Room: tin này ACE bình luận gì nhỉ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi toannh, 22/05/2007.

2998 người đang online, trong đó có 231 thành viên. 00:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 559 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. toannh

    toannh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Đã được thích:
    0
    Room: tin này ACE bình luận gì nhỉ

    Thứ Ba, 22/05/2007, 08:25

    Hết ''''room'''' sẽ không được niêm yết nước ngoài

    Những doanh nghiệp niêm yết mà tỷ lệ sở hữu (room) của nhà đầu tư nước ngoài đã đủ 49% sẽ không được phép huy động vốn tại thị trường quốc tế, kể cả khi phát hành thêm.

    Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Hợp tác Quốc tế, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, xác nhận thông tin này với VnExpress hôm 21/5.

    Ông xác nhận, hếu hết doanh nghiệp lớn đều đã hết room và cơ hội chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp nhỏ. Theo ông, những công ty nhỏ không có nghĩa là họ không đủ điều kiện niêm yết ở nước ngoài. Thống kê mới nhất của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm bình quân 21% các loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường.

    Theo ông Cảnh, có nhiều sở giao dịch chứng khoán nước ngoài đã đến đặt vấn đề với Ủy ban lẫn các trung tâm giao dịch. "Đó là dấu hiệu chứng tỏ họ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Điều này cũng cơ hội cho cả đôi bên", ông nói.

    250 triệu USD mới được niêm yết tại Malaysia

    Ông Yusli Mohamed Yusoff, Tổng giám đốc điều hành Sở giao dịch chứng khoán Bursa, Malaysia, cho hay, muốn niêm yết tại thị trường chính thức nước này, doanh nghiệp phải có quy mô vốn hoá vào khoảng 1 tỷ Ringit, tức 250 triệu USD và lợi nhuận sau thuế khoảng 15 triệu USD/năm. Bursa cũng có thị trường nhỏ hơn dành cho các công ty trẻ với mức vốn khoảng 500.000 USD. "Tuy nhiên, tuỳ vào loại công ty lẫn khả năng tăng trưởng mà thị trường sẽ linh hoạt chứ không nhất thiết phải có 250 triệu USD thì mới được niêm yết", ông này nói.

    Ông nói thêm, hiện có 5 công ty Việt Nam xúc tiến để được niêm yết tại thị trường Malaysia bởi đây lại là thị trường có chi phí niêm yết thấp nhất khu vực, nhà đầu tư lại đến từ nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Trung Đông. "1/3 giao dịch được thực hiện tại thị trường Malaysia là của các nhà đầu tư quốc tế", ông cho biết.

    Hiện Chính phủ Malaysia không quản lý nguồn vốn ngoại tệ và tỷ giá hối đoái, chính vì vậy, khi thu lãi doanh nghiệp có thể chuyển về mà không vấp phải một hạn chế nào.

    VNE


    Những đại gia trên sàn hiện nay muốn xuất sàn ngoại cũng khó!

    VNM FPT REE GMD PPC SSI ACB STB SJS...

    Các bác điểm danh xem, theo tiêu chuẩn VĐL và doanh số, kiểm toán quốc tế... chỉ 1 vài anh có khả năng xuất ngoại vì hầu hết CP tốt nay Room ko còn.

    Khi Nhà nước lo lắng vấn đề vốn hóa TT tăng quá nhanh (KẾ HOẠCH CHỈ 40-50% GDP VÀO NĂM 2010!), nên giục các cổ phiếu khủng long chuyển bớt ra ngoài, tuy nhiên như tình hình hiện nay việc khó khăn xuất ngoại niêm yết thì lại chói chân chói tay thôi.

    Cách duy nhất là nên sớm mở thêm Room, hihi

  2. sincere78ck

    sincere78ck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Heeeeeee!!!!!!!!!!!Những thằng này mạnh lắm, to lắm nhưng nước ngoài ít hoặc chưa ( hoặc kô thèm ) mua nè : TCT, BMC , SGH , LBM ....
    Cho nó niêm yết ở NYSE đi, tăng nhanh mà tiền tính bằng USD.
    Tống nó wa Nam PHI cũng được !!!!!!!!!!
  3. toannh

    toannh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Đã được thích:
    0
    Thứ Sáu, 25/05/2007, 15:25

    Hết room vẫn được niêm yết tại nước ngoài

    Điều quan trọng hiện nay là công ty niêm yết phải làm sao đáp ứng đủ những điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán ở nước ngoài. Hiện nay, nhiều công ty niêm yết có tên tuổi đang có ý định niêm yết ra thị trường chứng khoán (TTCK) nước ngoài nhưng lượng sở hữu cho nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đã hết (49%). Vậy những công ty này có được niêm yết?

    Báo trước ít nhất 10 ngày

    Theo nguồn tin xác nhận lại từ ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế ?" Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (CKNN), thì thông tin hết room (lượng sở hữu của NĐT nước ngoài) không được niêm yết trên TTCK là không đúng. Theo khoản 2, điều 17 của Nghị định 14/2007/NĐ-CP bổ sung của Chính phủ thì những công ty niêm yết nào muốn niêm yết tại TTCK nước ngoài nếu lượng sở hữu (room) của các NĐT nước ngoài đã đủ 49% thì vẫn được phép niêm yết tại TTCK nước ngoài, nhưng lượng giao dịch mua bán cổ phiếu chỉ được trong số 49% theo quy định được luật cho phép. Như vậy, việc niêm yết trên TTCK nước ngoài đối với các doanh nghiệp VN kể cả những công ty có lượng sở hữu của các NĐT nước ngoài lên tới 49% là vẫn có thể. Hiện nay, đang có một vài công ty niêm yết như Vinamilk, Gemadept, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)... đang tìm đường niêm yết ra thị trường nước ngoài. Theo quy định trên, các công ty này vẫn có thể niêm yết tại TTCK mà họ có đủ điều kiện thích ứng với các tiêu chuẩn niêm yết tại TTCK nước sở tại.

    Theo ông Nguyễn Thế Thọ, Trưởng Ban Phát hành cổ phiếu mới Ủy ban CKNN, thì Ủy ban CKNN VN sẽ không xét duyệt về tiêu chuẩn niêm yết, tự công ty đó phải tuân thủ Luật Chứng khoán ?" TTCK của nước sở tại, nhưng phải gửi hồ sơ giấy tờ báo trước cho Ủy ban CKNN VN tối thiểu 10 ngày.

    Không được phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn

    Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Cảnh, nếu đối chiếu theo Nghị định 14/2007/NĐ-CP, những công ty nào có lượng sở hữu (room) của NĐT nước ngoài đủ 49% thì không thể phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn trên thị trường nước ngoài. Vừa qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã chính thức thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu mới sang TTCK Singapore. Số lượng phát hành mới kỳ này là 8.852.524 cổ phiếu, tương đương 5% vốn điều lệ, hoàn tất giai đoạn 3 năm 2007. Hiện nay, lượng sở hữu của NĐT nước ngoài tính đến ngày 22-5-2007 tại cổ phiếu VNM đã lên tới 43,85% trên tổng vốn điều lệ. Nếu Vinamilk vẫn tiếp tục thực hiện chương trình phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn trên thị trường Singapore thì phải công khai dừng lại mức sở hữu của các NĐT nước ngoài trên TTCK VN (vào khoảng hơn 44%). Theo ông Nguyễn Thế Thọ, tại điều 6 của nghị định đã có các điều khoản quy định cho phép các tổ chức phát hành chào bán chứng khoán ra TTCK nước ngoài. Sau khi chào bán cổ phiếu, công ty có thể niêm yết lượng cổ phiếu chào bán theo phương thức chào bán lần đầu (IPO) ngay tại TTCK nước này.

    Trên thực tế, những công ty có ý định niêm yết, huy động vốn trên TTCK nước ngoài đều là những công ty lớn, có mức giá giao dịch trên TTCK VN khá cao, lượng sở hữu của các NĐT nước ngoài gần hết hoặc đã hết. Mục đích của việc niêm yết và phát hành mới này chủ yếu là khuếch trương tên tuổi, quảng bá thương hiệu nhiều hơn thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

    NLĐ


    Tiếp bài này, ACE quan tâm đến room của những BC mà hiện nay đã 49% rồi không, bài báo trên chỉ ra 1 lối duy nhất cho các BC xuất ngoại khi đã hết room là phát hành thêm CP để tự tăng CP cho mọi nhà ĐT bao gồm cả nhà ĐTNN, thay vì chờ nhà nước...

Chia sẻ trang này