Rút 52.000 tỷ đồng .Tiền nào cho chứng ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TieudietVNI, 27/03/2008.

3453 người đang online, trong đó có 330 thành viên. 23:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1883 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. TieudietVNI

    TieudietVNI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Rút 52.000 tỷ đồng .Tiền nào cho chứng ?

    CẬP NHẬT: 2008-03-27
    Xung quanh việc chuyển 52.000 tỷ đồng về Ngân hàng Nhà nước



    n Nguyễn Hoài


    Ngày 25/3, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hối thúc các ngân hàng thương mại quốc doanh xây dựng lộ trình chuyển hơn 52 nghìn tỷ đồng, vốn là tiền gửi của ngân sách về ?okho?.

    Một câu hỏi đặt ra: có nên lấy ngân sách để kinh doanh và ai không... hài lòng trong vụ di chuyển tiền này?

    Không ?othả gà ra đuổi?

    Trong bối cảnh hiện nay, để kiềm chế lạm phát, dường như Ngân hàng Nhà nước không bỏ qua bất cứ một cơ hội nào nếu được, để hút bớt nguồn tiền trôi nổi trong lưu thông.

    Một khoản tiền gửi, vốn là ngân sách Nhà nước, ước 52.000 tỷ đồng, đang được đem kinh doanh tại các ngân hàng thương mại quốc doanh là một trong những mục tiêu để Ngân hàng Nhà nước nhắm tới.

    Lãnh đạo một vụ của Ngân hàng Nhà nước cho biết: ?oCách đây 10 năm, Bộ Tài chính cho rằng, bây giờ đã hòa bình, nguy cơ về rủi ro cho ngân sách ít đi, trong khi lạm phát đang thấp, nếu để ngân sách tại Ngân hàng Nhà nước sẽ bị lãng phí. Vì thế, nên đưa số tiền đó gửi tại các ngân hàng thương mại?.

    Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất và được Chính phủ chấp nhận cho các ngân hàng thương mại quốc doanh được kinh doanh số tiền này. Đổi lại, các ngân hàng trả lãi suất cho ngân sách theo mức không kỳ hạn. Hàng tháng, ngân hàng đánh giá lại lãi suất một lần và thường được chốt ở mức 3%/năm.

    Giả định tại thời điểm hiện nay trên cơ số tiền 52.000 tỷ đồng, ước tính mỗi năm, ngân sách thu về 1.560 tỷ đồng. So với mức lãi suất cho vay năm ngoái khoảng 9%/năm hay tại thời điểm bây giờ là 15% - 16%/năm thì mức chênh lãi suất từ 7% - 13%/năm của tổng số tiền nói trên mà các ngân hàng quốc doanh được phép thu về còn nhiều hơn vài lần!

    Vì vậy, nếu như trước đây, các ngân hàng thương mại quốc doanh được hưởng lợi bao nhiêu thì nay, món hời đó không còn. Chưa nói, nếu Ngân hàng Nhà nước làm riết róng, thời gian chuẩn bị ngắn, ngân hàng sẽ bị động nguồn vốn. Nhưng dù muốn hay không, các ngân hàng này vẫn phải chấp hành và cách tốt nhất trong hoàn cảnh này là trì hoãn được ngày nào tốt ngày đó.

    Bởi vậy, trong khoảng một tháng qua, ít nhất hai lần cơ quan điều hành chính sách tiền tệ hối thúc các ngân hàng quốc doanh xây dựng lộ trình để chuyển số tiền về Ngân hàng Nhà nước càng sớm càng tốt.

    Đối với công ty chứng khoán, khi nghe tin các ngân hàng thương mại quốc doanh phải chuyển số tiền này về ?okho? của Ngân hàng Nhà nước, đại diện một công ty chứng khoán không giấu nổi thất vọng: ?oThị trường chứng khoán vốn đã đìu hiu, nay thêm tin này, kể như tụt hẳn. Các ngân hàng không chỉ dừng cho vay chứng khoán mà còn hối thúc thanh toán các khoản vay chứng khoán đến hạn, thậm chí phá hợp đồng để thu nợ?.

    Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng: ?oVấn đề không phải là ai được, ai mất ở đây. Đã là tiền của ngân sách thì không được phép rủi ro. Nếu xảy ra rủi ro, chẳng may cần chi tiêu cho thiên tai, dịch bệnh, địch họa... thì lấy đâu ra??.

    Theo ông Nghĩa, kể cả có đưa số tiền này gửi tại các ngân hàng thương mại quốc doanh thì cũng không phải vì thế mà không xuất hiện rủi ro. Thực tế, khi ngân hàng sử dụng đồng vốn này để kinh doanh, họ cũng phải cho vay doanh nghiệp, cho vay mua chứng khoán, cho vay khác và luôn đối mặt với bất kỳ rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng...

    Tại các nước phát triển, họ luôn duy trì quan điểm: đồng tiền đi liền khúc ruột. Đã là ngân sách thì độ rủi ro phải bằng không vì ngân sách phải chi tiêu hàng ngày, hàng tháng và hàng năm. Họ hiểu rằng, chỉ cần một biến cố nhỏ về quốc phòng, an ninh, thiên tai hay dịch bệnh, phải chi tới hàng nghìn tỷ đồng và lúc đó, mới đi ?ođòi? tiền ở ngân hàng thương mại thì không khác gì ?othả gà ra đuổi?!

    Do đó, ở các nước trên, không bao giờ có chuyện đầu năm tạm ứng ngân sách từ Ngân hàng Nhà nước, rồi đem đi gửi ở ngân hàng thương mại mà số tiền này được lưu giữ ở Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

    Rút về càng nhanh càng tốt

    Ông Nghĩa phân tích thêm: trong điều kiện lạm phát đang gia tăng, số tiền trên phải được rút về càng nhanh càng tốt bởi một lý do quan trọng khác: tiền nằm ở ngân hàng thương mại thì ?otiền tạo ra tiền?.

    Chẳng hạn, có 100 triệu đồng của ngân sách nằm tại ngân hàng thương mại A, ngân hàng này ký séc cho ngân hàng B khoảng 90 triệu, ngân hàng B lại ký một séc cho C 80 triệu, ngân hàng C lại ký một séc cho ngân hàng E... Và khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì số nhân tiền tệ sẽ rất lớn.

    Theo thuật ngữ chuyên ngành, số nhân tiền tệ hay còn gọi là số nhân tín dụng. Chỉ số này dùng để đo lường mức độ mà ngân hàng thương mại làm tăng cung tiền. Vì vậy, thực tế này làm cho một phần cung ứng tiền trong lưu thông không phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước mà phụ thuộc vào nguồn tiền trên.

    Do đó, khi nền kinh tế đang bị lạm phát lại càng phải hút số tiền này về để chúng nằm trong số lượng tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước dùng để hoạch định chính sách và kiểm soát.

    Giám đốc một ngân hàng nước ngoài tại hội nghị thượng đỉnh ngân hàng châu Á (Asia Banker 2008) đã cảnh báo rằng: trong tương lai gần, nền kinh tế Mỹ khó tránh khỏi một đợt suy thoái chưa từng xảy ra trong vòng 80 năm trở lại đây và thị trường tài chính thế giới sẽ bị rung chuyển bởi những cơn cuồng phong dữ dội. Nếu khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, Việt Nam sẽ bị tác động không nhỏ.

    Vẫn biết, trong hoàn cảnh các ngân hàng đều eo hẹp đồng vốn, việc dịch chuyển một số lượng tiền lớn tại một thời điểm sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của một số ngân hàng. Nhưng trong bối cảnh chỉ số CPI 3 tháng đầu năm đã hơn tốc độ tăng trưởng, thì các ngân hàng quốc doanh nên chia sẻ khó khăn với cộng đồng và mục tiêu ưu tiên chống lạm phát của Chính phủ.

    Đó còn là cách để các ngân hàng quốc doanh bảo vệ nền kinh tế đất nước và tự bảo vệ mình.
    http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=cf0fb8deef5641



    Được TieudietVNI sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 27/03/2008
  2. ke-doc-hanh

    ke-doc-hanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2002
    Đã được thích:
    0
    Tin này xấu đây.
    Mua hôm nay ngày mai thì vui nhưng biết bán cho ai tuần sau
  3. TieudietVNI

    TieudietVNI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Thả gà ra đuổi ,VNI có nguy cơ xuống 505,230 điểm
    http://www10.ttvnol.com/forum/f_319/1020573.ttvn

    Ơ ! bắt chước .



    TieudietVNI=(lang-tu) ,luat101959 ,HuyetdaoCK ,CKTansatlenh,
    VNIhuyetkiem ,Cancaucom08,bomvaCK,VNIHuyetdao,.. chỉ là một người thoai .









    Được TieudietVNI sửa chữa / chuyển vào 22:36 ngày 27/03/2008
  4. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
  5. newsways

    newsways Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    2
    Quá ấu trĩ, bây giờ có hoạ là điên mới lấy tiền vay lãi ngân hàng để đầu tư chứng khoán. Tiền nhàn rỗi mà còn lỗ chổng vó lên kìa ông ơi.
  6. dadieu55

    dadieu55 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhà nước rút 52.000 tỷ về và bơm vào thị trường chứng khoán đấy cụ ạ, xem lại cái chỉ đạo của TTCP về việc cho ngân hàng thương mại vay với lãi xuất ưu đãi 9% năm để không giải chấp cp đi. Như vậy không là bơm tiền vào ck thì là gì.????
  7. wall

    wall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2001
    Đã được thích:
    175
    Chính xác, giờ là lúc dân đầu cơ BDS chạy
    Giờ thằng học lớp 1 cũng biết không thể bán CK giữ BDS để trả nợ ngân hàng được...

    Hơn 100K tỷ dư nợ BDS tính sao đây?
  8. congkinhcong

    congkinhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    3
    Nhờ có TTCK mà tự nhiên lại sinh ra được một nghề mới: Chim lợn KHÓC MƯỚN
  9. dadieu55

    dadieu55 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    0
    5 BIỆN PHÁP CỤ THỂ BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG

    Chiều 25.3, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp bình ổn TTCK. Cụ thể:

    1. TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn NN (SCIC) tập trung mua vào các CP có tỉ trọng lớn góp phần ổn định thị trường.

    2. Giao NHNN chỉ đạo các NHTMNN và vận động các NHTMCP quyết định chưa giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo CK.

    3. Cho vay tái chiết khấu với lãi suất 9% khi NHTM thiếu thanh khoản tạm thời mà không thể đi vay ở các kênh khác với mức lãi suất 9%.

    4. Đẩy mạnh mua ngoại tệ với tỉ giá thích hợp cho các NH và các tổ chức tài chính nếu ngoại tệ có nguồn gốc hợp pháp, kể cả ngoại tệ từ nguồn đầu tư gián tiếp.

    5. Cho phép các DN mua lại các CP của chính DN đã phát hành ra thị trường và không bị hạn chế việc tăng VĐL theo các quy định hiện hành.

    ĐƯỢC BỌC LÓT BỞI:

    Thủ tướng cũng giao Bộ ******* chủ trì kiểm tra, xử lý nghiêm các thông tin, tin đồn thất thiệt trên TTCK gây ảnh hưởng xấu đến NĐT; giao Bộ Tài chính, NHNN và UBCKNN tổ chức họp báo thông báo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2008, nói rõ kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng, các biện pháp kiềm chế lạm phát bắt đầu phát huy tác dụng.

    kÈM THEO ĐOÀN HỘ TỐNG

    ÔNG TỔNG SCIC:

    chiều 25.3, Bộ Tài chính đã họp bàn cơ chế phối hợp của SCIC.

    "Vừa qua, SCIC đã mua vào nhưng bây giờ cũng cần một cơ chế cho SCIC để tách rời giữa chức năng bình ổn thị trường và chức năng kinh doanh cho rõ ràng. UB cũng sẽ điều chỉnh hướng dẫn về việc mua CP quỹ. Theo luật nếu mua vào CP quỹ thì phải 6 tháng sau mới được tăng VĐL và phải sau 7 ngày công bố.

    Chúng tôi cũng đề xuất coi đây là sự hỗ trợ cho thị trường, và việc xử lý có thể xin chủ trương. Việc đồng loạt mua vào CP quỹ cùng với SCIC sẽ có tác động chung tạo sức mạnh ổn định thị trường", ông Bằng cho biết.

    ÔNG BIÊN ĐỘ ĐÃ CÓ TIỀN LỆ.

    Trung Quốc cũng đã có thời điểm điều chỉnh từ mức 10 - 15% xuống còn 1%. Khi dùng biện pháp như vậy cũng có thể giá sẽ không thể hiện được diễn biến thị trường nhưng giải pháp nào cũng có tính hai mặt và ở đây, mục tiêu cao nhất là vì sự ổn định tâm lý", ông Bằng khẳng định.

    VỀ VẤN ĐỀ SỨC CẦU:

    Liên quan đến sức cầu, UBCKNN đề xuất NHNN tăng mức độ ưu tiên cho việc mua ngoại tệ đối với hoạt động đầu tư CK, góp vốn cổ phần.

    "Chính phủ vừa qua cũng đã chỉ đạo NHNN mua ngoại tệ mạnh hơn và các NH cũng đã làm nhưng việc mua ngoại tệ phục vụ đầu tư trên thị trường, góp vốn nước ngoài vào các DN đấu giá CPH cũng chưa giải quyết hết được. NH có ưu tiên cho nhu cầu ngoại tệ như kiều hối, XNK, Bộ Tài chính bán ra rồi sau đó mới đến mua CK. Trong trật tự đó cũng có cái khó chung của NH. Khi tình thế cấp bách thì nên tăng độ ưu tiên với mua đầu tư CK và góp vốn cổ phần", ông Bằng nói.Thực tế việc giảm biên độ đã có tiền lệ trên TTCKVN vào thời điểm năm 2001 khi tốc độ tăng trưởng quá nóng.

    "Việc giảm biên độ chỉ là giải pháp tạm thời mang tính rất ngắn hạn trong lúc chờ đợi Chính phủ có những GIẢI PHÁP thích hợp để đưa ra hỗ trợ thị trường. Khi lượng bán tháo nhiều việc này sẽ làm chậm lại, giúp NĐT trấn tĩnh hơn.

    NGƯỠNG HỖ TRỢ LÀ 500 ĐIỂM.

    Tại buổi làm việc của Thủ tướng với UBCKNN ngày 15.3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cũng đề nghị nếu thị trường xuống dưới 500 điểm, các NH nên khoanh nợ, dãn nợ, ngừng giải tỏa cầm cố CP với các hợp đồng đến hạn hay số CP có giá xuống thấp.

    Trong một cuộc trao đổi với báo chí gần đây, ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển NH (NHNN) cũng cho rằng theo số liệu thống kê thì số tiền cho vay kinh doanh CK không lớn, NHNN có thể yêu cầu NHTM thực hiện giải pháp tạm thời là ngừng giải tỏa CP cầm cố, hỗ trợ cho các NĐT dài hạn, đổi lại những NH đó sẽ được NHNN hỗ trợ. TTCK Hồng Kông từng rơi vào tình huống tương tự và NH T.Ư Hồng Kông đã cho vay để NH ngừng giải chấp CP

    CÒN LO GÌ NỮA KHÔNG ?
  10. VIPUBCK

    VIPUBCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Mai mốt cụ nhảy lầu em mướn chim lợn đến khóc cho cụ nhé!

Chia sẻ trang này