PVL, những vụ mua bán cổ phần nghi vấn!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dinao_135, 10/06/2011.

7449 người đang online, trong đó có 1157 thành viên. 12:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 421 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. dinao_135

    dinao_135 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2010
    Đã được thích:
    0
  2. lonrung

    lonrung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Đã được thích:
    0
    nói chung mọi người hãy tẩy chay ngay PVL càng sớm càng tốt ...khi bung bét ra lại hết đường thoát
  3. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    PVL: Những vụ mua bán cổ phần nghi vấn



    PVL chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng cùng một số lượng cổ phần của cùng một công ty trong khoảng thời gian rất ngắn, nhưng phát sinh giá trị chênh lệch tới 44 tỷ đồng.
    CTCP Bất động sản Điện lực Dầu khí (PVL - sàn HNX) được thành lập và hoạt động năm 2007. Năm 2010, công ty này lỗ 8 tỷ đồng và cổ phiếu mới đây bị Sở GDCK Hà Nội đưa vào diện cảnh báo. Đáng chú ý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là 2 thương vụ mua bán cổ phần vòng vèo đầy khó hiểu.
    Thứ nhất là hợp đồng chuyển nhượng cổ phần CTCP Xuyên Thái Bình Dương giữa PVL và CTCP Xây dựng Minh Ngân (MN).
    Ngày 2/4/2010, PVL và MN ký hợp đồng chuyển nhượng 12,12 triệu cổ phần CTCP Xuyên Thái Bình Dương, chiếm 50,5% tổng số cổ phần đã phát hành của CTCP Xuyên Thái Bình Dương cho MN, với giá trị 191,97 tỷ đồng (giá gốc theo sổ sách của PVL là 169,17 tỷ đồng). Lợi nhuận từ vụ chuyển nhượng này là 22 tỷ đồng đã được PVL phản ánh vào báo cáo tài chính năm 2010.
    Tuy nhiên, MN mới thanh toán 100 tỷ đồng cho PVL, tính đến thời điểm 31/12/2010, MN vẫn chưa thanh toán số tiền còn lại. Vậy nhưng, PVL chỉ trích lập dự phòng khoản phải thu quá hạn vào chi phí năm 2010 với số tiền là 27,59 tỷ đồng, tương ứng 30% khoản phải thu quá hạn.
    Khó hiểu là ngày 25/10/2010, HĐQT PVL có nghị quyết phê duyệt phương án hủy hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nêu trên với MN. Nghị quyết có nội dung: Thu hồi toàn bộ số cổ phần CTCP Xuyên Thái Bình Dương, hoàn trả số tiền 100 tỷ đồng MN đã chuyển cho PVL, thanh toán cho MN tiền lãi phát sinh của 100 tỷ đồng theo lãi suất tối đa 18%/năm tính từ thời điểm MN chuyển tiền cho PVL tới thời điểm PVL chuyển trả lại tiền cho MN.
    Nhưng sau đó, ngày 31/5/2011, PVL và MN lại xác định phần nghĩa vụ cơ bản của Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần bị vi phạm dẫn đến hủy bỏ một phần là: Phần nghĩa vụ thanh toán 91,972 tỷ đồng, tương đương 48% giá trị hợp đồng, quy đổi số tiền chưa thanh toán thành cổ phần là 5.817.600 cổ phần.
    Trước đó, năm 2009, một vụ chuyển nhượng cổ phần giữa nội bộ các thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) là PVL và VPI (Viện Dầu khí Việt Nam) cũng khó hiểu không kém.

    Ngày 28/7/2009, PVL và VPI ký hợp đồng với nội dung: PVL chuyển nhượng 12,5 triệu cổ phần (tương ứng 97,66% vốn điều lệ) tại CTCP Nghiên cứu Dầu khí Miền Nam cho VPI, với giá trị 125 tỷ đồng, giá gốc theo sổ sách của PVL là 97 tỷ đồng. Lợi nhuận 28 tỷ đồng từ thương vụ này đã được phản ánh vào báo cáo tài chính năm 2009 của PVL.

    Ngày 28/12/2010, hai bên ký Phụ lục Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng trên với giá thanh lý là 102,11 tỷ đồng. Giá trị thanh lý này giảm so với giá theo hợp đồng chuyển nhượng là 22,88 tỷ đồng và được PVL hạch toán vào lợi nhuận sau thuế năm 2010, thay vì điều chỉnh hồi tố vào báo cáo tài chính năm 2009 của Công ty.
    Ngày 6/1/2011, PVL và VPI ký hợp đồng về việc VPI chuyển nhượng lại toàn bộ 12,5 triệu cổ phần tại CTCP Nghiên cứu Dầu khí miền Nam cho PVL, với tổng giá trị là 146,11 tỷ đồng và PVL sẽ ghi nhận vào báo cáo tài chính năm 2011, chênh lệch tăng so với giá thanh lý theo hợp đồng trước đó là 44 tỷ đồng.
    Điều gây nghi ngờ ở đây là việc PVL chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng lại này xảy ra với cùng một số lượng cổ phần của cùng một công ty trong một khoảng thời gian rất ngắn, nhưng lại phát sinh giá trị chênh lệch rất lớn, tới 44 tỷ đồng.

    Sau đó, ngày 25/5/2011, PVL có công văn gửi PetroVietnam, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (công ty mẹ) và VPI với nội dung: Đề nghị hỗ trợ và điều chỉnh giảm giá trị nhận chuyển nhượng để chênh lệch trong hoạt động nhận chuyển nhượng lại cổ phần chỉ còn 14 tỷ đồng, thay vì chênh lệch 44 tỷ đồng như trên.
    Với tính chất vòng vèo của những thương vụ trên, Công ty Tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam, đơn vị thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 cho PVL đã từ chối đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của PVL tại ngày 31/12/2010. Xét về chuyên môn, việc từ chối đưa ra ý kiến trong báo cáo tài chính của kiểm toán thể hiện mức độ rất nghiêm trọng.
    Tại sao PVL thực hiện những thương vụ khó hiểu như trên? Tại sao PVL lại xin ý kiến PetroVietnam và PVC để giảm giá mua lại cổ phần từ VPI?

    ĐTCK đã chuyển thắc mắc của các nhà đầu tư tới PVL, PVN và PVC. Câu trả lời sẽ minh bạch quyền lợi của các cổ đông PVL, nhất là khi PVL đang là DN niêm yết trên TTCK.
    Theo Anh Việt
    Đầu tư chứng khoán
  4. 4so9

    4so9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Đã được thích:
    446
    Hix...lại phải mua thêm floor từ thứ 2 để bình quân giá rồi ;))
  5. VAJ

    VAJ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Đã được thích:
    1.192
    tin này biết cả tuần nay rồi, nhưng sao hôm thứ 6 lại dư mua trần nhiều thế
  6. softstock

    softstock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2010
    Đã được thích:
    0
    dư mua trần để xả đc giá trần. :)) thứ 2 sẽ là xả đó bác, rồi sẽ down vô đáy. liệu hồn
  7. gdsanhdieu

    gdsanhdieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Đã được thích:
    770
    :-??[:p]
  8. gdsanhdieu

    gdsanhdieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Đã được thích:
    770
    đọc mà hiểu được bài viết này thì em phục các bác...........em éo hiểu được...[:D]:((

Chia sẻ trang này