q4 ai đã cướp của VNM gần 1500 tỷ doanh số

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi KhiemTKT, 07/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2524 người đang online, trong đó có 31 thành viên. 03:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6456 lượt đọc và 102 bài trả lời
  1. KhiemTKT

    KhiemTKT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    338
    VNM: Lãi ròng cả năm hợp nhất 6,534 tỷ, vượt 5% kế hoạch
    CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2013với lợi nhuận sau thuế 1.470 tỷ đồng, lũy kế cả năm đạt 6,534 tỷ đồng, vượt 5% kế hoạch.
    Doanh thu thuần cả năm đạt 30,948 tỷ đồng, tăng 16.5% so năm 2012 và bằng 95% kế hoạch. Lợi nhuận gộp cũng tăng 23% khi đạt 11,182 tỷ đồng, ứng với tỷ suất lãi gộp biên ở mức 36%. Hoạt động tài chính năm qua mang về 416 tỷ đồng lợi nhuận.

    Theo đó, sau khi trừ đi các loại chi phí, VNM ghi nhận 6,534 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 12% so năm 2012 và vượt 5% kế hoạch. EPS tương ứng 7,839 đồng.

    http://image.*********.vn/2014/02/06/vnm-bctc.JPG

    Tại ngày 31/12/2013, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VNM đạt 6,149 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng thêm 3,178 tỷ đồng, lên mức 22,875 tỷ đồng.
  2. KhiemTKT

    KhiemTKT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    338
    Thị trường sữa vui nhộn vì sự thách đố của TH Milk
    14:47:17 PM 19/11/2013

    [​IMG]
    Trong khi TH Milk sắp vượt Vinamilk về thị phần sữa tươi tại thị trường nội địa, thì Vinamilk lại dồn sức đầu tư hàng loạt nhà máy để tăng vị thế xuất khẩu.

    Theo ông Trần Bảo Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu, thị trường sữa Việt Nam có quy mô 3 tỷ USD, với nhiều tên tuổi như Vinamilk, FrieslandCampina Việt Nam (liên doanh giữa Công ty Xuất nhập khẩu Bình Dương với Tập đoàn Royal FrieslandCampina - Hà Lan), Ba Vì Milk, Mộc Châu Milk, Đà Lạt Milk, Long Thành Milk…, trong đó, Vinamilk có thị phần lớn nhất, tiếp theo là FrieslandCampina Việt Nam. Tuy nhiên, gần 2 năm trở lại đây, sự xuất hiện của TH True Milk đã làm thay đổi thị trường sữa Việt Nam.

    Thời gian qua, TH Milk dồn dập “thách đố” Vinamilk ở phân khúc sản phẩm sữa tươi 100%, với nhiều tuyên bố sốc của bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, nhà tư vấn tài chính cho Dự án Nhà máy Sữa TH True Milk, gây nhiều dư luận trái chiều về cạnh tranh trong ngành sữa Việt Nam, như: “Tôi không có đối thủ”, “Làm kẻ chiến thắng không khó, giữ được sự cao quý trong thành công mới là hoàn hảo”.

    Hiện TH Milk đã đạt tổng doanh thu 2.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 33% thị phần thị trường sữa tươi. Bà Hương đặt mục tiêu đến năm 2017, TH Milk sẽ chiếm 50% thị phần sữa nước, đạt doanh thu 23.000 tỷ đồng.

    Trong khi đó, nguồn nguyên liệu của Vinamilk hiện chỉ đáp ứng được 25% hoạt động sản xuất, với khoảng 7.000 con bò và mua từ các hộ nông dân. Theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2012 - 2016, tổng đàn bò của các trang trại Vinamilk đến cuối năm 2012 đạt 9.500 con, đến năm 2015 đạt 25.500 con và năm 2016 tăng lên 28.000 con.

    Vinamilk đang nắm giữ phần lớn thị phần trong các phân khúc thị trường hàng tiêu dùng chính như sữa đặc (chiếm 80% thị phần); sữa chua (chiếm 90%) và sữa nước (chiếm 50%). Với mức thị phần gần như độc quyền như vậy, giới phân tích cho rằng, Vinamik sẽ khó gia tăng thêm thị phần; thậm chí theo xu hướng thị trường, thị phần của Vinamik có thể bị giảm nếu đại gia này không đưa ra được những dòng sản phẩm hoàn toàn mới.

    Tuy nhiên, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk từng khẳng định, Vinamilk sẽ làm mọi cách để không chỉ giữ vững thị phần, mà mỗi năm, còn phải giành thêm được ít nhất 1-2% thị phần. Vinamilk còn đặt mục tiêu nâng tỷ lệ nguyên liệu sữa tươi từ 25% hiện tại lên khoảng 40% trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng sản phẩm sữa tươi trong nước.

    Hiện tại, Vinamilk đang dồn sức đầu tư hàng loạt nhà máy mới. Mới đây, Vinamilk đầu tư 276 tỷ đồng xây Nhà máy Sữa Lam Sơn (Thanh Hóa), với công suất thiết kế khoảng 156 triệu hũ sữa chua ăn/năm, 60 triệu lít sữa tiệt trùng/năm. Nhà máy dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào cuối tháng 4/2013, sẽ cung cấp sản phẩm nhiều hơn cho các thị trường Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình.

    Hiện Vinamilk có một nhà máy sản xuất sữa ở New Zealand, 10 nhà máy sản xuất sữa hiện đại từ Bắc vào Nam và đã chạy hết 100% công suất. Để đạt được kế hoạch chiến lược đến năm 2017 sẽ trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới, với doanh số 3 tỷ USD/năm, Vinamilk sẽ có thêm 3 nhà máy mới, với tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng, trong đó, “siêu nhà máy” ở Bình Dương sẽ vận hành vào quý I/2013, với sản lượng 400 triệu lít sữa tươi/năm. Việc đầu tư 3 nhà máy mới này của Vinamilk nhằm hướng tới thị trường chính là xuất khẩu.

    Hiện tại, lượng xuất khẩu của Vinamilk đã chiếm 14% tổng sản lượng. Các sản phẩm sữa của Vinamilk đã có mặt tại Thái Lan, châu Phi, Trung Đông… Trong quý II/2012, xuất khẩu tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng với 82,8%, đem về 1.161 tỷ đồng doanh thu.

    Tuy nhiên, đại diện một hãng sữa liên doanh tại Việt Nam nhận định, tuy có bước ngoặt lớn trên “mặt trận” xuất khẩu, nhưng Vinamilk chắc hẳn đã biết, ngành sữa thế giới đang ở thời điểm bão hòa, mỗi năm chỉ tăng 2-3%/năm.
    VuAiNhan3010 thích bài này.
  3. KhiemTKT

    KhiemTKT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    338
    TH số 1
    VNM số 2
    bởi lẽ nó làm kinh doanh quá bài bản và có back của vip
  4. KhiemTKT

    KhiemTKT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    338
    LN VNM tăng nhưng so với vdl tăng nhanh hơn thì coi là giảm
    giá sữa tăng mấy lần năm qua mà LN tăng có tẹo
    thị phần đang bị vơi đi nhanh chóng
    sgnvina1 thích bài này.
  5. toanphatloc

    toanphatloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2011
    Đã được thích:
    1.987
    10-2-2014 giá sữa bán lẻ vnm tăng giá đó bạn
  6. KhiemTKT

    KhiemTKT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    338
    Sữa tươi “nóng”
    Hoàng Phi
    Chủ Nhật, 26/1/2014, 13:58 (GMT+7)
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    Khách hàng chọn mua sửa tại một siêu thị. Ảnh: Kinh Luân.
    (TBKTSG) - Thị trường sữa Việt Nam năm 2013 vẫn tăng trưởng mạnh. Thống kê cho thấy nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của cả năm là 1,099 tỉ đô la Mỹ, tăng 130,7% so với năm 2012. Cuộc chiến về sữa chưa bao giờ bớt nóng, trong đó thị trường sữa tươi đang chứng kiến những nhân tố có thể làm đảo lộn cuộc chơi.

    Bước chuyển mình của những “ông lớn”

    Theo một nguồn tin, doanh số của TH Milk trong những tháng vừa qua tăng vọt khi lên đến 300 tỉ đồng/tháng, doanh thu cả năm hơn 3.000 tỉ đồng. Con số này nếu so với 32.000 tỉ đồng của Vinamilk hay khoảng vài chục ngàn tỉ đồng của FrieslandCampina thì chẳng thấm tháp gì, nhưng nếu biết rằng TH Milk mới xuất hiện vài năm gần đây và mới chỉ có hai dòng sản phẩm là sữa tươi và yogurt, mới thấy TH Milk là một nhân tố mới đáng chú ý trong cuộc chơi.

    Theo một chuyên gia, trong doanh thu của TH Milk, khoảng một phần ba là từ thị trường miền Nam, còn lại là thị trường miền Bắc. Tuy nhiên, thị trường miền Nam đang tiêu thụ khoảng 60% lượng sữa nước trong khi nhà máy TH Milk lại đặt ở miền Bắc, khâu vận chuyển và bảo quản làm tăng chi phí. Bước đi kế tiếp của TH Milk là sẽ xây dựng một trang trại thứ hai cùng nhà máy ở miền Nam để tiếp cận nhanh chóng hơn thị trường rộng lớn này. Trên thực tế, đã có những cuộc tiếp xúc giữa TH Milk với lãnh đạo một số tỉnh khu vực Tây Nguyên để thực hiện dự án.

    Một tỉ đô la Mỹ cũng là doanh số hiện tại của thị trường sữa nước Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này trong những năm qua luôn ở mức hai con số.

    Theo tính toán của Devondale - nhà sản xuất sữa tươi của Úc, cho đến nay, lượng sữa trung bình mỗi người dân Việt Nam uống hàng năm vẫn còn ít so với các quốc gia trong khu vực, chỉ khoảng 14 lít. Điều đó có nghĩa thị trường sữa nước ở Việt Nam hiện ở mức 1,260 tỉ lít.

    Chỉ mấy năm trước, giữ thế thượng phong trên thị trường hầu như chỉ có Vinamilk và Cô Gái Hà Lan, nhưng đến nay đã có hàng chục thương hiệu trong nước, cả cũ lẫn mới, cạnh tranh với nhau khốc liệt.
    Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, cho biết Vinamilk hiện chiếm đến 50% thị phần sữa nước, và không hề muốn mất đi bất cứ phần trăm thị phần nào. Sau khi đưa vào hoạt động hai nhà máy lớn, trong đó có nhà máy sữa tươi công suất giai đoạn đầu là 400 triệu lít/năm (từ tháng 9 năm ngoái), Vinamilk cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Mới nhất, Vinamilk đã chính thức có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh một công ty tại Campuchia, nắm 51% cổ phần trong tổng vốn đăng ký hơn 80 tỉ riel, tức hơn 420 tỉ đồng Việt Nam. Công ty Miraka ở New Zealand nơi Vinamilk có 19,3% cổ phần cũng đã điều chỉnh vốn đầu tư từ 121 triệu đô la New Zealand lên hơn 147 triệu, tương đương 2.534 tỉ đồng Việt Nam để đầu tư dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng UHT. Vinamilk cũng đã đầu tư 7 triệu đô la Mỹ để nắm 70% cổ phần của Công ty Driftwood Dairy Holding Corporation có trụ sở tại tiểu bang California, chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm từ sữa và nước hoa quả cùng đồ ăn nhẹ. Tất cả đang phục vụ cho mục tiêu doanh thu 3 tỉ đô la Mỹ vào năm 2017.

    Cuộc đua trên từng cây số

    Trên thị trường khoảng hơn 1,2 tỉ lít/năm, phân khúc sữa tươi cao cấp cũng có những cuộc cạnh tranh không kém phần sôi động. Tháng 8-2013, Devondale đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Tổng giám đốc phụ trách tiếp thị của Devondale, bà Suzanne Douglas, cho biết Devondale là nhà sản xuất sữa lớn của Úc, chiếm khoảng một phần ba sản lượng sữa của nước này. Công ty này hiện có đàn bò lên đến 580.000 con trên các nông trại.

    Theo nghiên cứu của công ty này, phân khúc sữa tươi cao cấp có giá trị khoảng 60 triệu lít/năm, tốc độ phát triển ở mức 18%/năm. Devondale kỳ vọng sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần 30%. Mới hoạt động sáu tháng, Devondale từ chối bình luận về công việc kinh doanh vì cho rằng “vẫn còn quá sớm để đánh giá”. “Đây là một thị trường có tiềm năng lớn. Devondale nhìn nhận các đối thủ của mình là các nhà nhập khẩu các thương hiệu sữa từ Úc, New Zealand và châu Âu vốn có chung sản phẩm sữa tươi UHT”, đại diện Devondale nói.

    Thực tế, trên quầy kệ ở các siêu thị, các sản phẩm sữa tươi nhập khẩu cũng khá phong phú. Các thương hiệu sữa tươi như Anchor của New Zealand và Meadow Fresh đều có mức giá từ 35.000-43.000 đồng/lít khi đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra còn có sữa Emborg từ Đức, sữa Paysan Breton của Pháp... Đắt nhất là loại sữa Emmi Swiss Premium của Thụy Sỹ có mức giá 70.000 đồng/hộp 1 lít.

    Phần lớn nguồn nguyên liệu của các công ty sữa ở Việt Nam được phát triển từ các trang trại bò sữa của các nhà máy, và từ các hộ dân liên kết. Tổng đàn bò của Việt Nam hiện tại là hơn 180.000 con, phần lớn ở khu vực phía Bắc, mỗi năm cho ra lượng sữa khoảng 420.000 tấn. Vinamilk là khách hàng mua sữa tươi từ nông dân nhiều nhất với khoảng 550 tấn/ngày từ 65.000 con bò trên cả nước. TH Milk sở hữu trang trại bò sữa lớn nhất với khoảng 30.000 con hiện tại, theo con số của TH Milk cung cấp. FrieslandCampina cũng gia nhập cuộc chơi với việc hàng năm thu mua sữa khá nhiều từ hơn 35.000 con bò sữa trên khắp cả nước.

    Cuộc đua xây dựng trang trại cũng đang nóng. Theo bà Mai Kiều Liên, Vinamilk, coi như đã hoàn tất khâu xây dựng nhà máy và đang tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu. Công ty này đã bỏ ra hơn 700 tỉ đồng để xây dựng 5 trang trại với hơn 8.000 con bò trước đây, và nay đang tiếp tục mở rộng thêm. Vinamilk đã nhận được giấy phép đầu tư khu trang trại lớn tại Thanh Hóa, từ nông trường Lam Sơn, cùng với trang trại tại Hà Tĩnh và Tây Ninh. Đặc biệt, nông trường tại Thanh Hóa sẽ là một trang trại theo tiêu chuẩn quốc tế, với số lượng đàn bò lên đến 25.000 con, trên diện tích 2.600 héc ta.

    Theo ông Trần Bảo Minh, Giám đốc điều hành IDP, sản phẩm sữa tươi ngon hay dở đều phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào, vì thế nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư vào trang trại cũng là điều dễ hiểu. “Trong thời gian tới, ai làm chủ nguồn nguyên liệu, người đó sẽ thắng”, ông Minh nói.
  7. KhiemTKT

    KhiemTKT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    338
    thằng nào chẳng tăng
    trước tết đã tăng rồi
  8. KhiemTKT

    KhiemTKT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    338
    dân MB chuộng THM ồi
    mà sao HNM 30 tết nhà máy vẫn phải full công suất:drm3
  9. VuAiNhan3010

    VuAiNhan3010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Đã được thích:
    2.161
    Vừa đọc vừa nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu bác định PR hay dìm hàng VNM nữa. Có vẻ như muốn dìm hàng, nhưng thông tin đưa ra là mang chiều hướng ngược lại :D.
  10. Dancewithwolves

    Dancewithwolves Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    1.899
    Thằng THM cũng sẽ phải đầu tư rất nhiều nhà máy nữa, mà muốn bắt kịp và vượt VNm chỉ có nước đi tắt thôi, MA là tất yếu
    KhiemTKT thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này