review MBB Q3.2024

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi player2712, 13/11/2024 lúc 14:04.

7083 người đang online, trong đó có 1014 thành viên. 14:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 2):
  2. TonyT
Chủ đề này đã có 660 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. player2712

    player2712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2023
    Đã được thích:
    6
    Review quý 3.2024

    So với quý trước, thu nhập lãi thuần của MBB có phần giảm nhẹ khoảng 0.02% tuy nhiên mức lợi nhuận hơn 10,416 tỷ đồng này vẫn tăng trưởng so với cùng kì khi ghi nhận +6.16% YoY. Khác với kết quả ghi nhận vào Q1.2024 và Q4.2023, MBB trong hai quý gần đây đã có sự tăng trưởng dương trở lại so với cùng kỳ trong hoạt động liên quan đến tín dụng. Liên quan đến hoạt động tín dụng, MBB cũng cho biết ngân hàng đã cán mốc 30 triệu khách hàng và tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm đạt 13,5%, cao gấp 1,8 lần bình quân ngành.

    Bên cạnh sự tích cực của hoạt động kinh doanh chính thì các hoạt động kinh doanh khác như ngoại hối và vàng cũng có sự tăng trưởng tốt khi ghi nhận mức tăng gấp 1.68 lần so với quý trước và tăng gấp 2.9 lần so với cùng kỳ, đạt con số hơn 660 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng trong 3 quý gần nhất của MBB được hưởng lợi khi xu hướng chung của thị trường vàng thế giới đang trong đà tăng nóng hơn bao giờ hết. Tính đến cuối tháng 9.2024, chỉ số GOLD đã tăng hơn 32.32%, tăng từ mốc 2,023 điểm lên hơn 2,650 điểm. Ngoài ra, sự biến động liên tục của tỷ giá trong năm bầu cử cũng như bất ổn địa chính trị gia tăng cũng làm hoạt động đầu cơ trên thị trường ngoại tệ diễn ra mạnh mẽ. Giai đoạn nửa đầu năm, tỷ giá USD/VND khá căng thẳng, có lúc tăng gần 5%, trên thị trường tự do có thời điểm vượt 26.000 đồng/USD. Giai đoạn ngắn ngủi nửa cuối quý III/2024, tỷ giá USD/VND hạ nhiệt trước thềm Fed giảm lãi suất và chỉ còn tăng 1,3% tại thời điểm cuối tháng 9/2024.

    Ngoài ra, hoạt động kinh doanh liên quan đến thị trường vốn như chứng khoán kinh doanh hay chứng khoán đầu tư đều ghi nhận mức giảm so với quý trước một phần nguyên nhân có thể dễ dàng thấy là do MBB chủ động nâng tỉ trọng chứng khoán vốn - cổ phiếu lên cao từ khoảng 84.3 tỷ đồng tổng giá trị chứng khoán vốn trong quý 2 lên hơn 437 tỷ đồng trong quý 3. Trong khi đó, giai đoạn này thị trường chứng khoán (VNINDEX) dường như đi ngang và có mức giảm sâu hơn (-5.53%) là mức tăng của thị trường (+2.32%).

    Điểm hạn chế trong hoạt động kinh doanh của MBB quý này còn đến từ hoạt động dịch vụ (tức các dịch vụ liên quan đến thanh toán, ngân quỹ, viễn thông, nghiệp vụ ủy thác và đại lý,...) khi ghi nhận giảm còn khoảng 888 tỷ so với con số 1,354 tỷ vào quý trước hay 1,079 tỷ vào cùng kỳ. Trong thời đại mà trải nghiệm của khách hàng ngày càng ưu tiên thì các ngân hàng cũng đẩy mạnh dịch vụ, các chương trình thanh toán ưu đãi hơn nhầm kích thích và lan tỏa nhận diện của ngân hàng thay vì là chiến lược tập trung vào "lãi suất" như truyền thống. Nói chung các sale points/touch points hiện tại thì ngân hàng tập trung "đánh" sẽ là dịch vụ thẻ như nào, thẻ đẹp hay không, thẻ có liên kết với "life style" và có xu hướng trẻ hóa, gắn kết sự kiện như "Anh trai say hi",.... từ đó việc chi nhiều hơn cho mảng dịch vụ hơn là thu được sẽ không phải là điểm quá quan ngại.

    Liên quan đến phần chi phí, hai chi phí cốt yếu của một ngân hàng nằm ở phần chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Trong đó, phần chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là thứ mà nhà đầu tư cần quan tâm đặc biệt khi ngoài việc trích dự phòng như luật định của NHNN thì các ngân hàng cũng có thể nâng cao mức dự phòng lên trong một giai đoạn (giai đoạn a). Điều này sẽ mang lại 2 điểm mấu chốt (1) có thể dễ dàng giấu lợi nhuận thông qua khoản mục này (2) đến một lúc nào đó phần dự phòng này đủ to để bao phủ cả nợ xấu của giai đoạn sau (giai đoạn b) thì việc hạ thấp chi phí dự phòng trong giai đoạn sau (giai đoạn b) này để gia tăng hiệu suất lợi nhuận trước thuế là hoàn toàn hợp lệ ! Trong khi tỷ lệ nợ xấu NPL của MBB vào 30/09/2024 là khoảng 2.23% , tỷ lệ nợ xấu gồm cả nợ loại 2 NPL2 là 4.12% . Cặp tỷ lệ này vào quý 3.2023 là 1.89% và 4.86%, vào quý trước tức 6 tháng đầu năm 2024 là 1.64% và 3.47%. Tức tỷ lệ nợ xấu nói chung của MBB đã gia tăng trong 3 tháng gần đây nhưng chi phí dự phòng dành cho rủi ro tín dụng lại giảm khoảng 360 tỷ so với quý trước. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR vào quý 3.2024 này giảm từ 101.74% quý trước còn 68.77%. Không có bất kì quy định nào cho tỷ lệ bao phủ nợ xấu nói chung nhưng ở mức 68.77% này cũng dần cho thấy MBB đang nới rộng rủi ro tín dụng có thể chịu nhầm giữ lại mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực trước khi các hiệu ứng vĩ mô không còn ủng hộ ngành ngân hàng nói chung (vd như thông tư 02 sắp hết hiệu lực).

    Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng mẹ ghi nhận con số hơn 5,790 tỷ đồng, giảm khoảng 200 tỷ so với quý trước và vẫn tăng nhẹ 0.29% so với cùng kỳ. Về cơ cấu tài sản lẫn nguồn vốn thì không có gì thay đổi quá nhiều, vẫn hoạt động cho vay là nguồn tài sản chủ yếu là tiền gửi KH là nguồn vốn cốt lõi.
    ttvnoldangky thích bài này.

Chia sẻ trang này