RỦI RO KHI MUA BÁN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG OTC

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dao_Duy_Anh, 01/09/2006.

4096 người đang online, trong đó có 329 thành viên. 07:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 1515 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    RỦI RO KHI MUA BÁN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG OTC

    6 DẠNG RỦI RO KHI MUA BÁN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG OTC
    (TBKTVN)

    Hiện nay bên cạnh 49 loại cổ phiếu, trái phiếu của các công ty được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán chính thức, thì có một khối lượng khá lớn các loại cổ phiếu khác được giao dịch trên thị trường phi tập trung - OTC.

    Cho đến nay chưa có con số chính thức và cũng rất khó có được con số chính xác về tổng trị giá cổ phiếu đang giao dịch OTC, nhưng ước tính tổng doanh số giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC còn lớn hơn cả thị trường chính thức, lên tới cả chục ngàn tỷ đồng.

    Bởi vì, trên thị trường OTC các loại cổ phiếu đang giao dịch phần lớn là của các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, nhà máy điện..., những công ty không những có quy mô vốn điều lệ lớn, tổng giá trị cổ phiếu đang giao dịch cao, mà còn thường xuyên phải tăng vốn điều lệ theo chiến lược kinh doanh của mình.

    Tuy nhiên, người đầu tư trên thị trường này nên chú ý đến những dạng rủi ro sau đây.

    Một là, tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn.
    Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn. Đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Nhiều loại cổ phiếu giá giao dịch trên thị trường OTC cao gấp 8 lần đến 10 lần, thậm chí 12 - 14 lần mệnh giá gốc.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của HĐQT sẽ được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu.

    Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó.

    Như vậy, các nhà đầu tư mới cổ phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người chuyển nhượng cổ phiếu, ghi rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro nói là phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua.


    Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức.
    Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ. Rủi ro là ở chỗ, khi mua cổ phiếu, người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng không nhận được cổ tức.
    [​IMG]
    Nhà đầu tư L.V.B tại Hà Nội, trong giao dịch mua bán cổ phiếu của Techcombank với một người khác là V.T.H, cán bộ một ngân hàng thời điểm đầu năm 2006, đã xẩy ra tranh chấp quyền lợi về quyền chia cổ tức trị giá hàng trăm triệu đồng, đang phải nhờ đến cơ quan quản lý can thiệp và dự kiến phải đưa ra cơ quan bảo vệ pháp luật để phân xử.

    Ba là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng.
    Có cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin, mua loại cổ phiếu đó.

    Và trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức..., vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi.

    Thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần E, có trụ sở chính tại Tp.HCM, thời gian qua đã xẩy ra khá nhiều tranh chấp quyền lợi này. Nhiều người đang nhờ đến sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng.

    Bốn là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành.
    Loại cổ phiếu này trong giới mua bán trên thị trường OTC còn gọi là cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới, tức là thời điểm phát hành, kèm theo đó là quyền lợi mà nhà đầu tư có được: cổ tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu.

    Bởi vì, thông thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ đông. Người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành. Bởi vậy bỏ tiền ra mua cổ phiếu cùng với giá mua như nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới là khác nhau. Nhà đầu tư cần hết sức chú ý chi tiết này.

    Năm là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá.
    Thông thường để chắc ăn và "nắm đằng chuôi", người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó. Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc.

    Ngược lại, khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ dàng đánh tháo, còn số tiền đã đặt cọc không phải lúc nào và trường hợp nào cũng lấy lại ngay được.

    Sáu là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua.
    Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, hay cán bộ nhân viên công ty được quyền mua cổ phiếu.

    Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do khác, bán quyền mua cổ phiếu của mình. Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường OTC thời điểm đó. Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua.

    Nhưng từ khi nộp tiền để mua cổ phiếu cho đến khi nhận được cổ phiếu là cả một khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận được cổ phiếu thì cổ phiếu vẫn đứng tên chủ sở hữu là người chuyển nhượng.

    Khi đó, nếu giá cổ phiếu đứng nguyên, giảm, hay gặp phải người nghiêm túc, đứng đắn, thì công việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì. Trong trường hợp gặp phải người không trọng chữ tín, dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận kèm với lãi suất tiền gửi ngân hàng.
  2. THAY__BOI

    THAY__BOI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Trên đời này cái gì mà chẳng có rủi ro, chú mày định doạ bà con chơi OTC để lao lên sàn à (từ trước đến nay tổ chức luôn muốn xua bà con ta chạy lên sàn để bọn chúng chia nhau ăn mảng OTC mầu mỡ nóng hổi nhưng bọn chúng luôn thất bại và bây giờ chúng còn giở các mánh khoé khác như hạn chế cho vay cầm cố cổ phiếu OTC)
  3. tranthlong

    tranthlong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Đã được thích:
    0
    tôi thấy bài viết cũng có lý, chẳng phải doạ ai. Ai ưa mạo hiểm thì chơi OTC, ai ít mạo hiểm hơn thì chính thức.

    Theo tôi OTC việt nam có lắm cái vớ vẩn quá. Thứ nhất thông tin rất lung tung, giá mỗi ông một kiểu.
    Thứ hai là giữa OTC và chính thức ko có các thị trường cấp trung gian khác. Người mua bán trên OTC ngoài mấy cổ phiếu của các công ty đã thành danh còn đâu là không biết thế nào mà lần.

    Với sự mạo hiểm như vậy, mà nhiều cổ phiếu trên OTC bị thổi phồng ghê quá. Chẳng hạn Sacombank hồi còn OTC bị làm giá đến 80-90. Khối bác mua vào theo trào lưu giờ còn đang uất ức.
  4. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    Lật lại vụ lừa đảo của Trưởng phòng bảo hiểm Bảo Minh
    (Dân trí)

    Mua đắt bán rẻ cổ phiếu, để chiếm đoạt tiền

    Theo tài liệu điều tra của ******* TP Hà Nội, Lý Thị Trúc Quỳnh (Lý Quỳnh - SN 1978), Trưởng phòng khu vực 9 - Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh, đã thực hiện hàng loạt trò lừa đảo bằng thủ đoạn hết sức tinh vi.

    Lợi dụng việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank-VCB) chuẩn bị phát hành trái phiếu tăng vốn để sắp tới cổ phần hoá, Lý Quỳnh đã tung tin với nhiều người là mình đang có nguồn mua 12 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu VCB với giá hấp dẫn (bằng 80-85% mệnh giá trái phiếu). Lý Quỳnh lừa đảo rằng, đây là trái phiếu của cán bộ trong ngành Ngân hàng nên được mua với giá ưu đãi, nếu có nhu cầu mua thì phải chuyển tiền ngay cho thị để thanh toán cho người bán.

    Sau khi tung tin hấp dẫn như trên, Lý Quỳnh đã thông qua chị Lê Thị Trúc Quỳnh (Lê Quỳnh) và anh Nguyễn Anh Dũng (cán bộ Công ty CP Chuyển phát nhanh bưu điện Hà Nội) thu tiền của 8 người khác có nhu cầu mua trái phiếu VCB với số tiền 9 tỷ, 88 triệu đồng.

    Theo quảng cáo của Lý Quỳnh, số tiền 9 tỷ 88 triệu đồng trên là để mua trái phiếu VCB có mệnh giá 9 tỷ 706 triệu đồng (bằng 80-85% mệnh giá trái phiếu)! Tuy nhiên, thực tế trên thị trường lúc này mệnh giá trái phiếu của VCB là 150%.

    Đến giữa tháng 1/2006, nhiều khách hàng đã đến nhà thúc ép đòi trái phiếu, Lý Quỳnh đành phải mua trên thị trường tự do 1,3 tỷ mệnh giá trái phiếu VCB với giá bằng 150% mệnh giá, để trả cho khách hàng.

    [​IMG]

    Tại cơ quan điều tra, Lý Quỳnh khai thực tế không hề có nguồn trái phiếu VCB với giá ưu đãi nào, mục đích của thị là lừa đảo để lấy tiền trả nợ cá nhân. Theo tài liệu điều tra, đến nay Lý Quỳnh đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền 7 tỷ 788 triệu đồng của chị Lê Quỳnh, anh Dũng và 8 người khác.

    Ngoài việc tung tin bán cổ phiếu giá rẻ của VCB, Lý Quỳnh lại tiếp tục chiêu lừa ngoạn mục này đối với cổ phiều của 2 ngân hàng cổ phần khác là Ngân hàng TMCP Phương Nam (PNB) và Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank-HBB).

    Lý Quỳnh đã thông báo với chị Lê Quỳnh rằng, thị có lô cổ phiếu của PNB mệnh giá 11 tỷ đồng đang bán với giá 1.0 (bằng 11 tỷ đồng). Trên thực tế, vào thời điểm này giá cổ phiếu PNB ngoài thị trường đang từ 1.73 đến 2.0. Lý Quỳnh yêu cầu chị Lê Quỳnh nếu muốn mua phải chuyển ngay cho thị số tiền 12,1 tỷ đồng (gồm tiền mua cổ phiếu và tiền đặt cọc 10%). Bằng thủ đoạn này, Lý Quỳnh đã thu tiền của 15 người với tổng số tiền là 13 tỷ 516 triệu đồng trong thời gian từ ngày 16/12/2005 đến 17/1/2006.

    Để tạo lòng tin cho mọi người, Lý Quỳnh đã mua ở thị trường tự do 2,6 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu PNB với giá rất cao (từ 2,55 đến 3,0 so với mệnh giá) tương đương với số tiền là 9 tỷ 55 triệu đồng để giao cho khách hàng (với giá bán là 1.0). Còn lại số tiền 4 tỷ 461 triệu đồng Lý Quỳnh đã sử dụng vào việc trả nợ cá nhân.

    Tại cơ quan điều tra, Lý Quỳnh khai nhận việc ký kết hợp đồng mua lô cổ phiếu PNB có mệnh giá 11 tỷ đồng nói trên chỉ là cái cớ tạo niềm tin để chiếm đoạt số tiền 4 tỷ 461 triệu đồng của 15 người. Ngay trong số cổ phiếu PNB có mệnh giá 2,8 tỷ đồng đã giao cho khách hàng, thị còn nợ người bán số tiền 1 tỷ 350 triệu đồng.

    [​IMG]

    Trong khi các việc trên chưa giải quyết xong, đến giữa tháng 1/2006, Lý Quỳnh lại thông báo với mọi người là bản thân có lô cổ phiếu mệnh giá 5 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank-HBB) bán với giá 2.0 (trên thị trường là 2.5). Ngay sau đó Lý Quỳnh đã thu tiền 2 tỷ 540 triệu đồng của 6 người có nhu cầu mua cổ phiếu HBB. Thị thừa nhận trước cơ quan điều tra là không hề có cổ phiếu HBB nhưng vì cần tiền nên vẫn tung tin như vậy để chiếm đoạt số tiền 2 tỷ 540 triệu đồng.

    2 tỷ đồng mua đồ trưng diện cá nhân!

    Với phương án kinh doanh không có thực, vay tiền bằng lãi suất cao, bán hàng (thẻ Vinacard, Điện thoại di động) với giá thấp?những trò lừa đảo này của Lý Quỳnh đã khiến không ít người cả tin sập bẫy, lâm vào cảnh dở khóc dở cười. Lý Quỳnh đã lừa đảo của nhiều người và Ngân hàng với tổng số tiền là 34 tỷ 513 triệu 972 nghìn đồng.

    Bằng những thủ đoạn tinh vi, Lý Quỳnh đã dùng tiền của người cho vay sau trả cho người cho vay trước với số tiền 17 tỷ 975 triệu đồng, đến nay còn chiếm đoạt số tiền gốc là 14 tỷ 724 triệu 972 nghìn đồng không có khả năng thanh toán.

    Theo lời khai tại cơ quan điều tra, số tiền mà thị chiếm đoạt được sử dụng vào việc trưng diện cá nhân, mua sắm cho bản thân như quần áo, đồ trang sức, đồ trang điểm, giầy dép đắt tiền?đã lên đến 2 tỷ đồng!

    [​IMG]

    Ngoài ra, Lý Quỳnh đã chi hàng trăm triệu đồng mua quà tặng cho mọi người để tạo lòng tin. Chỉ riêng trong dịp tết Bính Tuất, số tiền thị mua cây cảnh, đá phong thuỷ để tặng lên đến 245 triệu đồng. Còn riêng việc mua đắt bán rẻ điện thoại di động đã bị lỗ 6 tỷ đồng, thẻ Vinacard lỗ 5 tỷ đồng.

    Với kiểu kinh doanh ?omua đắt bán rẻ? ngược đời, cách huy động tiền bất chấp hậu quả, Lý Quỳnh đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán số tiền gần 15 tỷ đồng nói trên. Ngày 28/3, ******* TP Hà Nội đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lý Quỳnh về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Vụ án ?omua đắt bán rẻ? này đã hé lộ một thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức huy động tiền mua cổ phiếu ngân hàng. Mặc dù bước đầu gia đình Lý Quỳnh đã tự nguyện khắc phục hậu quả cho người bị hại và tài sản trị giá 5 tỷ đồng, song hậu quả của vụ án này sẽ hết sức nghiêm trọng nếu không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời.


    Hot news: Vụ lừa đảo bán cổ phần của Công ty cổ phần Việt Toàn Cầu mới được VTV1 đưa tin có ai biết không nhỉ?

Chia sẻ trang này