PTL và DBC đều hạch toán theo kiểu "làm xiếc"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi roschildvn, 17/04/2012.

4404 người đang online, trong đó có 391 thành viên. 14:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 770 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. roschildvn

    roschildvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2008
    Đã được thích:
    697
    PTL và DBC chung 1 cách hạch toán. Sở dĩ DBC có 150 tỷ lợi nhuận BĐS quí 1 là do kiểu hạch toán này

    Nghi vấn Petroland làm “xiếc” báo cáo tài chính
    [​IMG] Một lãnh đạo của Sở GDCK TP. HCM (HOSE) cho biết, Sở đã phát hiện những dấu hiệu bất thường trong BCTC năm 2011 sau kiểm toán của PTL và đã có công văn yêu cầu PTL giải trình.

    Việc thay đi đổi lại chính sách kế toán ghi nhận doanh thu tại Petroland khiến doanh thu và lợi nhuận tăng lên chóng mặt đang đặt ra nhiều dấu hỏi.
    Không nằm ngoài những dự đoán về khả năng DN dùng nhiều thủ thuật nhằm làm đẹp BCTC năm 2011 bởi năm qua được coi là đỉnh điểm khó khăn của DN, hàng loạt DN đã thay đổi chính sách kế toán. Nhưng trường hợp thay đi đổi lại chính sách kế toán ghi nhận doanh thu tại CTCP Đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu khí - Petroland (mã PTL) khiến số liệu tài chính doanh thu và lợi nhuận tăng lên chóng mặt lại đang đặt ra nhiều dấu hỏi.
    Bập bênh số liệu
    PTL vừa gây sửng sốt cho NĐT khi công bố BCTC kiểm toán 2011 của công ty mẹ với lợi nhuận sau thuế (LNST) 143 tỷ đồng. Sửng sốt bởi năm 2011 là năm đặc biệt khó khăn với các DN ngành bất động sản và cả sự chênh lệch quá lớn với số liệu lợi nhuận đã được công bố tại BCTC quý IV/2011 của công ty này.
    Trao đổi với ĐTCK, một lãnh đạo của Sở GDCK TP. HCM (HOSE) cho biết, Sở đã phát hiện những dấu hiệu bất thường trong BCTC năm 2011 sau kiểm toán của PTL và đã có công văn yêu cầu PTL giải trình về việc thay đổi chính sách kế toán.
    Theo thuyết minh BCTC, từ ngày 2/2/2012, PTL thay đổi chính sách ghi nhận doanh thu và giá vốn của hoạt động kinh doanh bất động sản theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - “Doanh thu và thu nhập khác”.
    Với chính sách kế toán doanh thu mới, PTL sẽ ghi nhận doanh thu và giá vốn bất động sản khi phần lớn rủi ro và lợi ích liên quan đã được chuyển giao sang cho người mua tại các dự án.
    Theo đó, PTL ghi nhận khoản doanh thu 943,8 tỷ đồng, tăng thêm 251 tỷ đồng so với cách hạch toán cũ (từ 692,6 tỷ đồng), kéo theo khoản LNST tăng từ 54,3 tỷ đồng lên 143 tỷ đồng.
    Cùng với việc ghi tăng doanh thu và lợi nhuận của năm 2011, PTL cũng trình bày lại kết quả kinh doanh năm 2010 với sự sụt giảm mạnh của doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu thuần năm 2010 chỉ còn 15 tỷ đồng, giảm đến 919,5 tỷ đồng so với BCTC kiểm toán trước đó, LNST chỉ còn vỏn vẹn 1,84 tỷ đồng, tức giảm gần 172 tỷ đồng. Như vậy, toàn bộ kết quả khả quan của năm 2010 mà PTL công bố trước đó hầu như tan biến.
    Đáng chú ý là chỉ ngay năm trước, tại BCTC năm 2010, công ty này đã xin thay đổi chính sách ghi nhận doanh thu và giá vốn của hoạt động kinh doanh bất động sản. Khi đó, các bất động sản được bán trước khi việc xây dựng hoàn tất mà Công ty có nghĩa vụ hoàn tất và người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo tiến độ xây dựng, doanh thu và giá vốn hàng bán được ghi nhận theo tỷ lệ hoàn thành của công việc trong năm.
    Khoản doanh thu 926,3 tỷ đồng của năm 2010 được ghi nhận từ các dự án: Trung tâm thương mại tài chính Phú Mỹ Hưng và Dự án Chung cư Mỹ Phú, Dự án Chung cư Petroland quận 2, đều chưa hoàn thành bàn giao cho khách hàng. Việc thay đổi chính sách kế toán này cũng kéo theo sự điều chỉnh số liệu doanh thu và lợi nhuận của năm 2009.
    Nhìn lại năm 2011, trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, phân khúc chung cư gần như tê liệt, việc bán hàng rất khó khăn, lượng căn hộ tồn kho của PTL rất lớn, PTL cũng không triển khai thêm dự án mới. Các dự án được hoàn thành bàn giao trong năm thì phần lớn doanh thu đã được ghi nhận trong năm 2010. Vậy nhưng, với việc thay đổi phương pháp kế toán mà bản chất là thay đổi thời gian ghi nhận, PTL đã có bàn cứu thua trông thấy, khi doanh thu và lợi nhuận năm 2011 gần đạt kế hoạch mà ĐHCĐ năm 2011 giao phó (doanh thu 968,6 tỷ đồng và LNTT 173 tỷ đồng).
    Lên sàn từ cuối năm 2010, ở cả hai mùa công bố BCTC sau đó, PTL đều tung ra bản BCTC với những con số rất đẹp. Chỉ có điều, trên BCTC năm sau, thì số liệu doanh thu và lợi nhuận của năm trước không còn đẹp nữa.
    Thay đổi chính sách kế toán, hợp pháp không?
    Đại diện HOSE cho biết, do việc thay đổi chính sách kế toán dẫn đến doanh thu và lợi nhuận năm 2011 của PTL chênh lệch rất lớn so với trước, Sở yêu cầu việc giải trình của PTL phải có ý kiến của phía công ty kiểm toán. Nhưng việc thay đổi chính sách kế toán liệu có cần thiết và phù hợp với chuẩn mực kế toán và các quy định khác của pháp luật hay không?
    Theo bà Hà Thị Tường Vy, Phó trưởng ban Quản lý hành nghề kế toán, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, về nguyên tắc, DN phải áp dụng thống nhất chính sách kế toán. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán cho phép DN có quyền lựa chọn một trong các cách ghi nhận mà chuẩn mực cho phép. Và việc thay đổi này phải được chứng minh là cần thiết, nhằm nâng cao tính minh bạch của số liệu kế toán.
    Trong trường hợp của Petroland, Công ty có quyền thay đổi cách ghi nhận doanh thu. Nhưng việc mới vừa năm trước thay đổi cách ghi nhận doanh thu theo tiến độ thực hiện và thu tiền, năm sau lại quay ngoắt 180%, khiến doanh thu và lợi nhuận tăng vọt thì khó có thể xem là bình thường.
    “Trong tài chính, chỉ có tiền là thật, còn các số liệu trên BCTC chỉ là hình bóng của tiền”, câu nói này của kế toán trưởng một công ty niêm yết dường như đang đúng với trường hợp của PTL. Thiết nghĩ, điều này cần phải có sự mạnh tay hơn nữa của cơ quan quản lý, chứ không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu giải trình thông tin.
    Về phía DN, PTL lý giải như thế nào về quyết định thay đổi này, quyền lợi của cổ đông sẽ ra sao? ĐTCK sẽ tiếp thông tin đến bạn đọc.
    Theo Phan Hằng Phương
    ĐTCK


  2. huetigers

    huetigers Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    3
    Không lẽ rút lợi nhuận từ năm 2010 sang 2011???
  3. roschildvn

    roschildvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2008
    Đã được thích:
    697
    Bất động sản đóng băng: “Muốn lợi nhuận cao thì dễ lắm!”

    [​IMG] ANH QUÂN
    24/06/2011 15:05 (GMT+7)
    [​IMG] Muốn có lợi nhuận đưa vào sổ sách, nhiều doanh nghiệp bất động sản thường bán dự án vòng quanh - Ảnh minh họa.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (5)

    “Bực mình” vì bị hỏi xoáy vào chuyện lợi nhuận sau thuế so với tổng doanh thu bỗng thấp đi nhiều, vị chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại Tp.HCM bèn tiết lộ mánh “làm đẹp” báo cáo tài chính doanh nghiệp ngành này.

    “Trên đất nước này, làm cái gì mà doanh thu trên 1.650 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế 1.100 tỷ đồng? Rất phi lý”, ông đưa dẫn chứng từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010 của một doanh nghiệp bất động sản lớn trên sàn chứng khoán Tp.HCM.

    Đưa cổ phiếu doanh nghiệp mình lên sàn chứng khoán từ năm 2007, vị chủ tịch hội đồng quản trị nọ có đủ thời gian để “nhìn ngó” các đồng nghiệp. Bất động sản Việt Nam, chỉ tính những doanh nghiệp ra niêm yết, có ba trường phái: một là nói dóc hoàn toàn, một là nửa thật nửa giả và một trường phái là ăn thật làm thật, ông đúc kết lại.

    Để khẳng định cho quan điểm của mình trước báo chí, người đối thoại nêu một ví dụ từ dự án khá nổi tiếng ở phía Tây Hà Nội. Khu đất được cho là “nằm mơ không thấy” và “siêu lợi nhuận” này bán được giá 30 triệu đồng/m2, nhưng cũng chỉ đạt lợi nhuận sau thuế khoảng 30%.

    “Thế thôi chứ bao nhiêu”, ông khẳng định. “Bây giờ đền bù cho dân cả tỷ bạc, lời nhiều làm sao được”.

    Một ví dụ khác, ông lấy từ dự án mình triển khai thành công nhất để minh chứng thêm: “Ai mua được đất trên đại lộ Đông Tây, xuyên suốt từ đầu đến cuối, mặt tiền 3 triệu đồng một m2”. Và ông khẳng định luôn: “Không thể mua được. Tôi làm lâu rồi mới có giá ấy”.

    Ông tính toán thế này: xây dựng chung cư ngày trước, riêng phần thô mất 7 triệu/m2 giá thành xây dựng, nay thì phải tăng thêm 35% nữa. Bán giá từ 12 triệu lên dần đến hiện nay là 18-22 triệu đồng/m2.

    “Dự án của tôi chỉ lãi được 250 tỷ đồng sau thuế. Mà chúng tôi không có văn hóa với nhà thầu là 5%, 3%... Tổng mức đầu tư của tôi khoảng 1 nghìn tỳ đồng, như vậy tỷ suất chỉ có thế thôi”, ông cho hay.

    Với những doanh nghiệp công bố lợi nhuận sau thuế so với tổng doanh thu tới 60-70%, ông cho là có vấn đề về cách hạch toán hơn là thực tế kinh doanh hiệu quả. “Kể cả thời buổi thóc cao gạo kém này, mà muốn doanh thu, lợi nhuận cao thì dễ lắm”, ông khẳng định vậy.

    Trong lúc thị trường bất động sản đóng băng, để có lợi nhuận mà hạch toán hòng giữ giá cổ phiếu, các doanh nghiệp phải “chơi với nhau”. Theo vị này, muốn có lợi nhuận đưa vào sổ sách, nhiều doanh nghiệp bất động sản thường bán dự án vòng quanh.

    Giả sử có 4 doanh nghiệp tham gia, công ty A có dự án thì bán cho đối tác B một nửa, tính luôn được lợi nhuận 1.000 tỷ đồng so với giá vốn chẳng hạn. Đối tác B lại cũng có dự án, bán cho C như vậy, lời 1 nghìn tỷ đồng. C bán cho D và doanh nghiệp cuối cùng này lại bán ngược lại doanh nghiệp A ban đầu.

    “Hợp đồng hợp tác đầu tư ký với nhau dễ quá chứ có gì đâu. Thế là mỗi anh có nghìn tỷ đồng lợi nhuận, nhưng không anh nào có một xu hết”, ông này nói.

    Thế thì, phải có vốn ngân hàng cho vay 1 nghìn tỷ đồng, chuyển đi một vòng như thế rồi lại trở về ngân hàng, mấy ít ngày. “Nhưng đau cái là anh nào cũng mất 250 tỷ đồng đóng thuế thu nhập cho nhà nước”, ông chủ tịch nọ bộc bạch góc đáng buồn của “chiêu thức” bần cùng bất đắc dĩ này.

    Chiêu thứ hai, cũng theo vị nọ, là ghi khống doanh thu từ bán căn hộ. Hiện tất cả các công ty bất động sản trên sàn đều tính doanh thu theo tiến độ cam kết nộp tiền. Tức là, khi khách hàng ký hợp đồng thì thu tiền, cuối năm lên doanh thu.

    Giả sử giá trị phải nộp là 1 tỷ đồng/căn hộ chẳng hạn, trong tình thế người mua mà chủ yếu là nhà đầu cơ quá kẹt tiền như hiện nay, nhiều khi khách hàng chỉ góp 300 triệu đồng/căn vẫn phải cho nộp. Kế toán công ty vẫn lên hạch toán một bên doanh thu 1 tỷ đồng nhưng bên nợ phải thu là 700 triệu đồng/căn.

    “Đau một cái mình thu có 300 triệu đồng/căn thôi. Với kinh doanh bất động sản thì phải nộp ngay 10% thuế VAT, thế thì hạch toán 1 tỷ đồng doanh thu đã phải nộp 100 triệu đồng cho nhà nước. Nhiều công ty trên sàn đều có tình trạng như thế”, ông khẳng định là vậy.

    Một chiêu thức đỡ “đau đớn” hơn là mượn vốn của nhà đầu cơ. Chắc hẳn, thị trường bất động sản trong 3 năm nữa phải có lúc lên. Nếu tin như vậy thì việc mở hầu bao đầu tư ít nhiều vào thời điểm này, với nhiều người vẫn có.

    “Bây giờ khởi động một dự án, bỏ ra ít tiền đầu tư lằng nhằng thôi, xong kêu một loạt nhà đầu tư vào, mỗi anh nộp cho 100 triệu đồng/căn, hồi nào bán thì nộp tiền tiếp. Thế thì hết năm 2011, tôi bán 1.000 căn hộ lập tức doanh thu cũng có 1 nghìn tỷ đồng”, ông nêu thêm ví dụ nữa.
  4. huetigers

    huetigers Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    3
    DBC hôm nay vẫn chất trần rất mạnh, khối lượng khớp lai đột biết, không biết thế nào????????????/
  5. huetigers

    huetigers Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    3
    Hàng ngon hôm nay lại trao tay 3,2 triêu CP : khối lượng cao nhất kể từ khi DBC lên sàn!
  6. huetigers

    huetigers Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    3
    Lúc 9 h17 phút có 1 lệnh tán vào bán giá trần gần 1,2 triêu CP, bác nào giải thích giúp!

    09:17 23.4 1.5 1,188,500 1,588,900
  7. Rockii247

    Rockii247 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Đã được thích:
    3.096
    hạch toán kiểu này để làm giá chứng khoán
  8. skdabc

    skdabc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2012
    Đã được thích:
    42
    PTL và DBC chung 1 cách hạch toán. Sở dĩ DBC có 150 tỷ lợi nhuận BĐS quí 1 là do kiểu hạch toán này
    cẩn thận bác ơi.tung tin đồn không chính xác là mệt đó bác
  9. mechungkhoan11

    mechungkhoan11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2011
    Đã được thích:
    8.092
    Quan trọng gì mấy cái hạch toán, cơ bản là dòng tiền có đưa các Em đó CE 10 phiên không?
  10. huetigers

    huetigers Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    3
    Thật k bác![r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này