Sách hay cuối tuần: Sự bí ẩn của vốn - Bác Nguyễn Quang A dịch,

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Fun319, 25/04/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2552 người đang online, trong đó có 64 thành viên. 04:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 15409 lượt đọc và 120 bài trả lời
  1. Fun319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Mình có bản soft cuốn sự bí ẩn của vốn, do bác Nguyễn Quang A dịch, nội dung khá hay, việc gửi chia sẻ bản soft cũng đc bác NQA đồng ý, nên bác nào thích đọc, nhấn thanks và để lại email,

    Have nice weekend

    [r2)][r2)][r2)]

    Giới thiệu sơ lược:

    SỰ BÍ ẨN CỦA VỐN
    Tác giả: Hernando de Soto.
    Năm 1989, lần đầu tiên De Soto thu hút được sự chú ý của công chúng với cuốn Một con đường khác, cuốn sách ông viết về những trở ngại của doanh nhân. Là cố vấn cho Tổng thống Peru Alberto Fujimori, ông đã điều hành một dự án bảo đảm quyền sở hữu tài sản và xoá bỏ tệ quan liêu. Nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện phải mất 728 thủ tục hành chính để có được một ngôi nhà ở Thủ đô Lima, Peru. Viện nghiên cứu ILD của ông đặt tại Lima cũng đã phát hiện ra những điều tương tự ở Ai Cập, Indonesia và Haiti. Năm 2001, ông đã viết cuốn: Sự bí ẩn của vốn được giới học giả và các nhà chiến lược phát triển đánh giá cao đặc biệt. Hiện nay, De Soto đang làm cố vấn cho Tổng thống Mêhicô Vicent Fox. Chúng tôi xin giới thiệu tóm lược những chủ đề chính của cuốn sách cũng như những tư tưởng chính của ông qua cuộc phỏng vấn.


    Hàng thế kỷ qua, đói nghèo luôn là vấn đề không thể tránh khỏi ở các nước đang phát triển. Tại sao phần lớn người dân vẫn bị ách lại trong cảnh nghèo khổ? Sự tồn tại song hành của nghèo đói với sung túc là câu hỏi hóc búa nhất trong tất cả các nền kinh tế, và nó chính là chủ đề một cuốn sách gây tranh cãi của nhà học giả người Peru, Hernando de Soto. Trong cuốn sách Sự bí ẩn của vốn, mặc dù Soto đã giản đơn hoá rất nhiều giải pháp cho vấn đề nghèo đói, bài viết của ông có giá trị lớn khi nhấn mạnh một vấn đề vẫn thường bị đánh giá thấp: Sự thất bại của hệ thống luật pháp trong việc công nhận và tôn trọng tài sản của người nghèo.

    De Soto viết: Người dân ở những nước chậm phát triển cũng khôn khéo và có đầu óc kinh doanh như người dân ở những nước giàu có. Vấn đề khác biệt then chốt là vì phần lớn họ sống trong những ngôi nhà không phải là chủ sở hữu thực sự. Họ không có quyền pháp lý đối với đất đai, nhà cửa hoặc công việc kinh doanh. Họ không thể sử dụng chúng như những đồ ký quỹ hoặc vay mượn khi cần thiết. Họ cũng không thể sử dụng những dịch vụ thiết yếu như điện, nước. Và nếu họ có tích luỹ được tài sản, họ sẽ gặp rủi ro khi bị những rào cản từ phía Chính quyền.

    Cuốn sách cho rằng, hệ thống luật pháp ở các nước đang phát triển hoạt động không tốt. Chính những thất bại đó đã làm những dãy nhà ổ chuột lụp xụp xuất hiện ngay ngoại ô những thành phố lớn của các nước đang phát triển. De Soto viết: “Điều mà các nhà lãnh đạo đất nước này đang bỏ qua chính là vấn đề người dân đang tự ý tách riêng thành những nhóm nhỏ ngoài luật pháp cho đến khi chính phủ đưa ra một hệ thống luật pháp mới cụ thể.”

    De Soto và các đồng nghiệp đã tính toán rằng, ở các nước đang phát triển người dân nghèo sở hữu khoảng 9 nghìn tỷ $ tài sản một cách không chính thức , chủ yếu dưới dạng nhà cửa. Con số này vượt xa tất cả các khoản viện trợ quốc tế cho các nước đang phát triển. Nhưng điều quan trọng là số tài sản này của họ không được công nhận ở đâu cả, và họ không thể sử dụng chúng để vay mượn. De Soto lập luận rằng, cải cách hệ thống luật pháp sẽ giải phóng “nguồn vốn chết” đó, biến chúng thành động cơ tăng trưởng, như vốn ở các nước giàu có.

    De Soto ủng hộ quan điểm cho rằng, biến những mảnh đất nhảy dù thành những khoản vốn- dù nhỏ- bằng cách trao cho người dân quyền sở hữu. De Soto đã giải thích, vào thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã thực hiện điều đó chính xác như thế nào, khi Quốc hội và Toà án Tối cao trao quyền sở hữu tài sản cho những người đến sống định cư trong những khu nhà ổ chuột và những người tìm vàng.

    Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển thường không quan tâm đến người nghèo. Nghiên cứu của Viện ILD nơi De Soto công tác về nền kinh tế ngầm ở Thế giới thứ ba đã chứng minh rằng, người nghèo thực ra không đến mức quá nghèo khổ. ở Peru, riêng tài sản của người nghèo đã có giá trị khoảng 315 tỷ $ - gấp 7 lần giá trị tài sản của công ty dầu mỏ quốc gia Pemex. Cũng tương tự, tổng cộng tài sản thuộc sở hữu của người nghèo ở Ai Cập là 240 tỷ $, bằng 55 lần đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quãng thời gian hơn 200 năm, bao gồm cả chi phí xây dựng kênh đào Suez và Đập Aswan.

    Các nước nghèo cũng đã chứng minh được rằng, họ có thể cải thiện tình trạng không rõ ràng trong sở hữu tài sản. Ví dụ, năm 1990, Công ty Điện thoại Peru (CPT) đã ghi tên vào thị trường chứng khoán Lima với giá trị ban đầu là 53 triệu USD. Nhưng sau đó, chính phủ Peru đã không thể nhượng bán CPT cho các nhà đầu tư nước ngoài với lý do: rất khó xác định quyền sở hữu của CPT với tài sản của họ. Ngay lập tức, chính phủ Peru đã đề ra các quy phạm pháp luật, quy định tài sản được tiêu chuẩn hoá theo chuẩn mực kinh tế toàn cầu. Kết quả là tài sản của CPT đã dễ dàng chuyển thành cổ phần. Những quy phạm tiêu chuẩn đó được ghi lại thành văn bản luật để đảm bảo quyền lợi cho phía thứ ba, đồng thời tạo lòng tin vào các nhà đầu tư cũng như hình thức tài chính tín dụng. Hệ thống văn bản pháp luật mới này cũng đề ra quy định rõ ràng, giải quyết tranh chấp tài sản có liên quan đến cả vấn đề tham nhũng. Ba năm sau, vốn luân chuyển của CPT đã là 2 tỷ $ - bằng 37 lần giá thị trường ban đầu. Tài sản của người nghèo cũng có thể được thừa nhận hợp pháp và chính nguồn đó sẽ hình thành vốn tiềm năng.

    Đối với các nước giàu có, lịch sử phát triển là một câu chuyện về chính phủ đã lắng nghe và biến “luật của dân chúng” thành những quy tắc chung như thế nào để mọi người dân đều hiểu và tôn trọng. Tầng lớp những người giàu có kiểm soát được quyền sở hữu nhà cửa, tài sản… của riêng mình, họ đã có được những lợi thế cực kỳ to lớn so với 5/6 dân số nghèo khổ còn lại. Với quyền sở hữu tài sản, cổ phần và luật tài sản như vậy, họ đã có thể tiến xa hơn rất nhiều bằng cách vừa coi tài sản của họ như một vật hiện hữu có giá trị sử dụng (nhà cửa làm nơi cư ngụ), vừa có giá trị (dùng làm tín dụng thế chấp hoặc mở rộng kinh doanh). Bằng một hệ thống sở hữu tài sản hội nhập và mở rộng, các quốc gia phát triển đã tạo giúp người dân của họ thoát khỏi tầng hầm bụi bặm của thế giới cũ, giúp họ bước sang một vương quốc mới, nơi mà tài sản biến thành đồng vốn và sinh ra lợi nhuận.

    Vấn đề của người dân nghèo thực ra không phải như chúng ta vẫn thường nghĩ mà nằm ở giải pháp đưa họ thoát khỏi cảnh khó khăn. Đã đến lúc đưa định nghĩa nghèo đói ra ngoài hệ thống luật pháp bảo thủ, vẫn thường coi quy định pháp luật là dinh thự kiên cố không thể di chuyển, và trao vấn đề đó vào tay các chính trị gia, những người hiểu rõ hơn ai hết luật pháp là một sự đồng thuận xã hội.

    haianh888 thích bài này.
  2. Fun319

    Fun319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    109
    Làm sao để chuyển tài sản thành vốn

    Đã qua ba thế kỷ, vốn vẫn là nguồn tạo cảm hứng cho các nhà tư tưởng. “theo Marx, bạn cần phải vượt qua khỏi phạm vi vật lý để đụng đến ‘con gà đẻ trứng vàng’; Adam Smith thì cho rằng bạn phải tạo ra ‘một chuyến xe bay trên không trung để đến được chú gà đó. Nhưng không ai cho chúng ta biết chú gà này ẩn nấp ở đâu. Vốn là gì, nó được tạo ra như thế nào và liên quan đến tiền ra sao?”. De Soto tóm tắt chìa khóa đi đến bí ẩn này như sau:

    ¾ Tập trung vào tiềm năng kinh tế của tài sản: vốn sẽ được sinh ra trong một cơ chế theo đó người sở hữu được phép tách nguồn lực khỏi giới hạn vật chất của nó và tập trung nhiều hơn vào tiềm năng sinh lời.
    ¾ Hợp nhất thông tin phân tán thành một hệ thống: Lý do các nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả ở các nước phát triển và không hiệu quả ở các nước đang phát triển là đa số tài sản ở các nước giàu đều đã được hợp nhất vào một hệ thống đặc trưng chính thức.
    ¾ Làm cho mọi người có trách nhiệm: làm cho người sở hữu và có thu nhập từ tài sản phải có trách nhiệm tạo ra cảm giác an toàn và đảm bảo cho các nhà đầu tư.
    ¾ Sử dụng tài sản cho nhiều mục đích: chuyển đổi tài sản trong điều kiện khó tiếp cận sang điều kiện dễ tiếp cận hơn.
    ¾ Nối kết người dân: làm cho tài sản dễ chuyển đổi mục đích, thực thi quyền sở hữu và làm cho thông tin dễ tiếp cận hơn; khi đó tài sản sẽ di chuyển một cách tự do giữa người dân.
    ¾ Bảo vệ các giao dịch: thông qua luật pháp, bằng khoán, hợp đồng, v.v. bằng cách tập trung vào sự an toàn của các giao dịch, các nước giàu cho phép công dân di chuyển một lượng lớn tài sản với số lượng giao dịch rất ít.
  3. vinhbon

    vinhbon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác mail cho tôi nhé lqvinh1973@yahoo.com . Tks
  4. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Mấy lần đọc thấy nói thằng Nguyễn Quang A, hóa ra tên thật là A à, hihi, tưởng nó ẩn danh tránh bị soi, hihi...

    Mà nó là thằng nào ấy nhỉ bác Fun? Trình thế nào?
  5. Toiyeuem

    Toiyeuem Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Đã được thích:
    7
  6. Fun319

    Fun319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    109
    hihihi... bác Quang A khá nổi tiếng, và tốt bụng đóng góp nhiều công sức đối với sự tiến bộ của xyz... ;)) tiếc là bác ý rẽ ngang sang dịch sách...

    Thời thanh niên cũng đc gọi là "tuổi trẻ thành đạt", bác kututu cũng đc cá nhân mình đánh giá là "tuổi trẻ thành đạt" đấy, hihihi... tuổi trẻ tài cao, nhìn PHH vừa rồi thì biết nhỉ...

    thanks bác quan tâm post của em, [r2)][r2)][r2)]


    Nguyễn Quang A

    Tuesday, 16. May 2006, 08:47:17
    Lifestyle
    Thăng trầm của nhà khoa học “đi buôn”
    Năm 1987, bảo vệ xong luận án tiến sĩ khoa học ngành điện tử-viễn thông tại Hungary, ông về nước, nhận công tác tại Tổng cục Điện tử và tin học. Những tưởng ông sẽ chuyên tâm với đường đi nước bước… nghiên cứu của một nhà khoa học nhưng chỉ sau 3 tháng, ông quyết định… đi buôn vì "không thích tham gia đấu đá!". Cái tên Nguyễn Quang A một thời nổi đình nổi đám vì sự thành công lẫn thất bại, và cả nỗi… oan ức.
    "Vụ án" trốn thuế lớn nhất nước
    doanh máy tính Genpacific (với Pháp) rồi thành lập công ty 3C chuyên lắp ráp máy tính, thuộc vào hàng tiên phong trong lĩnh vực này vì số người am hiểu và biết làm ăn nhờ CNTT không nhiều. Những năm 1989-1990, các nước Đông Âu bắt đầu chuyển đổi, Liên Xô bắt đầu cải tổ, nhu cầu về hàng hoá công nghệ cao như… máy tính rất lớn mà lại đang trong tình trạng "bế quan toả cảng" với các nước tư bản chủ nghĩa. Genpacific nhập linh kiện từ Pháp, Đài Loan về lắp ráp rồi xuất khẩu sang thị trường này với giá rất cao. Giới thạo tin đồn với nhau mỗi máy, công ty bỏ vốn chưa tới 2.000 USD nhập linh kiện (giá thời đó), lắp ráp xong bán lại tại Việt Nam 2.200 USD, bán cho Liên Xô được 3.000-4.000 USD. (Nhưng chỉ có một hợp đồng trị giá 1,5 triệu USD được thanh toán bằng đồng USD, còn lại là lấy đồng rúp chuyển nhượng theo kiểu hàng đổi hàng).
    Thời điểm đó, Tổng công ty Dệt may muốn nhập sợi của Đức về bán nhưng không có rúp chuyển nhượng, mới hợp tác với 3C vốn có nhiều rúp chuyển nhượng nhờ bán máy để nhập trên 5.000 tấn sợi, tổng cộng lời 56 tỉ đồng, 3C được chia 3/10.
    Đùng một cái, cơ quan *******, thuế công bố phát hiện một vụ trốn thuế tới... 25,1 tỉ từ phi vụ mua bán này. Khi Thanh tra Chính phủ báo cáo trước… Quốc hội về việc nghiêm trọng này thì hết chịu nổi, 3C vác đơn đi khiếu nại. Thực ra thì Bộ Công nghiệp nhẹ đã cho phép tổng công ty giữ lại 25,1/56 tỉ lợi nhuận thu được để làm chi phí sản xuất thay vì phải khai đó cũng là lợi nhuận để đóng thuế. Mặc dù sau đó cơ quan chức năng đã xác nhận không có chuyện trốn thuế, nhưng 3C bị rất nhiều hệ luỵ từ trước và sau sự phối hợp làm ăn có tính chất mới mẻ so với thời cuộc này.
    Dự án "mua lại nợ" không thành
    Với ông, điều đáng tiếc nhất trong thời kỳ hoàng kim là đã không thực hiện được dự án mua lại nợ của Việt Nam đối với Liên Xô mà ông nghĩ không chỉ có ý nghĩa trong... kinh doanh. Trước đây, hai nước ký nghị định thư về trao đổi hàng hoá, Việt Nam nhập nhiều hơn xuất, và Liên Xô cho vay nữa nên nợ Liên Xô khoảng 11-12 tỉ rúp chuyển nhượng. Công ty ông muốn trả khoản nợ này cho Việt Nam và đòi Nhà nước trả cho công ty 600 triệu USD chia làm 2 phần: 300 triệu USD ngay sau khi Liên Xô có văn bản xác nhận Việt Nam đã hết nợ; và số còn lại trả mỗi năm 30 triệu cho công ty trong vòng 10 năm.
    Ông và ông Bùi Huy Hùng đã nhờ ông Trần Xuân Giá, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, dẫn đến gặp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười để trình bày. Cơ sở của việc mua bán nợ, theo ông phân tích là sự chênh lệch giữa giá USD và rúp chuyển đổi. Nếu mua theo nghị định thư tính bằng giá rúp chuyển đổi, 1 máy xúc quy ra USD lên tới nửa triệu USD, trong khi mua trả tiền mặt, chỉ có giá 5.000 USD. Sau đó, một cuộc họp tại văn phòng Bộ Thương mại đã được tổ chức với sự có mặt nhiều lãnh đạo Bộ Thương Mại, Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các bộ khác để nghe trình bày chi tiết.
    Ông tin dự án sẽ thành công vì nắm được tâm lý Liên Xô đang là chủ nợ, trong lúc kinh tế khó khăn rất nôn nóng đòi nợ, lại đang "khát" hàng công nghệ cao mà ông và ông Bùi Huy Hùng thì đã vào được uỷ ban kế hoạch nhà nước của họ để chào hàng, lobby. Đối tác cũng đồng ý nguyên tắc rất thuận lợi cho bên bán: ký hợp đồng, trả tiền trước, nhận hàng sau.
    "Học phí" đắt tại... VP Bank
    Năm 1993, sau khi có một số tiền từ các phi vụ máy tính, ông tham gia cùng một số người thành lập Ngân hàng VP Bank, thuộc vào hàng những ngân hàng tư nhân đầu tiên. 17-18 năm về trước, Việt Nam chưa thực sự có ngân hàng thương mại và kinh doanh ngân hàng theo đúng nghĩa. Những người làm ngân hàng là những quan chức nhà nước. Người của VP Bank cũng trong tình trạng không biết gì như vậy, các ông chủ lại muốn dùng nó làm công cụ, đòn bẩy để phục vụ hoạt động kinh doanh của riêng mình, tiến hành huy động tiền dân để đem đưa cho doanh nghiệp mình làm ăn. Giai đoạn cuối 1996 đầu 1997, ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản khi nợ xấu, khó đòi chiếm đến 80% tổng số nợ - gấp 5,6 lần vốn, lại nợ nước ngoài 50 triệu USD do các doanh nghiệp ký hợp đồng mở tín dụng thư trả chậm nhưng không chịu trả đúng hạn, tổng cộng nợ gấp tới 10 lần vốn. Trong khi đó, hàng ngày vẫn phải huy động tiền trong dân, vẫn phải trả lãi cho dân đều đều.
    May mắn là Ngân hàng Nhà nước không quyết định "xoá sổ" VP Bank, VP Bank vẫn cầm cự được và đến tháng 7.2004, đã giải quyết xong mọi hậu quả nhờ đề án phục hồi trong 4 năm 2000-2004. Bài học vỡ lòng nhưng căn bản nhất mà ông và mọi người rút ra từ sự việc này: đáng lẽ các ngân hàng phải là một tổ chức độc lập, phát triển bằng con đường chuyên nghiệp, làm ăn minh bạch, hoạt động có lãi. Còn các ông chủ thì hưởng cổ tức, hưởng giá trị của ngân hàng tăng lên mà cụ thể là trị giá của cổ phiếu. Ông và các chủ sở hữu khác đã phải tốn một mức học phí rất đắt. Đắt nhưng không phí. Nhất là khi đã cố gắng hết sức để truyền đạt lại kinh nghiệm xương máu cho lứa nhân sự mới.
    Trong biến cố, có cơ hội
    Làm chủ tịch hội đồng quản trị VP Bank giai đoạn khó khăn nhất 1997-2002, phó chủ tịch HĐQT giai đoạn phục hồi 2002-3/2006, đầu tháng tư này, ở giai đoạn phát triển, ông là thành viên HĐQT. Nên hiểu như thế nào về sự lùi này, thưa ông?
    Tôi đã 60 tuổi, không thích hợp những việc kinh doanh trực tiếp nữa, muốn dành thời gian để làm những việc khác thích hợp mà mình cũng thích như đọc và dịch sách.
    Bắt đầu kinh doanh trong bối cảnh tình hình thế giới có những biến động, trong nước còn tranh tối tranh sáng, cái mới không dễ được chấp nhận, lại không có kinh nghiệm đối phó với những sai lầm rất dễ xảy ra. Có khi nào ông mong mình được lùi thời điểm bắt đầu lại đến... bây giờ?
    Không. Đó là một dịp quý trong đời, để chứng kiến, cọ xát, học hỏi, thử nghiệm và cả sáng tạo. Trong biến động cũng có cơ hội, có điều chúng thường rất ngắn hạn, phải tranh thủ nắm bắt, nếu không nó sẽ qua đi rất nhanh hoặc thay đổi. Gần 20 năm ra làm ăn, công việc có lúc lên lúc xuống nhưng tôi không ngừng tìm kiếm cho mình những cơ hội như vậy, tất nhiên không phải bất cứ khi nào mình tìm kiếm được thì có thể nắm bắt được...
    Môi trường kinh doanh bây giờ thuận lợi hơn nhiều. Pháp luật, tâm lý xã hội thay đổi theo hướng có lợi cho doanh nhân. Cơ hội làm ăn cũng mở ra đối với khu vực và cả thế giới, đa dạng và ổn định hơn. Những ai đã và đang bắt đầu sẽ cảm thấy thuận lợi hơn


    (Thông tin sưu tầm)
    haianh888 thích bài này.
  7. cophieulifetime

    cophieulifetime Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Đã được thích:
    0
  8. sunni

    sunni Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2009
    Đã được thích:
    0
  9. khoaxt

    khoaxt Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Đã được thích:
    12
    Nguyễn Quang A, sinh năm 1946 tại tỉnh Bắc Ninh
    Năm 1982: Ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ Khoa học chuyên ngành Điện tử Viễn thông.
    Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary , nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc Công ty 3C, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS.

    pvhung3k@yahoo.com
  10. vncaptain

    vncaptain Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    2
    Bác gửi cho tôi với nhé an.manager@gmail.com
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này