Quan liêm là phúc nước nhà, quan tham là tai họa của nhân dân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 10/02/2008.

4917 người đang online, trong đó có 842 thành viên. 08:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 263 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Quan liêm là phúc nước nhà, quan tham là tai họa của nhân dân



    Quan liêm là phúc nước nhà, quan tham là tai họa của nhân dân

    Tham nhũng luôn là mối họa lớn với dân, với nước, ảnh hưởng tới sự tồn vong của dân tộc. Cụ Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm, coi tham nhũng như là một loại chuột nguy hiểm, chuyên đục khoét của dân, của nước. Cụ Lê Quý Đôn coi tham nhũng là một trong bốn nguyên nhân mất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời coi tham nhũng là thứ giặc nội xâm, cũng nguy hiểm không kém gì giặc ngọai xâm.

    Lật giở từng trang sử cũ của dân tộc, ta còn thấy đó những tấm gương đạo đức sáng ngời của các bậc tiền nhân. Những vị minh quân như vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông..., những vị quan Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi? là những vị hùng tài đại lược, đức độ ngút trời, hết lòng chăm lo cho dân, cho nước.

    Thế nhưng, lại có nhiều vua, quan chỉ chăm chăm hưởng thụ, ăn chơi bòn rút của dân của nước, bỏ mặc dân tình khốn khó như vua Cao Tông thời Lý, vua Dụ Tông thời Trần, vua Uy Mục, Tương Dực thời Lê hiếu sát, tham dâm, chơi bời trác táng...

    Vua không sáng thì tôi không hiền. Trần Khánh Dư (thời Trần) nói: ?oTướng là chim ưng, quân dân là con vịt, đem con vịt mà nuôi chim ưng thì có gì là lạ??; Hồ Tông Thốc (thời Trần) nói: ?oMột con đội ơn vua, cả nhà ăn lộc trời?,?

    Chốn quan trường nhiều kẻ mang tư tưởng này, nếu có điều kiện họ sẽ sẵn sàng bán rẻ danh dự để được vinh hoa phú quý.

    Đỗ Tử Bình (thời Trần) chẳng màng đến an nguy của quốc gia mà ẩn giấu số vàng tiến cống của vua Chiêm, gây nên cảnh binh đao, khiến vua Trần Duệ Tông phải bỏ mạng.

    Tể tướng Lê Thụ (thời Lê sơ) làm đám cưới cho con trai mình với nàng công chúa câm, mà của hối lộ khắp nơi đổ về kinh đô về nườm nượp, chợ kinh thành hết sạch gấm lụa.

    Các triều đại phong kiến đều thấy được sự hiểm nguy của tham nhũng, nên có nhiều biện pháp tổng hợp để chống tham nhũng.

    Người viết bài này, với suy nghĩ chủ quan của mình, thấy rằng người xưa đã có những phương cách chống tham nhũng mà ngày nay chúng ta có thể tham khảo.

    H.Nguyễn

Chia sẻ trang này