Quyền nhận thêm và mua thêm CP mới: Lợi thế hay rủi ro?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi boyabc, 07/09/2007.

3669 người đang online, trong đó có 311 thành viên. 23:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 242 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. boyabc

    boyabc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Quyền nhận thêm và mua thêm CP mới: Lợi thế hay rủi ro?

    Thời gian gần đây thị trường liên tiếp có thêm hàng, các DN niêm yết đang liên tiếp có chính sách tăng vốn bằng hình thức trả cổ tức bằng CP, trả tiền thưởng bằng CP hay phát hành thêm CP cho cổ đông hiện hữu, đối tác chiến lược với giá ưu đãi.

    TTCK vẫn chưa thoát khỏi xu thế giảm, cung NĐT trong nước khá yếu và một nguyên nhân góp phần làm TTCK mất điểm là hiệu ứng "pha loãng" CP của các Cty niêm yết.

    Bản chất của việc tăng vốn

    Trong quá trình hoạt động vì nhiều lý do mà Cty cổ phần quyết định tăng vốn bằng cách phát hành thêm CP mới. Tuy nhiên, không phải bất kỳ việc phát hành CP mới nào cũng làm tăng vốn chủ sở hữu của Cty, nhưng mọi việc phát hành CP mới trên thị trường đều có tác động đến giá CP của Cty.

    Có thể phân biệt hai loại tăng vốn bằng phát hành CP mới của Cty cổ phần: Phát hành CP mới không thu tiền và phát hành CP mới có thu tiền.

    Phát hành CP mới không thu tiền, thường xảy ra một trong các trường hợp sau: Phát hành CP mới do chuyển một phần lợi nhuận để lại hoặc phần dự trữ vào vốn góp. Việc này được thực hiện thông qua phương thức trả tiền thưởng bằng CP phân chia cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ số CP mà NĐT hiện có, phát hành CP mới do trả cổ tức bằng CP.

    Theo cách này, vốn chủ sở hữu của Cty không bị ảnh hưởng mà chỉ làm thay đổi cơ cấu vốn và tăng số lượng CP đang lưu hành của Cty.

    Phát hành CP mới có thu tiền: Trong quá trình hoạt động, Cty cần thêm vốn để đầu tư phục vụ chiến lược kinh doanh dài hạn, Cty có thể lựa chọn phương thức huy động vốn bằng cách phát hành thêm CP mới.

    Việc phát hành này thông thường dành quyền mua cho cổ đông chiến lược, cán bộ công nhân viên, cho cổ đông hiện hữu với giá bán ưu đãi thấp hơp giá thị trường, có thể bằng mệnh giá nhưng với một tỉ lệ thích hợp.

    Trường hợp này, vốn chủ sở hữu Cty thay đổi khá lớn. Một trường hợp nữa là chào bán CP ra công chúng hay thông qua đấu giá, các NĐT mới và cổ động hiện hữu có quyền như nhau.

    NĐT không có sự lựa chọn

    Quan sát thị trường thời gian gần đây, NĐT có thể dễ dàng nhận thấy những CP nào sắp chốt ngày phát sinh các quyền (ngày giao dịch không hưởng quyền) đều đối mặt với tình trạng giá CP sẵn sàng giảm trước ngày chốt.

    Vậy tại sao khi NĐT sắp nhận được những ưu đãi như nhận thêm CP hoặc mua với giá thấp hơn giá thị trường thì giá CP lại giảm?

    Lợi thế khi hưởng quyền nhận thêm hay mua thêm CP mới phụ thuộc rất nhiều vào tính hình cung cầu của thị trường tại thời điểm phát sinh quyền. Nếu trong thời gian thị trường TTCK tăng giá, cầu lớn hơn cung, tức là người mua có cơ hội mua mà người bán cũng dễ dàng bán bớt số CP hiện đang nắm giữ thì khả năng giá CP sẽ tăng.

    Ngược lại, nếu cung vượt cầu hay NĐT không còn quan tâm nhiều thì việc tăng số lượng CP càng làm mất cân đối cung cầu, hậu quả là giá CP giảm. Trường hợp này đang hiện diện trên TTCK.

    Hiện nay, nếu NĐT quyết định thực hiện quyền của mình phải đối mặt với việc giá CK sẽ giảm do cầu thị trường hiện đang khá yếu cộng với cung tăng. Không phải cổ đông hiện hữu nào cũng muốn nắm giữ đợi đến ngày giao dịch không hưởng quyền, đó là chưa kể đến phải mất vài tháng CP mới về để có thể giao dịch được.

    Còn trong trường hợp cổ đông từ chối quyền thì giá CP đang sở hữu sẽ bị giảm đi một lượng nhất định sau ngày giao dịch không hưởng quyền, đồng thời bị giảm tỉ trọng trong tổng số các CP đã phát hành và cổ đông sẽ bị giảm vị thế, tiếng nói và quyền biểu quyết trong Cty.

    Rất nhiều NĐT hiện đang nắm giữ CP mua được cách đây 6-7 tháng với mức giá cao lâm vào tình trạng dở khóc dở cười: Bán đi để tránh phải thực hiện quyền cũng lỗ mà mua vào cũng lỗ.

    NĐT dài hạn thường quan tâm tới nhiều về thông tin của đợt tăng vốn nhiều hơn là tình hình cung cầu ở thời điểm phát sinh quyền. Tuy nhiên, vấn đề đáng ngại là các Cty đua nhau phát hành, thu tiền từ cổ đông nhưng mục đích sử dụng vốn, hiệu quả đến đâu lại không được giải thích, cam kết và chứng minh một cách rành mạch.

    Các Cty tăng vốn có nhiều lý do khác nhau chủ yếu là huy động vốn cho các dự án đầu tư dài hạn, nhưng cũng không ít DN huy động vốn chỉ vì mục đích đảm bảo số vốn điều lệ tối thiểu 80 tỉ đồng, đủ điều kiện niêm yết tại sàn TP.HCM. Một số khác phát hành để thực hiện dự án nhưng không khả thi lại đem vốn đi đầu tư tài chính, bất động sản.

    Với cuộc chạy đua "làm lớn" mình thông qua kênh tăng vốn, các Cty cần tính đến lợi ích lâu dài, hiệu quả sử dụng vốn. Nếu tăng vốn cổ đông lên quá hiệu quả kinh doanh thì áp lực về cổ tức sẽ tăng, thu nhập trên mỗi CP sẽ giảm.

    NĐT trước khi đưa ra quyết định đầu tư, đặc biệt là quyết định mua thêm do phát hành tăng vốn, cần phải nghiên cứu rõ mục đích huy động vốn của Cty và tính khả thi của dự án mà Cty có ý định đầu tư, tránh sa vào "cái bẫy nợ nần" trong khi thị trường thì ảm đạm, gánh nặng trả lãi vay lớn và mất đi cơ hội đầu tư khác do "chết" vốn.

Chia sẻ trang này