1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quản lý cổ phiếu OTC: Khó thực hiện được sớm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi S_Fone2006, 22/03/2007.

3405 người đang online, trong đó có 108 thành viên. 05:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 221 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. S_Fone2006

    S_Fone2006 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Đã được thích:
    0
    Quản lý cổ phiếu OTC: Khó thực hiện được sớm

    Quản lý cổ phiếu OTC: Khó thực hiện được sớm
    13:27'' 21/03/2007 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Trong buổi đối thoại trực tuyến với bạn đọc Báo điện tử ********************** sáng 21/3 ông Vũ Bằng - Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết việc quản lý các giao dịch trên thị trường tự do (OTC) nhằm hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư khó có thể thực hiện được sớm.

    Ông Bằng khẳng định không thể thiếu sự hiện diện của thị trường này. Tuy nhiên, ông cũng công nhận đây là một thị trường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và Ủy ban không có nhận định nào về xu hướng hay biến động của thị trường này mà chỉ đưa ra các khuyến cáo đối với các nhà đầu tư là nên thận trọng đối với các quyết định đầu tư của mình.

    Ông Bằng cho biết, hiện các công ty có cổ phiếu trên thị trường OTC thường không có kiểm toán cho các báo cáo tài chính của mình và việc giám sát kiểm soát đối với các công ty này cũng rất hạn chế. Đây là điều mà các nhà đầu tư cần lưu ý.

    Về một vấn đề thu hút khá nhiều sự chú ý trên thị trường tự do gần đây là hiện tượng rao bán năm thâm niên của nhân viên một số doanh nghiệp như Vietcombank, Bảo Việt, Bia Sài Gòn, Bia Hà Nội, ông Vũ Bằng cho rằng đây là hiện tượng chắc chỉ có tại Việt Nam. Không bình luận nhiều về vấn đề này, ông Bằng chỉ cho biết trong các quy định về cổ phần hoá có chính sách ưu đãi cán bộ công nhân viên mua cổ phần ưu đãi theo thâm niên. Tuy nhiên, việc mua bán này chứa đựng rất nhiều rủi ro bởi việc định giá cổ phiếu chưa được xác định, sự phát triển TTCK trong thời gian tới cũng chưa biết thế nào. Theo quy định, cổ phiếu chỉ được chuyển nhượng khi quyền sở hữu được xác lập.

    Theo kế hoạch, UBCKNN sẽ không quản lý trực tiếp các giao dịch trên thị trường này mà mục tiêu là quản lý bằng các biện pháp kinh tế nhằm thu hút cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thị trường OTC vào thị trường chính thức.

    Theo đó, UBCKNN sẽ gắn kết Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) với Trung tâm lưu ký chứng khoán và các công ty chứng khoán nhằm thu hút các doanh nghiệp trên thị trường này vào thị trường tập trung với mục tiêu công khai hoá các giao dịch trên thị trường OTC.

    Việc xoá bỏ ngay các giao dịch này là rất khó, ông Bằng cho biết và đưa ra một minh chứng về TTCK tự do của Trung Quốc. Theo đó, quốc gia này ban đầu cũng cho tự do hoá các giao dịch này. Sau đó cũng đã xây dựng các trung tâm giao dịch thông qua ngân hàng và sở giao dịch. Tuy nhiên, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa thực sự quản lý được thị trường này. Rủi ro cao vẫn còn tồn tại.

    Phát hành chứng khoán riêng lẻ sẽ phải báo cáo với UBCKNN

    Trước thực trạng thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt các đợt phát hành riêng lẻ của các doanh nghiệp có rất ít thông tin (thường là tin đồn) và không chịu một sự quản lý giám sát của các cơ quan chức năng, ông Bằng cho biết đang kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính ra quy định việc phát hành riêng lẻ phải báo cáo với UBND, Bộ chủ quản.

    Đồng thời, UBCKNN cũng kiến nghị phải có kiểm toán và có các quy định về công bố thông tin đối với các tổ chức phát hành lớn. Mục tiêu nhằm công khai hoá thông tin và bảo vệ nhà đầu tư.

    Trước đây, UBCK đã có quy định việc phát hành riêng lẻ phải thực hiện báo cáo tuy nhiên do không được công chúng chấp nhận nên việc báo cáo hiện chỉ được áp dụng cho đối với các công ty phát hành chính thức.
  2. S_Fone2006

    S_Fone2006 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Đã được thích:
    0
    UBCKNN: Chứng khoán nóng là điều đáng mừng
    12:47'' 21/03/2007 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Trong cuộc giao lưu trực tuyến diễn ra sáng nay tại website **********************, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, đưa ra nhận định rằng, thời gian vừa qua TTCK phát triển nhanh là một điều đáng mừng.

    Theo ông, sở dĩ nói như vậy là vì điều này thể hiện TTCK nói riêng và nền kinh tế VN nói chung đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư để TT dần dần trở thành một kênh huy động vốn dài hạn trong nền kinh tế.

    Theo ông, sở dĩ TTCK phát triển nhanh là vì nền kinh tế phát triển nhanh, Nhà nước thực hiện nhiều chính sách cải cách? Song song với đó, bản thân TTCK đang phát huy tác dụng của mình đối với nền kinh tế nói chung, nhiều doanh nghiệp được cổ phần hoá, được niêm yết trên TTCK.

    Báo chí góp phần giúp TTCK phát triển nhanh

    Trả lời bạn đọc của bản tin tài chính VTV về chất lượng đưa tin của báo chí về chứng khoán thời gian qua, ông Đào Duy Quát, Tổng Biên tập Báo điện tử **********************, đánh giá rằng TTCK phát triển nhanh là có sự đóng góp rất tích cực của báo chí.

    Theo ông Quát, từ năm 1986, VN đã tiến hành đổi mới kinh tế trong đó có đổi mới thị trường tiền tệ, chứng khoán? Các báo chí: truyền hình, điện tử, báo in, tạp chí đã có một số chuyên mục, chuyên trang về TTCK, tiền tệ. Gần đây, TT phát triển nhanh là có sự đóng góp rất tích cực của báo chí. Theo ông, không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào TTCK VN, mà là nhờ công tác thông tin, tuyên truyền của báo chí.

    Theo ông Quát, báo hình, điện tử thời gian qua đã có nhiều thông tin vì sự phát triển của TTCK VN. Nhưng qua đó, ông cũng cảnh báo rằng, nhiều dư luận cho rằng vừa qua, TTCK có phần quá nóng trong đó cũng có nhân tố của báo chí. Có dư luận còn cho rằng có một số nhà báo mua cổ phiếu, viết bài để kích hoạt, trục lợi.

    Theo ông Bằng, vấn đề của VN hiện nay là phải làm sao để thị trường phát triển một cách bền vững, đúng với đường lối của Đảng và Chính sách của Chính phủ đã đề ra.

    TTCK Việt Nam chưa thật vững chắc do tâm lý đầu tư ngắn hạn

    Ông Bằng nhận định rằng, hiện nay, tuy qui mô thị trường đã tăng cao, song quan hệ cung và cầu chứng khoán nhiều lúc mất cân đối gây nên những biến động cho thị trường, do vậy TTCK hoạt động chưa thực sự ổn định vững chắc, vẫn thể hiện một sự không ổn định trong hoạt động giao dịch của thị trường mà nguyên nhân chính vẫn phụ thuộc vào tâm lý đầu tư ngắn hạn.

    Ông Vũ Bằng cũng cho rằng, mặc dù mức vốn hoá thị trường tăng nhanh vào những tháng cuối năm, nhưng nhìn chung quy mô thị trường của Việt Nam vẫn còn nhỏ so với các nước. Mức tăng vốn hoá thị trường trong thời gian qua ngoài yết tố do đưa thêm một lượng cổ phiếu niêm yết mới còn có yếu tố tăng giá. Chỉ số VN-Index chưa thực sự trở thành phong vũ biểu của nền kinh tế.

    Dù sao, theo ông Bằng, trong 7 năm qua, TTCK có tổ chức phát triển nhanh về qui mô; tổng mức vốn hoá đến nay đã đạt mức 38% GDP, khoảng 22 tỷ USD, nếu kể cả trái phiếu đạt mức 46% GDP; doanh nghiệp và Chính phủ đã sử dụng TTCK như một kênh huy động vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế; tổng mức vốn huy động qua cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, đấu giá cổ phần hoá trên 2 TTGDCK là khoảng 27,9 nghìn tỷ đồng năm 2006 tăng 3,93 lần so với năm 2005.

    Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức trung gian đã hình thành và phát triển, cho đến nay đã có 55 công ty chứng khoán, 18 công ty quản lý quỹ, 6 ngân hàng hoạt động lưu ký chứng khoán.

    Một tín hiệu vui khác là tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức niêm yết có bước phát triển khá, cả về quy mô, doanh số lợi nhuận.

    Hiện nay, khung pháp lý (luật, nghị định, quy chế), chính sách cho hoạt động và phát triển TTCK (chính sách thuế, phí, đầu tư nước ngoài) từng bước được hoàn thiện.

Chia sẻ trang này