Rảnh rỗi paste hầu các bác: Lược trích báo cáo Trung tâm Châu Á (ĐH Harvard) gửi cho Thủ tướng Việt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi White_Fox, 21/02/2008.

6457 người đang online, trong đó có 661 thành viên. 17:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1945 lượt đọc và 20 bài trả lời
  1. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    Rảnh rỗi paste hầu các bác: Lược trích báo cáo Trung tâm Châu Á (ĐH Harvard) gửi cho Thủ tướng Việt Nam trong cuộc gặp ngày 16/1/2

    Phần 1. Câu chuyện về hai mô hình phát triển

    I. Giới thiệu


    Mục tiêu phát triển của Việt Nam đầy tham vọng: trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, và một cách khái quát hơn, xây dựng một quốc gia ?odân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh?. Thế nhưng, nếu những xu thế hiện nay vẫn được tiếp tục thì có lẽ Việt Nam sẽ không thể đạt được những mục tiêu này, ít nhất là trong một khoảng thời gian khả dĩ chấp nhận được về mặt chính trị. Bài viết này giải thích tại sao lại như vậy và đề xuất khuôn khổ cho một chính sách thành công hơn.

    Thất bại trong việc đạt được những mục tiêu phát triển sẽ là một sự thụt lùi to lớn đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, từ góc độ kinh tế khách quan mà nói thì điều này, nếu có xảy ra, cũng không có gì quá ngạc nhiên. Trong số các quốc gia đã thoát nghèo và có mức thu nhập trung bình - vốn là mục tiêu Việt Nam đang hướng tới - chỉ có một vài nước tiếp tục vươn lên trở thành những quốc gia giàu có, hiện đại, và có thế lực. Nói một cách khác, xu hướng phát triển phổ biến không đứng về phía Việt Nam. Mặc dù vậy, xu hướng này không phải là một định mệnh. Ngược lại, Việt Nam đang có những tiềm năng to lớn mà không phải quốc gia nào cũng có. Chỉ trong vòng 20 năm, Việt Nam đã xây dựng được một nền kinh tế năng động và hội nhập. Tuy nhiên, bài viết này cũng sẽ chỉ ra rằng, thành công trong quá khứ không phải là một sự bảo đảm vững chắc cho tương lai. Nắm bắt được những cơ hội từ toàn cầu hóa, đồng thời tránh được những ?ocạm bẫy? của nó sẽ là những thách thức to lớn đối với Chính phủ Việt Nam.

    Sự phát triển của Đông Á và Đông Nam Á cung cấp cho Việt Nam những bài học quý báu.6 Sau thế chiến thứ 2, các nước Đông Á và Đông Nam Á đều trở lại cùng một vạch xuất phát từ mức thu nhập và phát triển thấp. Thế nhưng chưa đầy 20 năm sau, tức là từ những năm 1960, các nước Đông Á đã trải qua một giai đoạn phát triển vượt bậc chưa từng có trong lịch sử. Trong các nước Đông Á, chỉ có Trung Quốc xuất phát chậm hơn cả do bị sa lầy vào thảm họa ?oĐại nhẩy vọt? và *****************. Ngày nay, những quốc gia này đều tự hào vì có Chính phủ năng động, hiệu quả, quyền năng, và xã hội tiên tiến. Họ đã hoặc đang nhanh chóng xây dựng được một nền giáo dục và y tế đẳng cấp thế giới cho người dân của mình.

    Những thành phố của những quốc gia này năng động về mặt văn hóa, trật tự về mặt xã hội, và an toàn về mặt vệ sinh, môi trường.

    Ngược lại, ngay cả trong những giai đoạn phát triển nhanh nhất của mình, các nước Đông Nam Á cũng chưa thể thực hiện được những sự chuyển hóa về chính trị, kinh tế, và xã hội như của các nước Đông Á, và đây chính là điểm khác biệt lớn lao giữa các nước Đông Á và các nước Đông Nam Á nói riêng cũng như các nước đang phát triển nói chung. Cho đến nay, nền kinh tế của Đông Nam Á vẫn dựa vào việc khai thác lao động giá rẻ và tài nguyên tự nhiên. Ngoại trừ Ma-lay-xia, các nước đang phát triển ở Đông Nam Á đều đã từng trải qua những giai đoạn thăng trầm chính trị và biến động xã hội. Chính phủ ở các nước này đã bị suy yếu một cách đáng kể vì tham nhũng và chính trị bẩn thỉu chạy theo đồng tiền. Các cuộc biểu tình lớn và đảo chính quân sự đã từng lật đổ chính quyền ở In-đô-nê-xia, Thai-land, và Phi-lip-pin. Quá trình đô thị hóa ở những nước này đang diễn ra một cách hỗn loạn, với hàng triệu con người đang phải sống lay lắt trong các khu ổ chuột, dọc theo bờ sông hay bên rìa thành phố ở Jakarta, Bangkok, và Manila. Dịch vụ giáo dục và y tế tốt là điều gì đó xa xỉ mà chỉ những người giàu có mới với tới được. Tóm lại, con đường của các nước Đông Á là con đường thẳng để đạt tới sự thịnh vượng, ổn định và kính trọng của cộng đồng quốc tế. Còn con đường của các nước Đông Nam Á thì vòng vèo và gồ ghề hơn, đưa các quốc gia này tới một hiện tại mong manh hơn và một tương lai bất định hơn, với nỗi ám ảnh của bất công và bất ổn. Đáng tiếc là dường như Việt Nam lại đang đi lại con đường của các nước Đông Nam Á.

    Sự cất cánh của Việt Nam chỉ mới bắt đầu, Việt Nam vẫn còn nghèo so với các nước Đông Nam Á khác và rất nghèo so với các nước phát triển ở Đông Á. Là người đi sau, Việt Nam có ưu thế là có thể học kinh nghiệm thành công và thất bại của các nước đi trước, trong đó một bài học bao trùm là các quốc gia quyết định tốc độ tăng trưởng của mình thông qua việc thực hiện hay không thực hiện những quyết sách chiến lược thường là khó khăn về mặt chính trị. Tương lai của Việt Nam sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các quyết sách của Chính phủ. Nói một cách khác, thành công hay thất bại là sự lựa chọn chứ không phải là định mệnh.
  2. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    II. Sự thành công của Đông Á và sự thất bại (tương đối) của Đông Nam Á.

    Sau một thời gian tăng trưởng khá nhanh, hiện nay tốc độ tăng trưởng của các nước Đông Nam Á đã chậm lại. Ma-lay-xia đã tiến một bước dài từ 1969 cho tới 1995 với tốc độ tăng trưởng trung bình 7%/năm. Trong giai đoạn này chỉ có một sự gián đoạn tăng trưởng nhỏ từ 1984 đến 1986. Tương tự như vậy, In-đô-nê-xia cũng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1967 - 96. Trong 3 thập kỷ này, tốc độ tăng trưởng trung bình của In-đô-nê-xia là 6,8%/năm. Tốc độ tăng trưởng của Thái-lan duy trì ở mức 7,6%/năm trong vòng gần 4 thập kỷ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các nước này đã giảm xuống, hiện chỉ còn ở mức 4 - 6%. Vấn đề là sự suy giảm tốc độ tăng trưởng ở các nước này xảy ra khi mức thu nhập trung bình của người dân còn tương đối thấp, ở In-đô-nê-xia là $ 1.280, ở Thái-lan là $ 2.700, và ở Ma-lay-xia là dưới $ 5.000.8 Ngược lại, thu nhập trên đầu người của Hàn Quốc và Đài Loan hiện nay đều vượt mức $ 15.000. Sự thực là trong khu vực, Hàn Quốc và Đài Loan là hai nước duy nhất (ngoại trừ Sing-ga-po và Nhật Bản) đã thành công trong việc đưa mức thu nhập trung bình của người dân vượt ngưỡng $ 10.000. So với Đông Nam Á thì các nền kinh tế Đông Á đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn trong một thời gian dài hơn, và kết quả là các nước Đông Á (trừ Trung Quốc) đang nằm trong số những nước giàu nhất trên thế giới.

    Các nước Đông Á thành công là nhờ có chính sách đúng đắn trong 6 lĩnh vực then chốt, bao gồm giáo dục, cơ sở hạ tầng và đô thị hóa, doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế, hệ thống tài chính, hiệu năng của Nhà nước, và công bằng. Sự tiếp nối thành công của Việt Nam cũng sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách trong 6 lĩnh vực này. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không có tham vọng trình bày một phân tích toàn diện về sự phát triển của các nước Đông Á và Đông Nam Á. Thay vào đó, phần thảo luận dưới đây sẽ nhấn mạnh một số cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững và cung cấp một khuôn khổ để đánh giá hiện trạng của nền kinh tế Việt Nam.
  3. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    1. Giáo dục

    Các nhà phân tích đã đưa ra nhiều lời giải thích cho sự thành công của Đông Á. Một số nhà phân tích nhấn mạnh tới tính ?othân thiện với thị trường? của các chính sách kinh tế. Một số khác tập trung vào vai trò can thiệp của nhà nước trong việc thúc đẩy công nghiệp hóa. Mặc dù hai nhóm có thể có những nhận định khác nhau về vai trò của nhà nước và thị trường, nhưng họ đều thống nhất với nhau ở một điểm, đó là các quốc gia Đông Á đầu tư một cách hết sức mạnh mẽ cho giáo dục ở tất cả các cấp.Các nước Đông Á có một tầm nhìn chiến lược toàn diện cho sự phát triển nguồn lực con người. Hoạt động dạy nghề ở các nước này cung cấp cho dân di cư từ nông thôn ra thành thị những kỹ năng cần thiết để họ có thể tìm được việc trong các nhà máy với mức thu nhập tốt hơn. Mức độ tiếp cận giáo dục đại học của các nước này được mở rộng một cách nhanh chóng, trong đó đáng lưu ý là giáo dục kỹ thuật và công nghệ. Chẳng hạn như vào năm 1971, số kỹ sư ở các nước có mức thu nhập trung bình thời đó là 4,6/1.000 dân, trong khi ở Đài-loan và Sing-ga-po, con số này lần lượt là 8 và 10. Các nước Đông Á dành một sự ưu tiên cao độ cho các trường đại học nghiên cứu đẳng cấp, nơi đào tạo ra những ký sư, nhà khoa học, giám đốc, và quan chức Chính phủ để đáp ứng nhu cầu của một xã hội nay đã trở nên phức tạp và tinh vi hơn. Các nước này khuyến khích sinh viên du học, đồng thời tạo ra những khuyến khích thích đáng để thu hút sinh viên về nước. Ngay cả những chiến lược công nghiệp có tính định hướng của Chính phủ cũng được bắt đầu bằng việc đầu tư vào vốn con người. Ví dụ như trong những năm 1970 và 1980, hàng trăm sinh viên Hàn Quốc đã ra nước ngoài để học về các ngành liên quan đến công nghệ đóng tàu tại những trường đại học hàng đầu của thế giới. Những người này khi trở về đã đóng vai trò then chốt trong việc ra đời ngành công nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc. Mô thức này được lặp lại đối với sự bùng nổ của ngành công nghiệp bán dẫn ở Đài Loan và Trung Quốc trong những năm 1990. Chính phủ của hai nước này đã đầu tư thời gian và nỗ lực một cách đáng kể trong việc phát triển mạng lưới lưu học sinh ngành kỹ thuật ở các trường đại học hàng đầu của Mỹ, và những nhà khoa học trẻ hứa hẹn nhất nhận được những lời đề nghị hấp dẫn nhất để về nước giảng dạy tại các trường đại học hoặc mở công ty tư nhân. Các nước Đông Á đã thành công hơn các nước Đông Nam Á gần như trên mọi phương diện. Ngày nay, nhiều trường đại học của Trung Quốc, Hàn Quốc, và Đài Loan nằm trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu của Châu Á theo xếp hạng của trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Ngoài Sing-ga-po ra thì không có một nước Đông Nam Á nào có trường đại học nằm trong danh sách này.

    ?"?"
  4. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    Hình 1. Tăng trưởng GDP trên đầu người, 1960 - 2004
    Nguồn: Những Chỉ báo Phát triển Thế giới (World Development Indicators).
    [​IMG]
  5. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    2. Cơ sở hạ tầng và Đô thị hóa

    Xây dựng CSHT cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh đòi hỏi các nguồn lực của Chính phủ phải được sử dụng một cách hiệu quả. Ở đây cũng vậy, trừ Trung Quốc ra, các nước Đông Á đạt được những kết quả đáng tự hào hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á. Chỉ cần so sánh Tokyo, Seoul và Taipei với Bangkok, Manila, và Jakarta là đã có thể thấy sự khác biệt to lớn: thành phố ở các nước Đông Á là động lực cho tăng trưởng và đổi mới kinh tế, trong khi thành phố ở các nước Đông Nam Á ô nhiễm, ùn tắc, đắt đỏ, và ngập nước. Nghèo đói, tội phạm và sự bất lực trong việc cung cấp các dịch vụ đô thị cơ bản như giao thông, điện, nước sạch là những tai họa của các thành phố Đông Nam Á. Không có gì ngạc nhiên khi các phong trào biểu tình ở đô thị đã làm nghiêng ngả chính quyền ở Bangkok, Manila, và Jakarta. Bên cạnh sự thất bại trong quản lý đô thị, các nước Đông Nam Á còn có xu hướng đầu tư quá mức vào các dự án khổng lồ mà trong hầu hết trường hợp đều chứng tỏ là chưa cần thiết và lãng phí. Nói chung, các nước Đông Á thường thận trọng hơn và chỉ đầu tư để nâng cao công suất khi cần thiết.14 Tại sao các nước Đông Á lại thành công hơn các nước Đông Nam Á nhiều đến thế? Một nhân tố quan trọng là các quyết định về CSHT ở các nước này do các nhà kỹ trị ít chịu áp lực chính trị thực hiện. Ngược lại, ở các nước Đông Nam Á, các quyết định đầu tư của Nhà nước thường bị chi phối và thao túng bởi các nhóm lợi ích đặc biệt. Như sẽ được thảo luận thêm ở dưới, trong lĩnh vực đầu tư công vào CSHT và đô thị hóa, Trung Quốc rất giống với các nước Đông Nam Á. Chính phủ Trung Quốc đã thất bại trong việc bảo vệ những quyết định này khỏi sự can thiệp có tính chính trị. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường, gây nên sự bất mãn và trong một số trường hợp dẫn tới biểu tình của người dân đô thị.

    3. Doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế

    Tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh là chìa khóa để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cho các nền kinh tế có GDP trên đầu người dưới 15.000 đô-la Mỹ. Các công ty công nghiệp sẽ không thể tăng trưởng nhanh nếu chúng không cạnh tranh được với cả các đối thủ trên thị trường nội địa, và quan trọng hơn, trên thị trường quốc tế. Các công ty dựa dẫm vào vị thế độc quyền trên thị trường nội địa nhờ vào sự hỗ trợ của nhà nước và không phải chịu áp lực của cạnh tranh sẽ không nỗ lực hoặc không chấp nhận rủi ro để tìm kiếm thị trường mới hay cải tiến sản phẩm và quá trình sản xuất. Thời gian và năng lượng của đội ngũ cán bộ sẽ được dành cho việc duy trì sự ưu ái của nhà nước thay vì tìm cách cải tiến, giảm chi phí, tăng chất lượng, và chuyển sang các dòng sản phẩm mới. Ở các nước Đông Á, khi nhà nước hỗ trợ cho một ngành công nghiệp nào đó, hay thậm chí một doanh nghiệp cá biệt nào đó, thì nói chung, ngành công nghiệp hay doanh nghiệp này đều biết ngay từ đầu rằng sự hỗ trợ này chỉ có tính tạm thời và rằng họ sẽ phải xuất khẩu sau một vài năm để có thể tự tồn tại. Quy tắc này được gọi là ?oxuất khẩu hay là chết?. Một ngoại lệ đối với quy luật này xuất hiện ở Hàn Quốc trong những năm 1990 là khi các chaebol trở thành ?oquá lớn nên không được phép thất bại? - có nghĩa là Chính phủ Hàn Quốc sẽ luôn phải ?ogiải cứu chaebol? khi chúng có nguy cơ thất bại. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 - 1998, Chính phủ Hàn Quốc đã không thể cứu được những chaebol.

    Mặc dù các ngành công nghiệp của Trung Quốc ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu nhưng chúng vẫn dựa chủ yếu vào các biện pháp cắt giảm chi phí thay vì cải tiến hay khai thác hiệu quả kinh tế theo quy mô. Ngay cả những công ty lớn của Trung Quốc cũng thường là tập hợp bao gồm một số các hoạt động kinh doanh cốt lõi đi kèm với rất nhiều chi nhánh nhỏ, hoạt động trong những ngành không hề có liên quan tới hoạt động cốt lõi. Việc quốc gia lớn nhất hành tinh này không tận dụng được lợi thế theo quy mô trong ngành công nghiệp thép, máy móc, và ô tô chủ yếu là do chính quyền địa phương đã chuyển đầu tư và các hình thức hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp địa phương chứ không phải cho các doanh nghiệp ?oquán quân? của trung ương.15Cố gắng của chính quyền trung ương trong việc củng cố ngành thép đã thất bại vì các doanh nghiệp thép địa phương liên tục được các chính quyền địa phương ?ogiải cứu?. Kết quả là, mặc dù Trung Quốc có một thị trường nội địa rất lớn nhưng năng suất của các doanh nghiệp sản xuất thép của Trung Quốc lại thấp hơn nhiều so với những doanh nghiệp quốc tế hàng đầu.16

    Ngày nay, nền công nghiệp của Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào các sản phẩm thâm dụng lao động như giày dép, dệt may, đồ gỗ - tương tự như hầu hết các nước Đông Á 30 năm trước. Việc dựa vào các sản phẩm thâm dụng lao động trong một số giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa giúp tạo công ăn việc làm, thu về ngoại tệ, và tích luỹ kinh nghiệm điều hành các doanh nghiệp công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, các quốc gia cạnh tranh trên cơ sở lao động rẻ không thể vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Những nước này phải chật vật để có được một tỷ lệ lợi nhuận mỏng manh trong những thị trường mà mỗi ngày lại xuất hiện thêm những đối thủ cạnh tranh mới. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Sing-ga-po đã tiến xa trên con đường học hỏi và cải tiến để cuối cùng bước vào được các thị trường sản phẩm phức tạp và tinh vi hơn, thâm dụng vốn và công nghệ hơn. Khi mức lương trung bình tại các nước này tăng lên, các nhà máy thâm dụng lao động và nguồn lực dần dần được chuyển sang Trung Quốc và Đông Nam Á. Quá trình chuyển đổi này không xảy ra một cách tự động. Nó đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp, và nhà nước phải cố gắng cao độ một cách tập trung để có thể thúc đẩy và thực hiện quá trình chuyển đổi này.

    Các nước Đông Á thực hiện một chính sách kiên trì nhiều khi đến cực đoan trong việc theo đuổi kỹ năng, công nghệ, và tri thức tiên tiến để có thể giúp các doanh nghiệp của mình xâm nhập thị trường sản phẩm mới và hiện đại hóa quá trình sản xuất. Các nước này đã xây dựng các ?ohệ thống sáng tạo? cấp quốc gia để tiếp thu và nâng cao năng lực công nghệ cũng như khả năng tiếp cận, điều chỉnh, và hoàn thiện các công nghệ nhập khẩu. Họ đã sử dụng các chính sách thương mại, tài chính, giáo dục, thuế để thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa nâng cao kỹ năng và chất lượng sản phẩm của mình.17Chính phủ Đài Loan đã đổi mới hệ thống giáo dục để có thể cung cấp cho nền kinh tế những kỹ sư và nhà khoa học được đào tạo bài bản. Nước này đã tạo nhu cầu cho các dịch vụ tin học bằng cách tin học hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng các viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới để phát triển các công nghệ tiên phong. Công viên Khoa học Công nghệ Hsin-Chu được thành lập để thu hút các nhà khoa học và doanh nhân Đài Loan từ Thung lũng Silicon và các nơi khác về nước làm việc. Công ty Chế tạo Bán dẫn Đài Loan (TSMC), một công ty đúc bán dẫn hàng đầu thế giới, là một sản phẩm của Viện Nghiên cứu Công nghệ của Chính phủ Đài Loan, được thành lập với sự hợp tác của Philips vào năm 1987. Trừ một số rất ít ngoại lệ đối với doanh nghiệp thâm dụng vốn cao (như trường hợp của TSMC) thì Chính phủ không đứng ra thành lập doanh nghiệp mà chỉ tạo điều kiện sao cho các doanh nghiệp tư nhân có thể thành công. Các doanh nghiệp của Đài Loan đang đi đầu trong các lĩnh vực máy tính, điện tử, và nhiều lĩnh vực khác. Trái lại, In-đô-nê-xia và Thái-lan đang cố gắng thu hút một lượng lớn FDI nhưng nhìn chung lại không tạo ra được môi trường hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước bước lên những bậc thang công nghệ cao hơn. Thái-lan thành công hơn nhiều so với In-đô-nê-xia trong lĩnh vực phụ tùng ô tô và ổ cứng máy tính, nhưng doanh nghiệp của Thái-lan cho đến nay cũng vẫn chưa thể xâm nhập vào khâu thiết kế và sáng tạo (là những khâu tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất) của những ngành này.

    Một bài học quan trọng thứ hai từ Đông Á là thương mại quốc tế không chỉ tạo ra sức ép cạnh tranh mà nó còn là một thước đo chính xác cho năng lực cạnh tranh của các công ty nội địa. Các công ty xuất khẩu thành công của Hàn Quốc được Chính phủ thưởng công một cách hào phóng thông qua việc ưu đãi các công ty này trong việc thâm nhập thị trường nội địa và thực hiện các hợp đồng của Chính phủ. Đồng thời, các công ty thất bại trong hoạt động xuất khẩu bị ?otrừng phạt? một cách thích đáng. Ngay cả khi một công ty nào đó (như trong ngành đóng tàu chẳng hạn) của Hàn Quốc được sự hỗ trợ của nhà nước thì công ty này cũng luôn chịu sức ép phải trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Mặc dù nhiều công cụ trong số này không còn thích hợp trong thời kỳ hậu WTO nữa nhưng nguyên lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành công trên thị trường quốc tế vẫn là một biện pháp hữu hiệu để Chính phủ khuyến khích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu đối chiếu với kinh nghiệm của Đông Nam Á thì các nước này đã bảo hộ nhiều ngành công nghiệp trong một thời gian khá dài, dẫn đến việc lãng phí những nguồn lực khổng lồ và quý báu, trong khi lại chỉ tạo ra những doanh nghiệp ỷ lại, thụ động, và kém cạnh tranh, đặc biệt là trong khu vực nhà nước. Ô-tô Proton của Ma-lay-xia và Thép Krakatau của In-đô-nê-xia là hai ví dụ về hậu quả tai hại của chính sách vươn tới bậc thang công nghệ cao hơn trong điều kiện được bảo hộ lâu dài. Ngành công nghiệp thép của In-đô-nê-xia đang hấp hối sau 30 năm được bảo hộ. Tương tự như vậy, ngành hàng không vốn được trợ cấp hào phóng thì nay đang chết dần chết mòn sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-98 và do không có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế về máy bay cỡ nhỏ.
  6. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    4. Hệ thống tài chính


    Các nước Đông Á dành một phần lớn thu nhập quốc dân cho các hoạt động đầu tư, và họ đã đầu tư một cách hiệu quả. Đài Loan tăng trưởng ngoạn mục 10% trong suốt gần 20 năm, từ 1962 cho đến 1980, trong khi chỉ cần đầu tư khoảng 26% GDP. Nếu so sánh với Đài Loan trong giai đoạn đó thì hiện nay Việt Nam đang phải tốn gần gấp đôi lượng vốn để tạo thêm được một đơn vị tăng trưởng. Các nước Đông Nam Á đã thành công trong việc huy động một tỷ lệ đầu tư rất cao nhưng lại thất bại trong việc lặp lại kỳ tích tăng trưởng của các nước Đông Á, trong đó nguyên nhân chủ yếu là suất sinh lợi của các khoản đầu tư ở các nước Đông Nam Á thấp hơn nhiều. Tham nhũng chắc chắn là một trong những thủ phạm khi các quỹ đầu tư công bị bòn rút và thay đổi mục đích sử dụng, và hệ quả là chi phí kinh doanh bị đội lên cao. Bên cạnh tham nhũng thì một nguyên nhân quan trọng khác hoạt động tự do hóa tài chính được thực hiện quá sớm, trong khi hệ thống tài chính được thiết kế không thích hợp và chưa sẵn sàng. Kết quả là sự xuất hiện của các khoản đầu cơ rủi ro và sự hình thành của bong bóng tài sản. Cuộc khủng hoảng năm 1997 bộc lộ mức độ đầu tư quá mức vào các bất động sản có tính đầu cơ ở Thái-lan và In-đô-nê-xia. Cuộc khủng hoảng này cũng làm lộ rõ sự giả dối có tính hệ thống trong quản trị nội bộ công ty và trong các bảng cân đối tài khoản của ngân hàng ở Thái-lan và In-đô-nê-xia - cả hai là hậu quả của việc các cơ quan chức năng ở hai nước này đã thất bại trong việc ban hành và thực thi những quy tắc điều tiết cần thiết. Cũng cần phải nói thêm là cuộc khủng hoảng 1997 chỉ là một sự kiện trong một chuỗi liên tiếp các cuộc khủng hoảng ở Châu Mỹ La-tinh, Bắc Mỹ, Châu Âu, và Châu Phi với cùng một nguyên nhân, đó là sự liên kết giữa chính sách tự do hóa tài chính quá ư bất cẩn mà hậu quả là những cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra sau đó.18


    Chức năng cơ bản của một hệ thống tài chính là làm cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Thị trường là công cụ hữu hiệu để khuyến khích tiết kiệm, sau đó dẫn truyền các khoản tiết kiệm này tới các hoạt động đầu tư mang lại suất sinh lời cao nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không như các loại hàng hóa thông thường khác, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt. Thị trường tài chính (bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ), phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của các tác nhân tham gia thị trường, vào sự minh bạch và đầy đủ về thông tin, và vào khả năng thực thi các quy định pháp luật về điều tiết và quản lý thị trường của nhà nước. Hơn thế, đầu tư là một hoạt động rủi ro và phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện thực tế cũng như kỳ vọng trên thị trường. Chính vì những lý do này mà nhà nước đóng một vai trò then chốt trong việc điều tiết thị trường để giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống. Chẳng hạn như Đài Loan đã ban hành những quy định nghiêm ngặt về hoạt động tích luỹ của cải thông qua việc sở hữu đất đai và đầu cơ tài chính. Chính phủ Đài Loan và Hàn Quốc còn ngăn cấm các tập đoàn công nghiệp mở ngân hàng, chống lại việc sáp nhập các thế lực tài chính và công nghiệp, mặc dù những chính sách này ở Hàn Quốc sau đó bị các chaebol phá dỡ. Việc tăng lợi nhuận của các tập đoàn công nghiệp chủ yếu thông qua nỗ lực tăng năng suất và sức cạnh tranh chứ không phải thông qua các hoạt động tài chính hay đầu cơ.
  7. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    5. Hiệu năng của Nhà nước


    Các nước Đông Á, trừ Trung Quốc, đã thành công trong việc xây dựng các nhà nước hiệu quả với một số đặc điểm chung như sau:


    Thứ nhất, như đã thảo luận ở các phần trên, nhờ vào một số lý do có tính lịch sử, các nước này tạo ra được một sự cách ly giữa các nhà làm chính sách và các nhóm lợi ích đặc biệt, nhất là đối với những nhóm cản trở phát triển công nghiệp nhanh và bền vững. Sự ?otự chủ? của Chính phủ các nước Đông Á cho phép họ thúc đẩy tích lũy vốn và đầu tư mà không bị chi phối và thao túng bởi các tập đoàn kinh tế.


    Thứ hai, những nhân tố cơ bản được xây dựng một cách đúng đắn ngay từ ban đầu. Chính phủ xây dựng CSHT kinh tế, đầu tư thích đáng cho giáo dục, y tế, và an ninh công cộng với một mức chi phí chấp nhận được, đồng thời thỏa mạn được kỳ vọng của nhân dân về chất lượng. Kinh tế vĩ mô ở các nước này được điều hành một cách thận trọng bởi những nhà chuyên môn thực sự, trong đó mục tiêu phát triển chung của đất nước luôn được đặt lên hàng đầu. Đối chiếu lại với kinh nghiệm gần đây của Việt Nam, ngoại trừ an ninh và ổn định chính trị thì người dân tương đối thất vọng đối với các dịch vụ thiết yếu. Đồng thời, uy tín khó khăn lắm mới có được của nhà nước trên phương diện quản lý vĩ mô đang dần bị xói mòn vì một số sai lầm do không theo kịp được với sự phức tạp ngày càng tăng của nền kinh tế.


    Thứ ba, các nước Đông Á cũng chứng minh được rằng họ có thể tạo ra những quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thay đổi khi cần thiết. Hàn Quốc đã phản ứng một cách mạnh mẽ trước những yếu kém trong cấu trúc nền kinh tế mà họ nhận ra được từ cuộc khủng hoảng 1997 và sau đó đã trỗi dậy vững vàng hơn.


    Thứ tư, Chính phủ các nước Đông Á chủ trương thượng tôn pháp luật, trong đó hệ thống tư pháp không chịu sự chi phối của các thế lực chính trị có tính đảng phái. Sing-ga-po, Hồng Kông là những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên dành ưu tiên cho việc củng cố hệ thống luật pháp. Chính điều này đã tạo ra một môi trường thuận lợi, khuyến khích giao dịch kinh tế và đầu tư. Đồng thời, việc đề cao thượng tôn pháp luật cũng là vũ khí then chốt để chống tham nhũng. 19


    Thứ năm, các nhà lãnh đạo của các nước Đông Á ra quyết định dựa trên những phân tích chính sách có chất lượng và kịp thời. Họ cũng khuyến khích những tranh luận thẳng thắn và cởi mở trong nội bộ Chính phủ, giữa những nhà khoa học và trong giới kinh doanh về nội dung và đường hướng của chính sách kinh tế.
    Kết quả ở các nước Đông Nam Á không đồng nhất. Phi-líp-pin là một trường hợp cực đoan. Vào những năm 1950, Phi-líp-pin được coi là quốc gia có tiềm năng kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Thế nhưng hệ thống chính trị của Phi-líp-pin lại bị thao túng bởi một nhóm chính trị gia nhỏ, những người kiếm tiền chủ yếu bằng việc kiểm soát đất đai và các ngành công nghiệp được bảo hộ chặt chẽ. Các tập đoàn lớn liên kết với nhau theo chiều dọc không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế đã lợi dụng mối quan hệ với nhà nước để duy trì vị thế độc tôn trên thị trường nội địa. Mối liên kết đồng minh của các chính trị gia với những nhóm lợi ích đặc biệt gây nên nhiều tổn thất cho phát triển kinh tế và cho công chúng nói chung. Mặc dù Phi-líp-pin có một số trường đại học tốt và người dân có học vấn tương đối cao, thế nhưng mấy thập kỷ tăng trưởng chậm, sự suy thoái về môi trường và tham nhũng đã biến quốc gia đầy tiềm năng này thành một nơi xuất khẩu lao động có kỹ năng chủ yếu của thế giới. Các nước Đông Nam Á thường thất bại trong việc tạo nên quyết tâm cần thiết để thực hiện các cải cách khó khăn về mặt chính trị. Đây cũng là lo ngại của nhiều chuyên gia vì những vấn đề có tính cấu trúc nội tại của nhiều nền kinh tế Đông Nam Á sau khủng hoảng 1997 vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.


    Lịch sử phát triển của Đông Á không hoàn hảo. Ngay cả những nước thành công nhất cũng thỉnh thoảng mắc sai lầm. Chẳng hạn như Trung Quốc đang phải đối đầu với những thách thức to lớn như kiểm soát nạn tham nhũng lan tràn, đô thị hóa hỗn loạn, môi trường suy thoái, và bất bình đẳng kinh tế tăng nhanh. Thêm vào đó, thế giới ngày nay đã trải qua nhiều đổi thay quan trọng so với thời kỳ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, và Sing-ga-po bắt đầu tăng tốc quá trình công nghiệp hóa. Ngày nay, quy tắc của Tổ chức Thương mại Quốc tế không cho phép các nước bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan như trước nữa. Ngay cả khi giả sử rằng các nước Đông Nam Á được phép thực hiện những chính sách bảo hộ này thì nhiều khả năng là chúng cũng sẽ không vận hành theo cùng một cách như trước.20 Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh toàn cầu cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 khiến những mô hình cũ này trở nên lỗi thời. Câu hỏi của ngày hôm nay không còn là liệu một quốc gia có thể đi từ việc sản xuất áo sơ-mi lên sản suất thép rồi ô tô hay không. Ngày nay, trên thế giới chỉ còn một số rất ít các hãng sản xuất ô tô độc lập, và thách thức đối với các nước công nghiệp hóa muộn là làm thế nào để kết nối với những hệ thống sản xuất toàn cầu hiện hữu trên cơ sở giảm giá thành, tăng năng suất và cải tiến kỹ thuật. Bảo hộ thương mại không phải là một công cụ hữu hiệu để đạt được mục tiêu này. Hơn nữa, sự thay đổi hệ thống tiền tệ quốc tế thời kỳ hậu Bretton Woods đã hạn chế phạm vi hoạt động của chính sách tỷ giá hối đoái. Thêm vào đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển, cho phép các nước khai thác lợi thế này thông qua những chính sách công nghiệp của mình. Chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn nội dung này ở phần tiếp theo của bài viết.


    Liệu Trung Quốc sẽ đi theo con đường của Đông Á hay Đông Nam Á? Một phần tư thế kỷ tăng trưởng nhanh, cùng với vị trí địa lý và truyền thống văn hóa có vẻ như đảm bảo rằng Trung Quốc đang nằm trong nhóm các nước Đông Á, mặc dù là một nước đi sau. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề cố hữu như tham nhũng, môi trường, dịch vụ y tế thì những thách thức mới về thành thị - nông thôn, trung ương - địa phương, và mức độ bất công bằng là những vấn đề mà Trung Quốc buộc phải giải quyết. Tùy thuộc vào mức độ hiệu quả của chính phủ Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề này mà quỹ đạo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ được tiếp tục hay sẽ bị suy giảm. Bên cạnh đó, quy mô là một nhân tố quan trọng đối với Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc là một quốc gia trung ương tập quyền, nhưng trên thực tế các tỉnh của nó với quy mô về diện tích, dân số, và tiềm lực kinh tế nhiều khi còn lớn hơn các quốc gia khác trong khu vực đang là một đe dọa làm xói mòn quyền lực của trung ương. Quy mô lớn vừa mang lại cơ hội vừa tạo ra thách thức cho Trung Quốc và là một nhân tố quan trọng định hình nên chính sách của nước này. Ở Châu Á, chỉ có Ấn-Độ là nước có sự tương đồng với Trung Quốc về khía cạnh quy mô này.


    Mức độ chuyển hóa của hệ thống kinh tế thế giới kể từ sự trỗi dậy của các nước Đông Á trong giai đoạn 1960 - 1990 có những hệ lụy quan trọng đối với Việt Nam ngày hôm nay. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ chứng minh rằng Việt Nam đang đứng trước nguy cơ lặp lại những thất bại lớn nhất của các nước Đông Nam Á và Đông Á.
  8. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    6. Công bằng


    Suy đến cùng thì mục tiêu của mọi chính sách phát triển là nhằm kiến tạo một xã hội công bằng và thịnh vượng. Một trong những đặc điểm quan trọng của mô hình Đông Á là sự tăng trưởng nhanh về kinh tế được kết hợp với sự phân phối thu nhập tương đối đồng đều. Ngay cả khi đã đạt được mức thu nhập trên đầu người cao như hiện nay thì phân phối thu nhập ở Hàn Quốc và Đài Loan cũng đồng đều hơn so với Ma-lay-xia, Phi-lip-pin, Thái-lan, Sing-ga-po và Việt Nam. Tuy nhiên, những nước Đông Nam Á này vẫn có mức phân phố thu nhập đồng đều hơn so với các nước ở Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh. Mặc dù vậy, bất bình đẳng về thu nhập vẫn tồn tại ở các nước Đông Nam Á trên cả ba phương diện quan trọng của chính sách phát triển con người, đó là giáo dục, y tế, và lưới an sinh xã hội. Học vấn và sức khỏe là hai điều kiện thiết yếu để một người trở thành thành viên có ích cho xã hội. Lưới an sinh xã hội bảo vệ những bộ phận dễ bị tổn thương nhất của xã hội, như những người nghèo ở nông thôn và thành thị, khỏi những cú sốc hay thăng trầm của nền kinh tế toàn cầu. Cần nhấn mạnh thêm rằng cho đến tận gần đây, các nước Đông Á nhìn chung cũng chưa cung cấp cho người dân của mình những chương trình bảo hiểm xã hội hào phóng. Tuy thế, như đã nói ở trên, các nước này đã đạt được một mức độ công bằng xã hội cao do ngay từ đầu những nhân tố cơ bản đã được xây dựng một cách đúng đắn, trong đó quan trọng nhất là chất lượng giáo dục và y tế công cộng rất tốt.


    Chất lượng giáo dục thấp không chỉ kìm hãm sự phát triển của quốc gia mà nó còn gây ra và duy trì sự bất công bằng. Những gia đình khá giả cố gắng tạo điều kiện cho con cái họ có được một nền học vấn tốt và những kỹ năng khan hiếm một cách tương đối, nhờ vậy sau này tìm được việc làm với mức lương cao hơn. Các gia đình nghèo hơn không thể cho con em mình đi du học hay học ở những trường hàng đầu trong nước, và vì vậy mức độ sẵn sàng cho thị trường lao động kém hơn và phải nhận mức lương thấp hơn. Như vậy, thất bại của hệ thống trường phổ thông và đại học của nhiều nước Đông Nam Á đã gây nên di hại lâu dài cho sự bình đẳng trong xã hội. Ở Việt Nam, nhờ giáo dục phổ thông được mở rộng, một bộ phận lớn dân cư đã chuyển từ mức thu nhập rất thấp lên mức thu nhập trung bình thấp một cách khá nhanh chóng.


    Y tế công cộng vừa là một nhân tố cấu thành nên phúc lợi, đồng thời có ảnh hưởng quan trọng đối với năng suất của lao động và an sinh của người dân. Nếu trong gia đình có một người ốm thì cả nhà sẽ bị ảnh hưởng không chỉ vì bị mất một nguồn thu nhập mà còn phải trả viện phí, nhiều khi rất cao so với thu nhập bình thường. Một hệ thống y tế quá đắt đỏ hoặc có chất lượng dịch vụ kém đẩy những người không may mắn vào hoàn cảnh túng quẫn và buộc con em họ không được tiếp tục đến trường. Trong khi hầu hết các nước ở Châu Á đã đưa tuổi thọ bình quân lên trên 70 tuổi, chi phí khám chữa bệnh vẫn còn là một nỗi kinh hoàng đối với nhiều người có mức thu nhập thấp và trung bình.


    Chìa khóa để cải thiện công bằng về mặt kinh tế là tạo điều kiện cho công nhân chuyển từ việc làm thu nhập thấp sang việc làm thu nhập cao hơn. Đối với người nông dân, điều này có nghĩa là bỏ thửa ruộng manh mún để chuyển sang khu vực phi nông nghiệp, thường là trên thành phố. Thế nhưng nếu thành phố lại bụi bặm, đường xá tắc nghẽn, nhà cửa khó khăn, giá cả đắt đỏ thì cuộc sống của những người di cư sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Thành công trong công tác quản lý đất đai, đô thị hóa và tạo công ăn việc làm mới ở khu vực đô thị sẽ tạo điều kiện cho quá trình di cư được thuận lợi và suôn sẻ. Còn nếu thất bại thì hệ quả sẽ là bệnh tật, căng thẳng, bức xúc, và bất ổn xã hội.


    Một trong những khía cạnh đáng thất vọng nhất trong sự phát triển của các nước Đông Nam Á là việc người giàu tránh không phải trả những khoản thuế được coi là hợp lý và ở mức độ rất phải chăng. Nhiều người trở nên giàu kếch xù nhờ đầu cơ đất đai nhưng lại chỉ phải đóng một khoản thuế bất động sản có tính tượng trưng, hoặc thậm chí hoàn toàn không phải đóng thuế. Không những thế, nhiều người giàu còn trốn tránh được thuế thu nhập cá nhân. Khi những nguồn thu quan trọng của ngân sách bị xói mòn thì nhà nước sẽ không đủ tiền để tài trợ cho các dịch vụ công. Chi tiêu của chính phủ ở Trung Quốc chỉ phiếm 11% GDP, trong khi con số này của các nước Đông Nam Á là khoảng 15-20% - trừ Việt Nam có mức chi tiêu khá cao (28% GDP) nhờ vào nguồn thu từ dầu mỏ. Đây là một lĩnh vực trong đó Việt Nam chi đủ, nhưng không phải lúc nào các khoản chi này cũng được thực hiện một cách khôn ngoan.


    Khía cạnh cuối cùng của phân phối thu nhập công bằng liên quan đến đất đai. Ở Phi-lip-pin, trong khi nhiều người lao động không có lấy một tấc đất cắm rùi, thì một số ít người khác lại sở hữu rất nhiều đất. Hiện tượng này cũng xuất hiện ở một số vùng của In-đô-nê-xia do mật độ dân cư quá cao và sự thâu tóm đất đai của một số ?ođại gia? có mối quan hệ gần gũi với giới quan chức. Phân phối đất đai ở Thái-lan và Ma-lay-xia cũng không thật công bằng. Ở Việt Nam và Trung Quốc, mặc dù phân phối đất ban đầu khá công bằng nhưng sự công bằng này đang bị phá vỡ một cách nhanh chóng do quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và đô thị. Quá trình này đã làm một số người kể cả quan chức nhà nước giàu lên vô cùng nhanh chóng, trong khi khiến nhiều nông dân thực sự trở thành ?ovô sản? và ngân sách nhà nước thì không những không được cải thiện mà còn thất thoát thêm do chi phí đền bù. Về thực chất, đây là quá trình chuyển đổi và phân phối lại ruộng đất, trong đó địa tô được chuyển sang tay một số cá nhân có thế lực kinh tế và quyền lực chính trị, trong số đó không ít người là quan chức của chính phủ. 22 Điều tương tự đã không xảy ra ở Đài Loan và Hàn Quốc. Trong quá trình tổ chức lại đất nông nghiệp ở hai nước này, nông dân có thể bán đất của mình khi họ muốn với mức giá công bằng chứ không bị cưỡng bức phải tái định cư và nhận tiền đền bù thấp hơn giá trị thực của đất. 23Rõ ràng là, làm một người nông dân không có ruộng sẽ rất khó khăn, đặc biệt khi bị thất học và không có tay nghề. Vì vậy, phân phối đất rất không đồng đều sẽ dẫn tới bất bình đẳng về phân phối thu nhập, nhất là khi giáo dục và y tế cũng trong tình trạng thiếu thốn.


    Về mặt tổng thể, kinh nghiệm của các nước Đông Á cho thấy khả năng tạo công ăn việc làm với năng suất và mức lương ngày một cao hơn cho tất cả mọi lao động là chìa khóa cho công bằng. Đài Loan và Hàn Quốc đã rất thành công trong việc thâm nhập thị trường xuất khẩu và phát triển các ngành công nghiệp mới. Chính sự công nghiệp hóa nhanh này đã tạo ra hàng triệu việc làm, và do vậy tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho lực lượng công nhân có kỹ năng và bán kỹ năng ngày càng trở nên đông đảo. Trong quá trình công nghiệp hóa, mỗi khi nền kinh tế của Hàn Quốc và Đài Loan tăng trưởng thêm 1% thì nền kinh tế lại tạo thêm được từ 0,7 đến 0,8% việc làm mới. Đồng thời một nhân tố then chốt trong quá trình này là đại đa số người dân ở cả Đài Loan và Hàn Quốc đều có khả năng tiếp cận đối với giáo dục có chất lượng. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục - đào tạo ở hai nước này rất chú trọng tới hoạt động dạy nghề và rèn luyện kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp chế tạo đang ngày một lớn mạnh. Hệ thống y tế với chi phí vừa phải ở Đài Loan và Hàn Quốc đã giúp nhiều gia đình tránh được bẫy nghèo do chi phí y tế quá cao và mất thu nhập khi gia đình có người ốm.
  9. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    Dài quá em lọc ra một số cho các bác đọc và bình loạn
  10. White_Fox

    White_Fox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Đã được thích:
    290
    Tập đoàn và sự xuất hiện của ?ochủ nghĩa tư bản thân hữu?


    Đang tồn tại một mâu thuẫn cơ bản trong chính sách kinh tế của Việt Nam, đó là trong khi khu vực dân doanh trong nước và đầu tư nước ngoài là hai khu vực năng động nhất thì khu vực nhà nước lại luôn nhận được những khoản đầu tư và sự ưu ái của nhà nước. Mặc dù tinh thần của Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp thống nhất 2005 rất tiến bộ nhưng động năng này không biết có thể được tiếp tục duy trì hay không. Một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng tuy môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có một số cải thiện nhất định nhưng vẫn còn chậm so với các nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Thứ bậc xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia cũng cho thấy những tín hiệu tương tự. Khả năng tiếp cận đất đai và vốn của Việt Nam đã được cải thiện, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số rào cản đáng kể như thiếu lao động có kỹ năng và nhà quản lý trung-cao cấp, chưa có hiệp hội doanh nghiệp độc lập mạnh, thời gian tuân thủ luật thuế và pháp luật nói chung còn rất cao, hệ thống luật phá sản, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp còn kém hiệu lực.


    Có vẻ như nền kinh tế Việt Nam ngày càng bị thống trị bởi các tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong khi chính sách của Đảng và chủ trương của nhà nước khẳng định rằng các tập đoàn kinh tế phải tập trung vào những ngành chiến lược thì trên thực tế, những tập đoàn này hiện đang mở rộng hoạt động một cách nhanh chóng và đầy tham vọng sang nhiều lĩnh vực khác nhau như bất động sản, dịch vụ tài chính, ngân hàng, lữ hành, và cả phân phối điện thoại di động nữa. Hầu hết các tập đoàn này không tận dụng cơ hội từ việc Việt Nam gia nhập WTO đem lại để thâm nhập thị trường quốc tế. Trái lại, những tập đoàn này lại cố gắng tạo ra những công ty độc quyền trong nước để ngăn cản cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Một cuộc điều tra 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam mới đây do UNDP thực hiện khẳng định rằng nhiều công ty trong ?oTop 200? của Việt Nam đang đầu cơ đất đai và chứng khoán mà thiếu tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Nghiên cứu của UNDP còn cho thấy một xu hướng đáng lo ngại, đó là nhiều công ty dân doanh và cổ phần hóa ít chú tâm tới việc trở nên cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thay vào đó, những công ty này đang đua nhau tìm kiếm lợi nhuận tức thời trong khu vực bất động sản và tài chính. Chẳng hạn như cả REE - một công ty điện lạnh và Gemadept - một công ty vận chuyền đường biển đều đang đầu tư một cách mạnh mẽ vào nhiều dự án bất động sản.


    Tương tự như vậy, một số tập đoàn kinh tế nhà nước như Petro Việt Nam, Vinashin, và EVN đang thành lập hay đoạt quyền kiểm soát ở một số ngân hàng. Sau đó, các tập đoàn này sẽ sử dụng ngân hàng để tài trợ cho các kế hoạch mở rộng lãnh địa của mình. Nếu như không có hệ thống kiểm soát đủ mạnh và khả năng phân tán rủi ro hiệu quả thì chắc chắn cấu trúc này sẽ dẫn tới những khoản vay và đầu tư quá mức của các thành viên tập đoàn. Các tập đoàn nhà nước đang lợi dụng sự bảo lãnh công khai hay ngầm của nhà nước để thực hiện các khoản vay lớn trên thị trường quốc tế. Tất cả những động thái này đều là những thủ thuật cổ điển mà các keiretsu của Nhật Bản và chaehol của Hàn Quốc (giờ đều đã mất hình ảnh vàng son thuở nào) từng thực hiện. Việc các thành viên của tập đoàn vay nợ và sở hữu chéo lẫn nhau, cùng với các khoản vay nước ngoài không được phòng vệ là những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á và Đông Nam Á năm 1997.


    Trong bài viết này và trong các phân tích về nền kinh tế Việt Nam chúng ta thường thấy sự phân biệt giữa 3 thành phần kinh tế: dân doanh, nhà nước, và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ranh giới trên thực tế của ba loại hình doanh nghiệp này không đơn giản và rành mạch như vậy. Hiện nay đã và đang xuất hiện một lớp doanh nghiệp mới mang danh cổ phần hóa nhưng thực chất đã được tư nhân hóa một cách nội bộ và qua đó biến tài sản nhà nước thành sở hữu riêng của mình. Đồng thời cũng xuất hiện một lớp doanh nghiệp khác, về hình thức là tư nhân, nhưng trên thực tế có mối quan hệ chặt chẽ và gần gũi với những người có thẩm quyền trong hệ thống nhà nước và lợi dụng mối quan hệ này để trục lợi thông qua việc đoạt được những hợp đồng béo bở hay những khoản tín dụng mềm.


    Trong quá trình mở rộng phát triển của nhiều tập đoàn hiện nay cũng đã xuất hiện một số biểu hiện đáng báo động. Một ?okịch bản? phổ biến khi mở rộng như vậy được miêu tả như sau. Tập đoàn nhà nước thành lập một công ty con, trong đó ban giám đốc của tập đoàn (còn gọi là công ty mẹ) và của công ty con nắm giữ một lượng cổ phiếu đáng kể của công ty con mới này. Một phần tài sản của tập đoàn (đất đai chẳng hạn) được chuyển cho công ty con dưới hình thức đầu tư hay góp vốn ban đầu. Khi cổ phiếu của công ty mới này được bán trên thị trường OTC hay trên thị trường chứng khoán thì những người chủ sở hữu của chúng sẽ hưởng lợi nhuận siêu ngạch từ việc ăn chênh lệch giá cổ phiếu (do khi cổ phần hóa doanh nghiệp bị định giá thấp hơn giá trị thị trường như trong trường hợp khách sạn Phú Gia Intimex). Trong thế giới mờ ám của những giao dịch nội gián như thế này, việc phân loại các nhóm sở hữu trở nên khó khăn. Những doanh nghiệp tư nhân giành được những ?olô đất vàng? ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh chắc chắn phải có mối quan hệ mật thiết với một số quan chức nhà nước. Về bản chất, quá trình này không khác nhiều lắm so với quá trình bòn rút tài sản công thông qua tư nhân hóa đại trà ở Nga vào đầu những năm 1990, mặc dù ở Việt Nam, quá trình này xảy ra với tốc độ chậm hơn và mức tập trung của cải vào trong tay một thiểu số thấp hơn.


    Một kịch bản thứ hai nhưng không kém phần đáng lo ngại là một số công ty con (đặc biệt là những công ty tài chính) mặc dù không thực sự có tài sản gì ngoài nhãn hiệu được thừa kế từ tập đoàn mẹ nhưng vẫn được IPO với những mức giá khổng lồ. Khi ấy, những nhà đầu tư nhỏ lẻ (nhiều người trong số họ đầu tư bằng những khoản tiết kiệm dành dụm cả đời) do thiếu thông tin vẫn cứ lao vào để cố mua bằng được chút ít cổ phiếu với giá thị trường giờ đã trở nên cao ngất, cao hơn nhiều lần so với giá trị danh nghĩa ban đầu. Kết quả là tiền của những nhà đầu tư nhỏ, thiếu thông tin và hiểu biết đã bị chuyển sang túi của những ?ođại gia?, đầy đủ thông tin nội bộ và mua được cổ phiếu ngay từ lần phát hành đầu tiên. Những hoạt động như thế này không thể bền vững, và sớm hay muộn thị trường cũng sẽ điều chỉnh. Hậu quả khi ấy không chỉ là nhiều nhà đầu tư nhỏ, thiếu thông tin mất tiền, mà họ còn mất luôn cả niềm tin vào hoạt động quản trị của doanh nghiệp và chính sách của nhà nước.

Chia sẻ trang này