tỷ đồng. Khoản mục làm tăng nợ phải trả chủ yếu là dư nợ vay ngắn hạn, gấp 6.7 lần đầu năm lên 390 tỷ đồng.
  3. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.184
    Bảo hiểm PTI chuẩn bị tăng vốn điều lệ lên hơn 1.200 tỷ đồng
    Nhị Hà Thứ Năm, 30/5/2024 07:41
    (Thị trường tài chính) - Ngày 28/5, Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (mã: PTI) đã chính thức thông báo về kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.
    Theo kế hoạch, PTI dự kiến phát hành 40,2 triệu cổ phiếu PTI với tỷ lệ 2:1, tức là mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ có một quyền, và cứ hai quyền sẽ được nhận một cổ phiếu mới.

    Đợt phát hành này sẽ giúp vốn điều lệ của PTI tăng thêm 402 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên 1.206 tỷ đồng - gấp rưỡi so với hiện tại. Với mức vốn điều lệ này, PTI sẽ vươn lên đứng thứ 5 trong ngành bảo hiểm, sau các ông lớn như Bảo Việt, PVI, Bảo hiểm Quân đội, và VNR, nhưng vượt qua Bảo Minh.

    [​IMG]
    Đây là lần tăng vốn đầu tiên của PTI sau 9 năm kể từ năm 2015. Nguồn vốn thực hiện lần này đến từ thặng dư vốn cổ phần, số dư đạt 402 tỷ đồng vào cuối năm ngoái. PTI dự kiến sẽ triển khai kế hoạch tăng vốn này trong năm 2024, sau khi nhận được sự chấp thuận từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
    --- Gộp bài viết, 30/05/2024, Bài cũ: 30/05/2024 ---
    Cổ bảo hiểm duy nhất chưa ccạy
  4. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.184
    Các công ty BH thường có quỹ khen thưởng phúc lợi cho nhân viên thường 30% rất lớn gây thiệt hại cổ đông, riêng PTI thì đây chỉ có 3%

    [​IMG]
  5. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.184
    Lợi nhuận bảo hiểm phi nhân thọ quý 1: Sáng, tối đan xen

    Tiếp đà năm 2023, hoạt động tài chính duy trì vai trò trợ lực cho lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi mảng kinh doanh chính từ bảo hiểm vẫn ảm đạm trong quý đầu năm 2024.

    Kinh doanh bảo hiểm tối màu

    Theo Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm 2023, GDP quý 1/2024 tăng 5.7%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6.2%; bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 8.2%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 15.5%. Trong khi đó, lạm phát vẫn được giữ ổn định với mức tăng 3.8%.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng Cục Thống kê
    Có thể thấy, dù nền kinh tế quý 1 tăng trưởng khá tốt so với cùng kỳ, nhưng nếu xem xét xu hướng từ quý 3/2022 thì các chỉ số vĩ mô vẫn đang phục hồi chậm và chưa có sự bứt phá mạnh mẽ. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ quý 1/2024 thấp đáng kể so với quý 4/2023.

    Là ngành phụ thuộc lớn vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng nên khi kinh tế tăng trưởng chậm, doanh thu của bảo hiểm phi nhân thọ cũng bị ảnh hưởng.

    [​IMG]
    Nguồn: VietstockFinance
    Thực tế được phản ánh qua số liệu do VietstockFinance ghi nhận, cho thấy doanh thu phí bảo hiểm gốc của 12 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên cả 3 sàn (HOSE, HNX, UPCoM) chỉ nhích nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 20,929 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí nhượng tái bảo hiểm tăng nhanh hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc (tăng 5% so với cùng kỳ), đạt 4,296 tỷ đồng, khiến doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm nhẹ 1%, về 17,585 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn: VietstockFinance
    Dù trong quý đầu năm nhẹ gánh chi phí bồi thường bảo hiểm (giảm 4% so với cùng kỳ, còn 11,323 tỷ đồng), nhưng tổng chi phí kinh doanh bảo hiểm vẫn ở mức cao, đến 16,946 tỷ đồng, do chi phí khác tăng 6%, lên 5,847 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn: VietstockFinance
    [​IMG]
    Nguồn: VietstockFinance
    Doanh thu giảm trong khi chi phí kinh doanh bảo hiểm ở mức cao xấp xỉ cùng kỳ khiến lãi gộp kinh doanh bảo hiểm giảm mạnh đến 31% so với quý 1/2023, xuống còn 637 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn: VietstockFinance
    Hoạt động tài chính duy trì vai trò trợ lực cho tăng trưởng lợi nhuận

    Ngoài khó khăn ở mảng kinh doanh bảo hiểm, mặt bằng lãi suất tiền gửi ở mức thấp cũng tác động tiêu cực đến doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi phần lớn lợi nhuận hoạt động tài chính của các doanh nghiệp này chủ yếu đến từ kênh tiền gửi ngân hàng.

    Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ông Đinh Việt Tùng - Chủ tịch HĐQT BMI từng chia sẻ: “Hiện nay, trong cơ cấu danh mục đầu tư của Bảo Minh có 2,000 tỷ đồng tiền gửi. Lãi suất tiền gửi giảm đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.

    Lãi suất tiền gửi bình quân trong năm 2023 của Bảo Minh là 7.2-7.5%/năm. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2024, lãi suất tiền gửi 12 tháng đã xuống dưới mức 4%, chỉ khoảng 3.4-4% tùy theo ngân hàng.

    Do đó, lãi suất như chúng tôi đang tính trong năm 2024, về cơ bản chỉ bằng một nửa so với năm 2023. Đây cũng là lý do tại sao BMI đặt mục tiêu doanh thu tài chính giảm so với năm 2023. Tuy nhiên, trong chỉ đạo điều hành từ đầu năm chúng tôi đã yêu cầu bộ phận đầu tư phải nghiên cứu mở rộng sang các kênh đầu tư khác, thay vì kênh đầu tư truyền thống để gia tăng giá trị”.

    Trong khi lãi tiền gửi có xu hướng giảm do mặt bằng lãi suất thấp thì trong quý 1, nhờ thị trường chứng khoán khởi sắc (VN-Index tăng 13.6% so với cuối năm 2023, lên mức 1,284 điểm), các doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng thu lãi từ đầu tư chứng khoán, ủy thác đầu tư, bù đắp lại phần lãi tiền gửi bị sụt giảm.

    [​IMG]
    Nguồn: VietstockFinance
    [​IMG]
    Nguồn: VietstockFinance
    Thống kê cho thấy, 12 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thu về 3,562 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động tài chính, tăng 15% so với năm trước; doanh thu tài chính tăng 7%, đạt 4,016 tỷ đồng. Trong đó, dù lãi tiền gửi trong quý 1 của ông lớn BVH giảm 8% so với cùng kỳ (tương ứng giảm 165 tỷ), còn hơn 1,850 tỷ đồng, nhưng lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán gấp 2.9 lần, đạt gần 57 tỷ đồng; giúp doanh thu tài chính thoát cảnh đi lùi, tăng 4% so với cùng kỳ, lên hơn 3,258 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn: VietstockFinance
    Với trợ lực từ hoạt động tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thu về 1,603 tỷ đồng tổng lãi trước thuế, tăng 9%, dù mảng kinh doanh chính lao dốc.

    [​IMG]
    Nguồn: VietstockFinance
    Dẫn đầu đà tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trong quý 1 năm nay phải kể đến Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (AIC) với mức cao gần gấp đôi cùng kỳ, đạt hơn 10 tỷ đồng. Kết quả này nhờ lợi nhuận hoạt động tài chính cao gấp 2.8 lần, lên 33 tỷ đồng (chủ yếu là lãi tiền gửi).

    Duy nhất chỉ có 1 doanh nghiệp lỗ là Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BHI), do hoạt động kinh doanh bảo hiểm lỗ gộp 35 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 44%, lên hơn 48 tỷ đồng.

    Doanh nghiệp đi hơn nửa chặng đường chỉ trong quý đầu tiên

    [​IMG]
    Nguồn: VietstockFinance
    Với kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đi lùi so với năm 2023 (giảm 27%) cùng với lợi nhuận trước thuế tăng 39% trong quý 1/2024, Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long (BLI) là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên hoàn thành được hơn phân nửa kế hoạch lợi nhuận cả năm, dù chỉ mới đi qua quý đầu năm.

    Trong khi đó, các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại có tỷ lệ thực hiện kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 từ 22-40%. Riêng BHI lùi xuống dưới “vạch xuất phát” thực hiện kế hoạch, vì thua lỗ ngay từ quý đầu năm.

    Khó khăn vẫn còn

    Bảo hiểm Bảo Long cho biết, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2024 được kỳ vọng phát triển theo hướng chất lượng, lành mạnh và bền vững hơn, không còn quá tập trung vào cuộc đua thị phần mà xoay trục tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

    Sau một năm 2023 với tốc độ tăng trưởng âm, Bộ Tài chính đã đặt mục tiêu tăng trưởng khá lạc quan cho thị trường bảo hiểm năm 2024: toàn thị trường tăng trưởng 7.2% với phi nhân thọ tăng trưởng 12% và nhân thọ tăng trưởng 5%. Tuy nhiên đây sẽ là kế hoạch đầy khó khăn khi thị trường bảo hiểm vẫn phải đối mặt với những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và trong nước.

    Khuôn khổ pháp lý mới cơ bản đã được hoàn thiện, kết hợp với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý, sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, ổn định và bền vững của thị trường bảo hiểm trong thời gian tới. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp bảo hiểm vẫn còn gặp nhiều khó khăn để đáp ứng và thay đổi theo các quy định mới, đặc biệt là các quy định về quản lý đại lý bảo hiểm.

    BLI dự báo doanh thu qua kênh bancassurance tiếp tục sụt giảm khi cuộc khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng vẫn hiện hữu. Ngoài ra, doanh thu của bảo hiểm phi nhân thọ phụ thuộc lớn vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng. Vì vậy, khi kinh tế khó khăn, doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm bán lẻ như xe cơ giới, con người và doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại như tài sản, hàng hải sẽ đều chịu ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.

    Ngoài khó khăn ở mảng kinh doanh bảo hiểm, xu hướng lãi suất cũng sẽ tác động tới lợi nhuận của các doanh nghiệp trong thời gian tới, khi phần lớn lợi nhuận hoạt động tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đến từ kênh tiền gửi ngân hàng.

    Phía BVH cũng nhận định, trên cơ sở triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2024, diễn biến thị trường bảo hiểm năm 2023 và các tháng đầu năm nay, thị trường bảo hiểm 2024 được kỳ vọng có sự phục hồi, dù vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

    Theo ông lớn ngành bảo hiểm, thị trường bảo hiểm được hỗ trợ bởi các cơ hội từ kinh tế vĩ mô được dự báo tiếp tục phục hồi, GDP ước tăng 6-6.5%, thu nhập và sức mua của người dân cải thiện, dẫn đến gia tăng nhu cầu bảo hiểm của người dân. Bên cạnh đó, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đầu tư công, triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, xây dựng; hoạt động xuất khẩu năm 2024 kỳ vọng tích cực hơn sẽ thúc đẩy nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa. Các cơ quan quản lý nhà nước đã và đang nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý và kiểm soát hoạt động bancassuarance, giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững hơn, lành mạnh hơn.

    Bên cạnh cơ hội, BVH cũng chỉ ra nhiều khó khăn như hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước còn gặp khó. Áp lực tăng chi phí vẫn lớn, tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới có thể tiếp tục tăng. Mặt bằng lãi suất dự báo tăng nhẹ và duy trì ở mức thấp tạo nên rủi ro tái đầu tư và ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận tài chính doanh nghiệp bảo hiểm năm 2024. Hoạt động khai thác mới bảo hiểm nhân thọ đối mặt với sức mua còn yếu và niềm tin của khách hàng sau khủng hoảng cần thời gian để phục hồi. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục gặp khó khi nhà tái bảo hiểm cắt giảm hoa hồng, thắt chặt điều kiện. Hình thức cạnh tranh bằng công cụ giảm phí, tăng chi phí vẫn phổ biến, đặc biệt là cạnh tranh ở các nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới tiếp tục tăng.

    Luật kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2023 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan với nhiều quy định mới, thắt chặt quản lý toàn diện hoạt động kinh doanh bảo hiểm; các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần rà soát, điều chỉnh lại hoạt động tư vấn, kinh doanh bảo hiểm, quản lý rủi ro, cơ cấu giỏ sản phẩm, củng cố kênh phân phối... nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật mới.
  6. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.184
    Xem chừng không nhiều bác có hàng, đặc quá rồi
  7. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.184
    Trong tuần này ra tin chốt ngày thưởng cổ phiếu 50%, giữ chặt PTI nhé các bác
  8. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.184
    PTI đã ra báo cáo quý 2 : EPS 6 tháng 2500đ/1 phiếu
    [​IMG]

    BCTC hop nhat quy 2.2024 va giai trinh.pdf (pti.com.vn)
    --- Gộp bài viết, 31/07/2024, Bài cũ: 31/07/2024 ---
    2 quý đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm, cổ phiếu cô đặc mà không ai chú ý

Chia sẻ trang này