<<<<Quyền lực ngầm trên sàn Chứng khoán>>>>

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuanhai294, 26/09/2008.

2159 người đang online, trong đó có 49 thành viên. 04:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 804 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. tuanhai294

    tuanhai294 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Đã được thích:
    0
    >>>

    Quyền lực ngầm trên sàn CK-bài 1: ?oBố già?... chứng khoán
    Giữa lúc nhiều công ty chứng khoán đang đứng trước nguy cơ phá sản thì Công ty Chứng khoán K. lại nổi như cồn và thỏa sức làm giá để gom cổ phiếu rẻ.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 2000 nhưng chỉ phát triển mạnh từ năm 2005. Từ cuối năm 2006, chứng khoán thật sự trở nên sôi động với những phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán ngày càng sôi động. Từ đây, thị trường bắt đầu bị một số công ty chứng khoán thao túng, làm giá ngay từ khâu xác định giá trị cổ phiếu.

    ?oTài ngoại giao? của ông chủ tịch

    Theo tổng giám đốc một công ty chứng khoán, doanh thu chính của một công ty chứng khoán bao gồm tiền phí môi giới giao dịch, phí tư vấn IPO, tư vấn niêm yết, phát hành cổ phiếu và tự doanh. Trong đó thu nhập từ mảng tự doanh chứng khoán chiếm số lớn, kế đến là phí môi giới giao dịch. Trong thời gian qua, các công ty chứng khoán đang có sự cạnh tranh gắt gao nên phí thu được từ môi giới chứng khoán chẳng đáng là bao. Còn phí tư vấn IPO, phí tư vấn niêm yết... cũng chỉ đủ để chi tiêu những khoản vặt vãnh. Mà những loại phí này các công ty chứng khoán đang cạnh tranh bằng cách giảm phí môi giới để thu hút khách hàng. Vì vậy, phần lợi nhuận cao nhất của các công ty chứng khoán hiện nay phải phụ thuộc nhiều vào mảng tự doanh chứng khoán.

    Tuy nhiên, để làm được tự doanh chứng khoán có lời cao thì không đơn giản chỉ là việc mua bán cổ phiếu bình thường hàng ngày. Trước tình hình thị trường lình xình kéo dài như thời gian qua, nhiều công ty chứng khoán lỗ nặng và đang đứng trước bờ vực phá sản. Thế nhưng trên thị trường vẫn nổi lên thương hiệu Công ty Chứng khoán K. với mức siêu lợi nhuận.

    Tuy nhiên, lý do Công ty Chứng khoán K. làm ăn phát đạt trong thời kỳ khó khăn chủ yếu lại là nhờ ?otài ngoại giao? xuất chúng của ông chủ tịch hội đồng quản trị. Vì vậy, mỗi khi đối đầu với Công ty K. trong việc cạnh tranh hợp đồng, các công ty chứng khoán khác thường cầm chắc phần thua, những hợp đồng lớn đều rơi vào tay Công ty K. Họ thua không phải vì khả năng chuyên môn mà thua ở những chiêu đi đêm rất hay của ông chủ tịch này.

    Muốn giá nào được giá nấy

    Trưởng phòng môi giới của một công ty chứng khoán cho biết quá trình thẩm định giá của Công ty K. làm nhanh một cách khác thường. Cũng nghiệp vụ này, ở các công ty chứng khoán khác làm phải mất ít nhất một tuần lễ nhưng bên K. chỉ làm hai ngày là xong.

    Thực ra thì Công ty K. thích đưa ra giá nào doanh nghiệp cũng chịu vì cách làm của K. không chỉ đơn thuần là tư vấn cho doanh nghiệp để lấy tiền công. Mỗi khi nhắm đến tư vấn cho bất kỳ doanh nghiệp nào, K. đều đánh tiếng đầu tư vào công ty đó. Với ưu thế về mối quan hệ cao cấp nên K. luôn luôn xác định giá trị doanh nghiệp rất thấp để mua được cổ phiếu giá rẻ.

    Tiền đâu ra để K. làm mãi việc này? Trưởng phòng môi giới của một công ty khoán cho biết đứng đằng sau K. là sự hậu thuẫn hùng hậu của các đại gia. Mỗi đại gia này có trong tay hàng ngàn tỷ đồng để yểm trợ. Được sự hậu thuẫn tài chính mạnh như thế nên Công ty K. thỏa sức làm giá. Cũng nhờ những lợi thế này mà K. luôn có những hợp đồng mua cổ phiếu OTC giá rẻ như bèo. Sau khi mua, K. sẽ dùng nhiều thủ thuật đánh bóng để đẩy giá cổ phiếu lên cao gấp nhiều lần. Đến một thời điểm giá cổ phiếu tăng cao, K. sẽ làm thủ tục niêm yết cổ phiếu lên sàn, là cơ hội để xả hàng thu hồi vốn, chia lời cho các đại gia.

    Thao túng ngay từ khi định giá

    Anh T., broker của một công ty chứng khoán, đã dẫn chứng một thương vụ mua bán nổi tiếng gần đây mà giới chứng khoán phải thán phục. Khi ấy, Công ty K. mua hàng triệu cổ phiếu của một công ty chuyên kinh doanh gỗ với giá chỉ 100.000 đồng/cổ phiếu. Có cổ phiếu mới trong tay, Công ty K. đã đánh bóng bằng nhiều tin tốt, nào là tin sắp lên sàn, rồi ông chủ doanh nghiệp đang có ý định đầu tư ở nước ngoài...

    Chỉ vài chiêu tung tin tốt, mấy tháng sau giá cổ phiếu của doanh nghiệp gỗ vừa nêu trên sàn OTC được đẩy cao chót vót, có lúc đạt tới 250.000 đồng/cổ phiếu. Đến một lúc nào đó, số lượng người mua bán mã cổ phiếu này ít đi thì K. sẽ làm bước tiếp theo là niêm yết trên sàn để xả hàng.

    Trước đây, trong một phiên đấu giá cổ phần của một công ty thuộc ngành điện, K. còn cậy thế thân quen với Ngân hàng P. để vay hàng tỷ đồng tham gia đấu giá mà không cần thế chấp tài sản. Một thời gian sau thanh tra mới phát hiện tài sản của Ngân hàng P. bị hao hụt tiền tỷ mà không rõ nguyên nhân. Cuối cùng mới lộ ra chuyện lãnh đạo Công ty K. đã đi đêm để vay tiền tỷ mua cổ phiếu
    Quyền lực ngầm trên sàn CK-bài 2: Chiêu độc để... lãi to
    Trong bài trước, chúng ta đã thấy công ty chứng khoán K. có tiềm lực mạnh để thao túng, làm giá cổ phiếu ngay từ khâu xác định giá trị doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, thị trường chứng khoán niêm yết còn bị thổi giá lên, dìm giá xuống không chỉ một mình K. mà còn có các quỹ đầu tư nước ngoài (Tây).

    ?oThổi? giá lên cao để bán

    Giới kinh doanh chứng khoán không chỉ biết đến công ty chứng khoán K. nhờ tài ngoại giao giỏi của ông chủ tịch hội đồng quản trị để mua cổ phiếu giá gốc, bán giá ngọn mà công ty này còn rất nổi tiếng với những chiêu cò mồi, đánh bóng cổ phiếu rất giỏi. Ngoài K., thị trường chứng khoán còn có sự đóng góp của những thế lực ngầm khác nữa là mấy ông Tây. Anh T. làm nghề môi giới tự do chứng khoán ở quận 1 (TP.HCM) so sánh K. chỉ nổi đình nổi đám so với các công ty trong nước thôi. Quyền lực ngầm trên sàn hiện nay mấy ông Tây vừa rất mạnh mà còn lưu manh gấp 10 lần K.. Thế nhưng suy cho cùng, cả hai nhóm này đều có chung một điểm là có tài thổi bất cứ một cổ phiếu nào tăng thì nó tăng, muốn cổ phiếu nào giảm thì nó giảm. Cả hai nhóm này đều dùng quyền lực của mình để tận dụng lòng tham và nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ để kiếm lời. Vì vậy, kinh nghiệm của anh T. trong đầu tư chứng khoán là muốn thắng lại thì phải phán đoán được ý đồ của họ.

    Theo anh T., Tây thường thích tập trung thao túng những cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn như VNM, STB, PPC... Còn K. lại thích tập trung vào việc thổi giá những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ hơn như SJS, FPT, BMC... Thị trường đi lên hoặc đi xuống đều là cơ hội tốt để Tây và K. làm giá một cách dễ dàng. Cách kiếm tiền của họ cũng bình thường là mua rẻ, bán đắt nhưng cái khác của họ là muốn bán thì bọn nó đẩy giá lên, còn khi nào muốn mua thì dìm giá xuống. Tuy nhiên, những cổ phiếu do K. thổi giá lại nhằm đến việc thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong nước chiếm đa số, còn Tây thì ngược lại. Những cổ phiếu như SJS, FPT, TCT, BMC... có bàn tay của K. đã tăng giá ầm ầm và được liệt vào danh sách những cổ phiếu ?ohiếm?. Khi đó nhóm cổ phiếu này tăng trần liên tục mà lượng mua bán hàng ngày rất ít. Nhờ ưu thế nắm giữ nhiều cổ phiếu nên những lệnh mua bán của K. thường xuyên được khớp lệnh trước nhà đầu tư cá nhân cho dù thị trường sốt nóng hay nguội lạnh.

    ?oĐạp? giá xuống để mua rẻ

    Nói đến đây, anh T. còn lấy dẫn chứng cụ thể. Ở thời điểm thị trường bắt đầu sôi động cuối năm 2006, cổ phiếu SJS lên sàn có giá hơn 100.000 đồng. Chỉ sau một thời gian, SJS đã bị làm giá khi giá cứ tăng trần liên tục lên tới mức 728.000 đồng/cổ phiếu mới chia tách. Sau chia tách, giá của SJS cứ tăng trần. Nếu tính chung giá trị sau chia tách, cổ phiếu SJS bị đẩy lên tới mức 1,2 triệu đồng/cổ phiếu rồi mới quay đầu giảm. Tương tự, K. cùng mấy ông Tây lại tiếp tục phi vụ mới khi nhúng tay vào nhóm FPT, BMC, TCT, LBM làm cho giá tăng chóng mặt. Khi đó rất nhiều nhà đầu tư cùng có chung một nhận định là những cổ phiếu này bị làm giá. Dù biết là làm giá nhưng nhiều người vẫn mua vào khi thấy giá nó cứ tăng liên tục. Cổ phiếu LBM, một cổ phiếu bình thường cũng tăng trần liên tục 20 phiên liên tiếp do nhà đầu tư bị ngộ nhận việc LBM được phép khai thác mỏ boxit có trữ lượng lớn ở Lâm Đồng. Khi đó tin đồn lợi nhuận LBM sẽ đạt tương đương với BMC được tung ra.

    Mọi người chỉ bừng tỉnh khi tất cả nhóm cổ phiếu kể trên đều ?oxì hơi? giảm mạnh, bán tháo chạy cũng không kịp. Lúc thị trường lên là vậy! Còn khi thị trường giảm mạnh thì K. lại làm động thái dìm giá cổ phiếu xuống thấp hơn nữa để mua vào giá rẻ. Theo tiết lộ của anh T., những ngày gần đây đang có hiện tượng hàng loạt cổ phiếu cũng đang có dấu hiệu bị làm giá. Với lợi thế kiếm lời khi thị trường tăng mạnh, K. cũng như mấy ông Tây lại tung tiền ra mua vào những cổ phiếu giá rẻ. Điển hình là nhóm cổ phiếu blue-chip như FPT, SJS, DPM... cũng đang bị các đại gia ?ođè? xuống rất thấp. Giá FPT xuống dốc chỉ còn 109.000 đồng, DPM còn 50.000 đồng và SJS còn 118.000 đồng/cổ phiếu. Những cổ phiếu tốt mới lên sàn như DQC của Điện Quang cũng cùng chung số phận. Ngày đầu niêm yết, cổ phiếu DQC có giá tới 290.000 đồng/cổ phiếu nhưng nay cũng bị ?ođạp? xuống còn 32.500đồng/cổ phiếu.
    "TTCK Không có làm giá, không có đại gia đứng sau, thì TTCK tồn tại ntn?"
  2. tieuhoctro

    tieuhoctro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Đã được thích:
    0
  3. cai_cun

    cai_cun Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Đã được thích:
    629
    Hề hề, đúng rồi, mai mua CP của công ty K
  4. Moc_tinh

    Moc_tinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Đã được thích:
    0
    Nói ngắn gọn K là KLS hay SSI ? Còn ai chẳng biết đằng sau việc làm giá là các BBs.
  5. cai_cun

    cai_cun Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Đã được thích:
    629
    Bác này chưa đọc kĩ bài rồi. Đọc thì biết là viết thằng nào. Nhưng bọn nhà báo ngu bỏ mẹ.

Chia sẻ trang này