Room: vẫn dừng ở mức chờ đợi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chung_khoan, 13/09/2007.

4509 người đang online, trong đó có 413 thành viên. 19:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 462 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. chung_khoan

    chung_khoan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Room: vẫn dừng ở mức chờ đợi

    Ngày 11/09/2007, 14:39
    Room: vẫn dừng ở mức chờ đợi

    (ĐTCK-online) Cả 2 lần Trung tâm Lưu ký chứng khoán tính nhầm tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài - ĐTNN) cho cổ phiếu niêm yết (nhầm room của Sacombank, nhầm room của ABT) là cả hai lần nhà ĐTNN có cơ hội để gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu. Cơ hội này tuy chỉ chuyển thành hiện thực một phần nhỏ (room tại STB vượt 0,14% còn tại ABT vượt 0,01% so với giới hạn), nhưng cũng cho thấy, sức cầu ngoại đối với nhiều cổ phiếu niêm yết đã hết room luôn thường trực.

    Gần đây, dư luận rộ lên câu chuyện bàn về việc nên mở room cho nhà ĐTNN trên thị trường niêm yết. Với nhiều nhà đầu tư, kỳ vọng mở room được hiểu là sẽ tiếp tục nâng room từ mức 49% lên một mức cao hơn, chẳng hạn 75% hay 100%, nhưng với nhà quản lý, việc mở room lại được hiểu và tính toán theo cách khác. Tạm chưa bàn đến lý lẽ nên hay không nên nâng room trong giai đoạn hiện nay, mà cứ giả thiết rằng, việc nâng room là cần thiết thì riêng về kỹ thuật để nâng room cũng cần nhiều thời gian mới có thể xử lý để đi đến thực hiện được. Theo tinh thần của Luật Đầu tư có hiệu lực từ 1/1/2005, các DN Việt Nam được chia thành 3 loại chính là loại cấm đầu tư; loại hạn chế đầu tư và loại nhà ĐTNN được đầu tư không hạn chế. Căn cứ trên từng loại hình DN, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quyết định về tỷ lệ ĐTNN. Tuy nhiên, đến nay, tiêu chí để phân loại DN và cơ quan nào chịu trách nhiệm làm công việc này vẫn còn là câu hỏi ngỏ.

    Theo ghi nhận của ĐTCK, quan điểm của UBCK và Bộ Tài chính thì câu chuyện mở room cho cổ phiếu niêm yết hiện vẫn dừng ở mức chờ đợi sự chỉ đạo của Chính phủ. Ở cấp UBCK, việc mở room được nhìn nhận là khả thi đối với cổ phiếu chưa niêm yết, với đề xuất nâng tỷ lệ sở hữu cho nhà ĐTNN trong loại DN này từ mức 30% hiện nay lên 49%. Đối với cổ phiếu niêm yết, do chưa có chuẩn phân ngành DN và thực tế thấu hiểu về 14 ngành nghề bị hạn chế ĐTNN theo quy định tại Luật Đầu tư vẫn còn nhiều sự khác biệt, nên hầu hết những người có trách nhiệm trong các cơ quan tham mưu cho Chính phủ đều tránh việc công khai quan điểm nên hay không nên nâng room.

    Gần đây, một số tổ chức như Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM, Công ty Chứng khoán Sài Gòn, Công ty Chứng khoán Biển Việt? đã và đang thực hiện phân loại DN theo từng ngành dựa trên tiêu chuẩn chung ICB (Industrial Classification Benchmark), nhưng mức độ phổ cập của chỉ số này tại Việt Nam còn rất mờ nhạt. Việc phân loại DN của các tổ chức này cũng mới chỉ được thực hiện với nhóm DN niêm yết (200 DN) và chưa có tổ chức nào đủ sức thực hiện phân loại rộng hơn đến cả DN chưa niêm yết. Hiện TTCK Việt Nam rất cần có một chuẩn phân ngành chung được công bố bởi một cơ quan chức năng đủ tầm và đủ quyền lực để làm căn cứ cho việc phân loại DN trong nền kinh tế. Khi chưa có chuẩn phân ngành được thừa nhận rộng rãi giữa cơ quan quản lý, DN và người dân thì chưa thể mong việc nâng room lên mức cao hơn 49% như hiện nay thành hiện thực.

    Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính

    Tại Quyết định 128/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, TTCK Việt Nam đứng ngang tầm với TTCK trong khu vực. Để thực hiện mục tiêu này, các chính sách phát triển thị trường phải có sự hội nhập, đi tắt đón đầu, chứ không thể đi quá chậm hoặc đứng im như hiện nay.

    Để thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam, thực tế cho thấy có 2 giải pháp cơ bản đó là thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, niêm yết của các DN đủ điều kiện và hai là mở room cho nhà đầu tư nước ngoài. Gần đây, câu chuyện mở room trở thành đề tài nóng của báo giới, trên nhiều diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng, mở room chỉ là giải pháp kích thích giá cổ phiếu trong ngắn hạn, còn về dài hạn, khi hết room, mọi chuyện đâu sẽ vào đấy. Tôi cho rằng, đây là cách suy nghĩ thiển cận, vì chỉ nhìn đến những tác động của việc mở room một cách trực diện. Còn nhớ khi chúng ta bàn đến việc nâng room của công ty niêm yết từ 30% lên 49%, nhiều ý kiến cũng cho rằng, đây là giải pháp trong ngắn hạn, nhưng thực tế, việc nâng room cùng với việc mở rộng quy mô thị trường đã giúp TTCK Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt. TTCK Việt Nam bây giờ là thị trường của hơn 200.000 tài khoản giao dịch, trong đó có hàng nghìn tài khoản của nhà đầu tư tổ chức, cả trong và ngoài nước. Các tổ chức đầu tư lớn nhất trên thế giới như Morgan Stanley, Merrill Lynch, CitiGroup, HSBC? đều đã góp mặt trên TTCK Việt Nam. Những tổ chức này đến Việt Nam là vì kỳ vọng Chính phủ Việt Nam sẽ ngày càng cởi mở trong các chính sách thu hút vốn gián tiếp nước ngoài. Dòng vốn đầu tư gián tiếp được coi là dòng vốn nằm ngoài biên giới và nếu chúng ta không có chính sách hợp lý, kịp thời thì thật khó để duy trì và phát triển dòng vốn này.
  2. bimson18

    bimson18 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Khi nào mở room thì mấy cổ phiếu hết room sẽ được dịp tăng phi mã

Chia sẻ trang này