PVT: Những thông tin giúp cổ phiếu ngành vận tải biển tăng giá

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Bigbeng, 14/09/2009.

6618 người đang online, trong đó có 964 thành viên. 09:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 572 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Bigbeng

    Bigbeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2009
    Đã được thích:
    0
    PVT: Những thông tin giúp cổ phiếu ngành vận tải biển tăng giá


    Gần đây, cổ phiếu ngành vận tải biển tăng tương đối khả quan nhờ vào một số thông tin hỗ trợ đến từ các công ty trong ngành và tình hình khả quan của ngành vận tải biển nói chung. Nhìn chung, ngành vận tải biển có khả năng hồi phục trong 2 năm tới khi nền kinh tế đi vào sự ổn định. Trong ngắn hạn, một vài thông tin tốt đến từ các công ty vận tải biển như sau.



    VIP (vận tải biển xăng dầu): Lũy kế 8 tháng, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của ViP ước đạt 80.5 tỷ đồng bằng 91% kế hoạch năm 2009 và bằng 106,54% thực hiện cả năm 2008. Kết quả 8 tháng cao hơn dự báo cả năm của chúng tôi được thực hiện vào đầu năm nay. Tin về hoạt động kinh doanh của VIP có vẻ ảnh hưởng đến cổ phiếu VTO vì VTO có hoạt động kinh doanh tương tự VIP, đều là công ty con của Petrolimex chuyên vận tải xăng dầu từ thị trường nước ngoài về Việt nam. Chúng tôi nghĩ rằng hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất không ảnh hưởng tiêu cực nhiều như chúng tôi phân tích trước đây. Mặc dù VTO không có thông tin hỗ trợ để tăng giá như ViP nhưng cổ phiếu VTO đã có hai phiên tăng trần. Chúng tôi nghĩ rằng đây là nhờ hiệu ứng của VIP.

    Chúng tôi dự báo cả năm 2009, ViP có thể đạt doanh thu 1,141 tỷ đồng, giảm 9% trong khi lợi nhuận sau thuế là 126 tỷ đông, tăng 68% so với năm ngoái. PE của cả năm dự kiến ở mức 8.6 lần, mức định giá này tương đối rẻ.

    VST (vận tải biển hàng rời): CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt nam (VST) đang xúc tiến bán tàu Viễn Đông 1 với giá 2,7 triệu USD và tàu hawkone với giá 1,8 triệu USD. Đội tàu hiện tại của VST có 18 chiêc với tổng trọng tải 316,487 DWT. Việc bán tàu dự kiến được thực hiện trong quý 4. Cả 2 tàu này đã hết khấu hao nên tiền bán tàu sẽ được hạch toán vào lợi nhuận. Trong 6 tháng cuối năm, tổng lợi nhuận dự kiến từ hoạt động bán tàu và hoạt động kinh doanh ước đạt 130 tỷ đồng.

    Chúng tôi nghĩ rằng mảng vận tải biển hàng rời có thể vẫn trong chu kỳ suy thoái tuy nhiên tình hình hiện tại đã khả quan hơn thời điểm đầu năm 2009. Mặc dù chất lượng lợi nhuận không được đánh giá cao vì chủ yếu đến từ hoạt động bán tàu tuy nhiên đây vẫn là tin tốt cho các nhà đầu tư.

    Dự kiến cả năm 2009, VST có thể đạt doanh thu 1,250 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 55 tỷ đồng. PE của cả năm dự kiến ở mức 14 lần.

    VNA (vận tải biển hàng rời): Không có tin tức chính thức hỗ trợ cho việc tăng giá của cổ phiếu VnA trong thời gian gần đây. Tuy nhiên theo thông tin không chính thức, công ty có thể sẽ thanh lý 2 tàu cũ với lợi nhuận dự kiến 30 tỷ đồng. ngoài ra, có thể công ty sẽ bán bớt danh mục đầu tư cổ phiếu. Công ty hiện nắm giữ 31 tỷ đồng cổ phiếu ngân hàng hàng hải tính theo mệnh giá. Với giá thị trường vào khoảng 22,000 đồng (gấp 2.2 lần giá vốn), chúng tôi được biết lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu có thể đạt 30 tỷ đồng.

    Chúng tôi dự báo cả năm 2009, VNA có thể đạt doanh thu 629 tỷ đồng tương ứng với lợi nhuận sau thuế là 58 tỷ đông. PE của cả năm dự kiến ở mức 6.4 lần. Nhìn chung, các thông tin hỗ trợ đều là các thông tin riêng lẻ của từng công ty vận tải biển thay vì tin tốt cho toàn ngành. Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất cho ngành vận tải biển dường như đã đi qua và sản lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong thời gian tới. Nhìn chung, chất lượng thu nhập của các công ty vận tải biển trong năm 2009 không cao vì phần lớn lợi nhuận đến từ hoạt động thanh lý tài sản và chúng tôi hy vọng bắt đầu từ năm 2010 thị trường vận tải biển có sự phục hồi.

    Trong 6 tháng đầu năm, các công ty vận tải biển gặp khó khăn lớn với nhu cầu vận tải biển sụt giảm mạnh cùng với sự điều chỉnh sâu của giá cước vận tải biển. Đồng thời, các khoản nợ vay lớn bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) là một khó khăn cộng hưởng. Quy mô đội tàu của các công ty vận tải biển Việt nam tương đối nhỏ đồng thời hợp đồng vận tải ký kết thường là hợp đồng ngắn hạn nên thời gian vừa qua kết quả kinh doanh các công ty vận tải biển rất thấp. Đòn cân nợ cao là một vấn đề nan giải đặc biệt với các công ty như DDM, VSP.

    Ngược với điều đó là việc ngành có mức đòn bẩy cao đối với bất kỳ đợt phục hồi nào khi mà giá cước vận tải biển phục hồi nhanh nhất. hiện tại, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trong khu vực đã được cải thiện sẽ giúp cho triển vọng phục hồi đối với lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính sẽ được đảm bảo. P/E dự kiến cho năm 2009 của ngành nằm từ 6.4 đến 30.4 lần, đây là một dải P/E rộng nhưng không nói lên nhiều điều.

    Trên thực tế, lợi nhuận năm 2009 chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động bất thường. Và chúng ta có thể thấy ở trên, việc bán các con tàu cũ và cổ phiếu được sử để bù vào các con số lợi nhuận yếu kém trong hoạt động kinh doanh chính.

    Những cổ phiếu tốt nhất trong ngành theo quan điểm của chúng tôi là VIP với các chỉ số cơ bản hấp dẫn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Lợi nhuận của công ty chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh chính. Chúng tôi dự kiến PE năm 2009 chỉ là 8.6 lần. Chúng tôi cho rằng VIP là cổ phiếu tốt để đầu tư vì công ty có một khách hàng ổn định (Petrolimex). Và mặc dù nhà máy lọc dầu có thể khiến nhu cầu nhập khẩu xăng dầu thành phẩm xuống thì ảnh hưởng này đã tác động không nhiều như dự kiến. Chúng tôi dự kiến VIP sẽ thu được khoảng 50% doanh thu hàng năm từ Petrolimex.

    Đối với các nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro cao hơn, chúng ta có thể lựa chọn VNA trên cơ sở là đợt phục hồi sẽ mạnh hơn trong năm sau. So với các công ty vận chuyển hàng rời, VNA có một khách hàng lớn là Vinafood(VFA), vốn là một công ty xuất khẩu gạo độc quyền và chiếm tới 30% doanh thu hàng năm của công ty.

Chia sẻ trang này