Rút hơn 20.000 tỷ đồng vốn, thị trường có biến động?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TatooGirl, 15/02/2008.

4782 người đang online, trong đó có 598 thành viên. 08:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 574 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. TatooGirl

    TatooGirl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Đã được thích:
    3.602
    Rút hơn 20.000 tỷ đồng vốn, thị trường có biến động?

    Vốn VND đang căng thẳng, lãi suất huy động tăng cao, các ngân hàng lại đứng trước kế hoạch bị rút hơn 20.000 tỷ đồng.

    Sau loạt biện pháp tăng dự trữ bắt buộc, đồng loạt tăng các lãi suất chủ chốt, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát khi đưa ra kế hoạch hút 20.300 tỷ đồng trong lưu thông về.

    Theo nhà điều hành chính sách tiền tệ, chỉ số giá tiêu dùng năm nay dự báo có nguy cơ tăng ở mức cao (riêng tháng 1 tăng 2,38%), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện biện pháp mạnh, phát hành tín phiếu bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng để rút tiền trong lưu thông về.

    Ngày 17/3 tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành bắt buộc với tổng giá trị tín phiếu là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,80%/năm, phân bổ cho từng tổ chức tín dụng theo quy mô, tỷ trọng huy động vốn bằng đồng Việt Nam của từng tổ chức tín dụng.

    Có 41 tổ chức tín dụng thuộc đối tượng bắt buộc phải mua tín phiếu này. Riêng các tổ chức tín dụng hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn không thuộc đối tượng mua bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ Tín nhân dân trung ương, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, các tổ chức tín dụng có số dư vốn huy động bằng VND đến ngày 31/1/2008 từ 1.000 tỷ đồng trở xuống.


    Phía sau kế hoạch rút tiền về của Ngân hàng Nhà nước là lo ngại lãi suất huy động trên thị trường sẽ càng thêm căng thẳng. (Ảnh: Việt Tuấn)


    Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng được ?omiễn? phải sử dụng hợp lý nguồn vốn được miễn tham gia mua tín phiếu để tăng cường mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn.

    Từ nay đến thời điểm phát hành, các tổ chức tín dụng còn 1 tháng để chuẩn bị, bố trí vốn để mua tín phiếu theo chỉ tiêu được phân bổ; đáng chú ý là loại tín phiếu này không được sử dụng trong các giao dịch tái cấp vốn với Ngân hàng Nhà nước.

    Thị trường sẽ biến động?

    Như vậy, trong bối cảnh khan hiếm tiền đồng tại nhiều ngân hàng thương mại, sau khi phải ?ocất kho? theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới, khó khăn hơn khi mượn vốn Ngân hàng Nhà nước từ lãi suất mới, các ngân hàng sẽ phải đáp ứng một lượng vốn lớn theo kế hoạch trên.

    Phía sau kế hoạch rút tiền về của Ngân hàng Nhà nước là lo ngại lãi suất huy động trên thị trường sẽ càng thêm căng thẳng. Riêng trong ngày hôm nay, một số ngân hàng cổ phần lại tiếp tục có thêm thông báo mới về tăng lãi suất.

    Với thị trường chứng khoán, lo ngại thiếu tiền đồng quy đổi cho vốn ngoại tham gia đầu tư lại thêm căng thẳng. Tin xấu này sẽ càng tạo thêm áp lực cho những phiên giao dịch sắp tới.

    Với riêng tỷ giá, quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tỷ giá VND/USD liên tục sụt giảm, hiện tỷ giá của các ngân hàng thương mại chỉ còn 15.957 VND; tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng đứng trước khả năng mất mốc 16.000 VND.

    Dự báo, trong thời gian tới, thị trường tiền tệ sẽ tiếp tục căng thẳng, thể hiện cụ thể ở biến động của lãi suất và tỷ giá. Thị trường chứng khoán có thể sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định.

    Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, đối với các tổ chức tín dụng, việc phát hành tín phiếu lần này ?osẽ có tác động nhất định đến cung - cầu vốn nhưng lãi suất thị trường tiền tệ sẽ ít biến động do Ngân hàng Nhà nước trả lãi suất tín phiếu ở mức hợp lý, kỳ hạn phát hành ngắn hạn, thời điểm phát hành vào sau Tết nguyên đán khi việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng theo tính quy luật hàng năm?.

    Nhận định trên cũng thường thấy khi nhà điều hành tăng dự trữ bắt buộc hay đồng loạt tăng các lãi suất chủ chốt. Còn trên thực tế, lãi suất trên thị trường liên tục biến động từ cuối năm 2007 đến đầu năm nay. Hệ lụy là chi phí vay vốn của dân cư, doanh nghiệp có thể tăng cao, đội giá thành sản phẩm - dịch vụ và cả khả năng rủi ro tín dụng gia tăng khi nhiều nhu cầu vay bất chấp cả lãi suất cao.

    Theo Minh Đức
  2. vuhaukbhn

    vuhaukbhn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Đã được thích:
    48
    Em nghĩ chứng khoán càng hấp dẫn hơn, tuy nhiên trước mắt về tâm lý sẽ ảnh hưởng một mức độ nhất định.
  3. LEXUSGS460

    LEXUSGS460 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, trước mắt về mặt tâm lý NDT sẽ lo ngại, nhung nói chugn là moi viec dau sẽ vào đó, các NH tăng lãi suất ầm ầm rồi, tiền mặt trong dân còn nhiều lắm
  4. kuteohanoi

    kuteohanoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Rút 20k ra là một tin mừng.
  5. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    tềo đến nơi roài Quả này hệ lụy nhé Thứ 2 phang FL ngay trước khi TT về dưới 8x và 7x có thể 6x . hê hê thoát vi tẩu là thượng sách!
  6. phuocldbk

    phuocldbk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Đã được thích:
    4
    Có ảnh hưởng, nhưng là ảnh hưởng tâm lý là chính

    Còn trên thực tế không ảnh hưởng, vì tầm này chả có ai đi vay ngân hàng "đập vào chứng khoán" cả, cụ PKK đã nói thế còn j !

Chia sẻ trang này