Refresh tâm hồn!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phuthuymayman, 15/02/2015.

2365 người đang online, trong đó có 23 thành viên. 04:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 171596 lượt đọc và 5389 bài trả lời
  1. phuthuymayman Thành viên gắn bó với f319.com

    Đồng hồ và chiếc lược
    Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông rất nghèo sống với vợ. Một ngày nọ, vợ ông, người có mái tóc rất dài hỏi chồng về chuyện mua một chiếc lược mới hơn để dùng.

    Người đàn ông cảm thấy rất buồn vì ông không đủ tiền để mua được cho vợ một chiếc lược mới bởi sồ tiền kiếm được chỉ đủ để lo cho miếng cơm hàng ngày. Thậm chí, ông cũng không dám mang chiếc đồng cũ đã đứt dây đi sửa. Người vợ biết vậy nên bà không bao giờ gặng hỏi chồng mình một lần nào.

    Một hôm, khi đang trên đường đi làm về ngang qua cửa hàng đồng hồ, ông quyết định bán nó. Với số tiền ít ỏi có được người chồng mua một chiếc lược mới cho vợ.

    Ông trở về nhà vào buổi tối và mang tặng cho vợ món quà nhỏ bé này. Tuy vậy, ông đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy người vợ thân yêu với mái tóc ngắn. Bà đã bán tóc của mình và mua tặng cho ông một chiếc đồng hồ mới.

    Nước mắt lăn dài trên gò má của hai vợ chồng, họ ôm nhau khóc trong hạnh phúc. Tuy cuộc sống hiện tại khá khó khăn, nhưng bù lại họ đã có được tình yêu và sự sẻ chia trong cuộc sống. Đó là món quà quý giá nhất mà hai vợ chồng ông nhận được từ thượng đế.

    Các bạn thân mến, một tình yêu chân thành vô cùng đáng quý. Hãy luôn dành tình cảm, sự quan tâm cho gia đình và người thân trong mọi hoàn cảnh và yêu thương như ngày mai mình không còn gặp lại họ nữa.



    Sưu tầm
    Hanah2001, kevin phamHoangL0ng2007 đã loan bài này.
  2. NGUYENCHUONG1

    NGUYENCHUONG1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/06/2014
    Đã được thích:
    1.880
  3. saigontosk

    saigontosk Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    29/10/2014
    Đã được thích:
    320
    Đơn giản mà hay và yý nghĩa
  4. phuthuymayman

    phuthuymayman Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2015
    Đã được thích:
    4.498
    Cảm ơn bạn ghé thăm và động viên
  5. duypho83

    duypho83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2014
    Đã được thích:
    4.239
  6. Vietsunshine

    Vietsunshine Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2014
    Đã được thích:
    6.321
    thật tình cảm và lãng mạn, dành hết cho nhau, nhưng hình như chưa hiểu hết nhau :D:D>:D<@};-
    --- Gộp bài viết, 16/02/2015, Bài cũ: 16/02/2015 ---
    kiếm giúp Bụi cho mình đi
    phi hung, Gaconkhodaiphuthuymayman thích bài này.
  7. phuthuymayman

    phuthuymayman Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2015
    Đã được thích:
    4.498
    Hjhj tiếc là cuộc sống thì lại khô cằn hơn thế nhiều lần
    --- Gộp bài viết, 16/02/2015, Bài cũ: 16/02/2015 ---
    E k có sđt của Buị. Cậu thử hoỉ những ng thân thiết với Buị ấy. Em nghĩ họ có
  8. soccer

    soccer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Đã được thích:
    137
    Happy New Year bác chủ topic và các bạn,:drm4

    Cảm ơn bác chủ về câu chuyện cảm động:-bd, mình xin tặng các bạn 1 chuyện


    Nếu gặp phải ‘con ruồi’
    Vụ ồn ào liên quan đến con ruồi trong chai nước ngọt đang là tiêu điểm của truyền thông mấy tuần này. Ai sai ai đúng, đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng.
    Khi dư luận còn tranh cãi gắt gao giữa thế nào là “quyền được thương lượng” và ý đồ “cưỡng đoạt tài sản”, tôi lại cho rằng, vấn đề cần được nhìn nhận không chỉ là phải trái đúng sai.

    Ở mỗi ngành hàng đều cho phép tỷ lệ lỗi hỏng nhất định trong sản xuất, nhưng trước tiên cần đặt ra câu hỏi rằng, liệu phạm vi lỗi cho phép của hàng thực phẩm đồ uống (F&B) có thể được xuất hiện một “kẻ ngoại đạo” như con ruồi hay không?

    Khái niệm “sản phẩm khiếm khuyết” (product defect) là sản phẩm không thỏa mãn được giá trị sử dụng như mục tiêu ban đầu hướng tới, gây ra phí tổn kinh tế hoặc có thể gây hại cho người mua. Thông thường những khiếm khuyết được phép chỉ xoay quanh nội tại quy trình sản xuất với nguyên liệu và các công đoạn đã có. Có ba loại khiếm khuyết như thế, là lỗi thiết kế, lỗi chế tạo và lỗi thiếu chỉ dẫn cần thiết.

    Khái niệm này không chỉ được dùng trong ngành quản lý sản xuất, để đo lường chất lượng của một lô hàng nói chung; mà giờ cũng trở nên phổ biến hơn trong đời sống, đặc biệt khi bất đắc dĩ nó trở thành yếu tố then chốt trong các vụ kiện tụng gần đây.

    Với ngành F&B, một vài nước phát triển có quy định không cho phép ngay cả sự xuất hiện của côn trùng trong phạm vi nơi chế biến đồ ăn thức uống. Nhà hàng, tiệm bán đồ uống có thể sẽ bị phạt tiền từ vài nghìn USD, đóng cửa thậm chí bỏ tù ông chủ, nếu để những con như ruồi, gián, kiến “đi lạc” vào trong nhà bếp hay nơi trữ thực phẩm.

    Nhà hàng thức ăn nhanh Pizza Pan ở Birmingham và tiệm đồ uống Trung Quốc Yummy House ở Bromwich (Anh) là hai trường hợp đã bị xét xử tại tòa án địa phương mới đây. Nguyên do là để xuất hiện gián và chuột trong phòng bếp. Pizza Pan sau đó bị phạt hai nghìn bảng Anh, phải đóng cửa còn ông chủ Yummy House đối mặt với án tù 30 tuần.

    Tuy nhiên, cũng có những “con ruồi” là sự cố ngoài tầm kiểm soát. Trong các trường hợp ấy, điều đáng nói là ở cách đối mặt và giải quyết vấn đề của mỗi bên liên quan.

    Xin kể lại vụ kiện tụng mấy năm trước về “con ruồi rưỡi” của Waddah Mustapha - một người dân thành phố Windsor, Ontario, Canada. Mustapha từng rơi vào trạng thái mà anh gọi là “khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng” khi bắt gặp xác một con ruồi và nửa con khác trong chai nước sắp uống. “Con ruồi rưỡi” của Mustapha đã gây ra các luồng ý kiến trái chiều giữa những người phản đối và ủng hộ, đặc biệt khi anh quyết đâm đơn kiện công ty Culligan ra tòa án bang Ontario, với lý do anh và vợ đã “không thể đuổi hết các con ruồi khác ra khỏi tâm trí suốt một thời gian dài”.

    Gia đình Mustapha lúc đó không những phải đối mặt với rất nhiều lời nhạo báng, chỉ trích từ dư luận rằng đã cố tình làm to chuyện, mà còn phải tiêu tốn gần nửa triệu USD để theo đuổi vụ kiện trong hơn ba năm, từ 2005 đến 2008. "Vấn đề không phải là tiền. Tôi làm điều này vì nguyên tắc”, Mustapha cho biết và anh không hối tiếc sau khi Tòa án tối cao Canada ra phán quyết cuối cùng năm 2008, yêu cầu anh phải bồi hoàn chi phí hơn 300 nghìn USD đã nhận từ hãng sản xuất.

    Mustapha đã hành động đúng với trách nhiệm và quyền lợi của một người tiêu dùng. Anh làm thế để đòi hỏi hãng Culligan về những sản phẩm nước uống sạch, mà như anh nói “ít nhất sẽ không chứa ruồi", sau này.

    Nhiều doanh nghiệp từng gặp phải rắc rối tương tự Culligan. Sự cố tưởng “nhỏ như ruồi" đó có thể khiến một số công ty phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, thậm chí xóa sổ một dòng sản phẩm, nếu họ không có cách hành xử đàng hoàng, trung thực, không biết cách đối thoại với khách hàng. Với nhiều công ty lớn trên thế giới, hành động thường thấy đầu tiên của họ khi gặp phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng là ngay lập tức rà soát lại quy trình sản xuất của mình. Dựa vào đó, họ sẽ quyết định có hay không thu hồi các lô hàng ra mắt cùng đợt.

    Hãng thực phẩm Asahi Holdings của Nhật Bản từng quyết định thu hồi hơn 120 nghìn gói sản phẩm thịt trộn khoai tây cho trẻ em, khi vừa nhận được phản ánh của một phụ huynh rằng có con dế chết trong túi sản phẩm. Mặc dù chưa khẳng định liệu con dế có thể lẫn vào thức ăn hay không và theo cách nào, Asahi Holdings vẫn làm như vậy, kèm theo lời xin lỗi “vì liên quan đến vấn đề và để khách hàng phải lo lắng”.

    Năm 2009, khi không may có một con chuột vô tình vương vào góc ổ bánh mì đem bán, công ty đồ ăn Premier ở Anh cũng đã quyết định bồi thường 17 nghìn bảng, bằng gần 20 nghìn lần giá trị chiếc bánh, cho người khách mua.

    Một người dùng Twitter cuối năm ngoái cũng đăng tải bức ảnh gói mì của công ty Maruka chứa một mảnh xác con gián khô bên trong. Maruka lúc đó cũng đã ra quyết định thu hồi hàng trăm kiện hàng, ngừng dây chuyền sản xuất và trả tiền lại cho tất cả những ai đã mua mì trong thời gian đó.

    Họ đã làm điều đó không chỉ để an ủi riêng một vị khách, mà bởi tiêu chuẩn khắt khe của chính họ về chất lượng sản phẩm có gắn thương hiệu mình. Và bằng cách hành xử như thế, nhà sản xuất khẳng định, họ chọn đứng cùng phe với người tiêu dùng, chứ không phải là ở tâm thế đối kháng, hơn thua.

    (st on vnexpress)
    phi hung, Gaconkhodaiphuthuymayman thích bài này.
  9. soccer

    soccer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Đã được thích:
    137
    Người Nam Bộ dạy con

    Hơn ba trăm năm xây dựng và phát triển, cư dân Nam Bộ sớm tiếp thu văn hóa Âu Mỹ song cốt lõi vẫn dựa trên tinh thần “trung hiếu, tiết hạnh”

    Từ xưa tới nay, đã làm cha làm mẹ thì ai cũng quan tâm đến việc chăm sóc, dạy dỗ con cái từ lúc mới tượng hình (thai giáo) cho đến lúc trưởng thành, thậm chí còn theo dõi từng bước vào đời của con cho đến khi nhắm mắt xuôi tay mới hết lo. Sự chăm sóc, dạy dỗ con cái được nối tiếp hết đời này tới đời khác, tạo thành một nếp riêng của mỗi gia đình/ dòng họ gọi là gia lễ.

    Trong lịch sử, Nam Bộ là vùng đất nhà Nguyễn dựng nghiệp nhưng chưa khi nào trở thành kinh đô của nhà Nguyễn. Vì thế, người dân Nam Bộ ít bị các quan điểm, luật lệ, lễ giáo chính thống chi phối. Hành trang văn hóa của những người buổi đầu mở nước là chút ít hiểu biết về đạo làm người mà họ học hỏi từ quê hương bản quán của mình, nhất là qua ca dao, tục ngữ. Trên tinh thần “Thi giáo” (dùng thơ để giáo hóa), qua các thời kỳ lịch sử, những nhà nho từ Bắc chí Nam, như: Nguyễn Trãi (có tư liệu nói không phải), Bùi Dương Lịch, Đặng Xuân Bảng, Trần Phong Sắc... đã biên soạn các loại sách Gia huấn, Nữ huấn bằng văn vần, thể loại lục bát dễ nhớ, dễ truyền khẩu đểgiáo dục con cái trong gia đình, góp phần đáng kể vào quá trình giáo dục, đào tạo nhân cách con người.

    Đến trước ngày giải phóng, không ít người dân Nam Bộ một chữ bẻ đôi cũng không có nhưng hầu như ai nấy đều có con cái đề huề và nuôi dạy con trở thành người hữu dụng cho xã hội. Nhờ đâu? Nhờ ca dao - tục ngữ, nhờ những câu nói vần vè được truyền khẩu trong dân gian. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Với câu ca dao này, đã là người Việt Nam thì từ người văn hay chữ tốt đến người mù chữ đều thuộc và hiểu. Đó là bài học căn bản đầu tiên của mỗi con người.

    Đã là người dân Nam Bộ thì không ai không thuộc nằm lòng câu thơ của cụ Đồ Chiểu: Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.Trong dân gian hiện nay còn lưu truyền câu hát đối đáp: Chữ trung, chữ hiếu, chữ hòa/ Đố anh ba chữ thờ cha chữ nào? - Chữ trung anh để thờ cha, chữ hiếu thờ mẹ, chữ hòa cho em. Có lẽ vì phương Nam xa “mặt trời” nên họ thấy những người mà họ cần quan tâm là cha mẹ, vợ con..., còn chuyện xa vời thì “xin nhường” cho những người chữ nghĩa.

    Làm cha làm mẹ, ai cũng muốn con mình được học hành song cái nghèo cứ đeo đuổi nên đành tới đâu hay tới đó, chứ họ đều biết Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài/ Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi, thậm chí cô hàng xóm cũng động viên người mình rắp tâm để bụng: Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ/ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu/ Anh về anh học chữ nhu (nho)/ Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.

    Dạy con từ thuở còn thơ nên ngay từ con mới chập chững biết đi, biết nói, cha mẹ đã dạy con việc chào, thưa... Chuyện này phải dạy tỉ mỉ theo tháng ngày cho đến khi con cái lập đời: Khi nghe tiếng gọi trên nhà/ Miệng thời thưa dạ, chân thời bước mau/ Cười vui mời nước, têm trầu/ Vội vàng vào bếp, không câu phiền hà/ Đường ăn ở có nết na/ Xóm làng khen ngợi, mẹ cha yên lòng...

    Trước thói hư tật xấu của người đời, không có bậc cha mẹ nào không dặn con: Ở đời lắm việc phải đừng/ Đừng sa cờ bạc, đừng ham rượu chè/ Đừng nghe thuốc phiện mà mê/ Đừng gây oan nghiệt, đừng kề thanh lâu/ Tu thân tích đức làm đầu/ Đó chính là thứ phép mầu thế gian. Của phi nghĩa chớ dính vào, bởi Của phi nghĩa có giàu đâu/ Ở cho ngay thực giàu sau mới bền.

    Nếu nhà có chút của ăn của để, có kẻ ăn người làm thì cha mẹ cũng dạy con nên biết thể hiện lòng nhân ái: Đến như đứa ở con hầu/ Khổ nghèo nó mới đem đầu làm tôi/ Bát cơm đổi lấy mồ hôi/ Nỡ nào đánh chửi dập vùi cho đương/ Ngày đêm dãi nắng dầm sương/ Nghĩ khi khó nhọc mà thương cho cùng/ Thịt da không phải sắt đồng/ Dẫu tay roi vọt cũng lòng từ nhân... vàKhông nên cậy thế, cậy tài/ Cậy giàu, cậy mạnh khinh người bần nhân. Con gái về làm dâu nhà người phải... Kính mẹ thờ cha/ Biết đường lui tới mới là đạo dâu, không nên Xui chồng chửi sớm, chửi trưa/ Để người nhục nhã cho vừa lòng ghen.

    Từ những lời dạy cơ bản ấy, ai nấy đều vững lòng tin đời sau sẽ khá hơn đời trước bởi họ tin Ở có đức ráng sức mà ăn, Con hơn cha là nhà có phúc. Và nếu gia đình nào đạt được như thế sẽ tạo nên nền nếp riêng gọi là gia phong; và những lời dạy dỗ ấy đi vào quy củ hơn, bài bản hơn thì gọi là “gia huấn”, “gia giáo”, rồi hình thành “gia pháp”...

    Hơn 300 năm xây dựng và phát triển, cư dân Nam Bộ sớm tiếp thu văn hóa Âu Mỹ song cốt lõi vẫn dựa trên tinh thần “trung hiếu, tiết hạnh”. Dẫu xã hội hiện đại không thể (và cũng không nên) giữ rịt khuôn mẫu gia đình kiểu cũ nhưng “gia huấn” vẫn còn cần thiết để góp phần làm nên nhân cách con người.
  10. Gaconkhodai

    Gaconkhodai Thành viên quen thuộc Not Official

    Tham gia ngày:
    11/02/2015
    Đã được thích:
    44
    Happy new year hjhj!
    phi hung, cogiko, Vietsunshine1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này