Săn lùng siêu cổ 2025 : DDV - Chờ ngày nắng về

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi beatthemarket, 20/12/2024 lúc 08:34.

6483 người đang online, trong đó có 1021 thành viên. 14:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 3):
  2. stdv
Chủ đề này đã có 519 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. beatthemarket

    beatthemarket Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2017
    Đã được thích:
    500
    Chào anh em sau một thời gian dài vắng mặt tôi sẽ quay lại và gửi tới anh em MỘT LOẠT các siêu phẩm dự kiến lợi nhuận 30-50% trong năm 2025, trong bối cảnh thị trường dự kiến sẽ tiếp tục Sideway dài dài.

    CỔ PHIẾU ĐẦU TIÊN GIỚI THIỆU TỚI ANH EM : DDV

    Công ty cổ phần DAP - VINACHEM tiền thân là Công ty TNHH MTV DAP - Vinachem, được thành lập ngày 24/07/2008 theo quyết định của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất VN). Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP từ ngày 01/01/2015. Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất phân bón Điamon phốt phát (DAP)

    KLCP đang niêm yết:
    146,109,900
    Đánh giá thanh khoản CÔ ĐẶC là một lợi thế rất lớn của DDV trong giai đoạn thị trường sideway của 2025


    Nguyên vật liệu chiếm gần 80% chi phí sản xuất của DDV trong đó quặng apait và amonia chiếm hơn 30%, lưu huỳnh
    và than chiếm hơn 8% còn lại là một số nguyên liệu khác.
    Nhờ tỷ lệ nhập quặng từ MTV Apatit Việt Nam tăng lên so với 2023 (quặng nhập từ MTV Apatit có giá rẻ hơn mua
    ngoài), chúng tôi ước tính giá nhập quặng bình quân của DDV năm 2024 sẽ tiết giảm -5% svck 2023;
    Các nguyên liệu như amonia, lưu huỳnh và than duy trì xu hướng giảm, bình quân 5T/2024 giá các nguyên liệu thấp hơn so với bình quân cả năm 2023 lần lượt là: amonia giảm -26%, lưu huỳnh giảm -21%, than giảm -55%.

    Ngành Phân bón: Thay đổi luật thuế VAT được kỳ vọng hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận năm 2025

    Theo Luật Thuế Giá trị gia tăng sửa đổi mới được chấp thuận, phân bón sẽ trở thành mặt hàng chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% kể từ T7/2025

    Việc áp thuế GTGT cho phân bón được kỳ vọng hỗ trợ lợi nhuận của một số doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước nhờ được hoàn thuế GTGT đầu vào.

    Kỳ vọng một số doanh nghiệp phân bón được hưởng lợi từ việc thay đổi luật thuế GTGT này bao gồm: DCM, DPM, DDV, LAS.

    Phân bón sẽ trở thành mặt hàng chịu thuế suất VAT 5% kể từ T7/2025

    Ngày 26/11/2024, Quốc hội đã thông qua Dự thảo Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT – VAT) sửa đổi, theo đó kể từ ngày 01/7/2025, phân bón chính thức trở thành mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng đầu ra với thuế suất 5%. Trước đó, theo Luật sửa đổi các Luật về thuế số 71/2014/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, phân bón là mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng đầu ra. Kể từ khi áp dụng, Luật Thuế 71 đã cho thấy nhiều hạn chế, do phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT đầu ra, nhưng các nguyên liệu đầu vào vẫn chịu thuế suất GTGT từ 5% đến 10%, dẫn đến việc các doanh nghiệp trong nước không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và phải tăng giá bán. Việc áp thuế GTGT cho phân bón sẽ hỗ trợ lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước và tạo điều kiện giảm giá bán

    Chúng tôi cho rằng thay đổi trong Luật thuế GTGT mới được thông qua sẽ hỗ trợ lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước nhờ được phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng cho nguyên liệu đầu vào – chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất (từ 50% - 70%). Về lý thuyết, áp thuế GTGT sẽ khiến giá phân bón tăng, nhưng việc lợi nhuận được hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước giảm giá bán, từ đó tăng cạnh tranh với các sản phẩm phân bón nhập khẩu – vốn trước đây có lợi thế về giá thành so với phân bón sản xuất trong nước.


    Khi mặt hàng phân bón không phải chịu thuế VAT đầu ra, giá trị VAT của các nguyên vật liệu đầu vào sẽ không được khấu trừ mà phải trích lập vào chi phí sản xuất kinh doanh, khiến doanh nghiệp sản xuất phải tăng giá bán để phản ánh các phần chi phí này và khó cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Ngược lại, khi mặt hàng phân bón chịu thuế VAT đầu ra là 5%, các khoản thuế VAT đầu vào sẽ được hoàn thuế và doanh nghiệp sẽ hưởng lợi do ghi nhận giảm chi phí so với các năm trước.


    Về lý thuyết, áp thuế GTGT sẽ khiến giá bán phân bón tăng, nhưng việc lợi nhuận được hỗ trợ sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước giảm giá bán, từ đó tăng cạnh tranh với các sản phẩm phân bón nhập khẩu – vốn trước đây có lợi thế về giá thành so với phân bón sản xuất trong nước, và người tiêu dùng cuối cùng vẫn hưởng lợi. Cần lưu ý rằng các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón không bị ảnh hưởng lớn bởi thay đổi luật thuế này do thuế suất đầu vào và đầu ra đều là 5%, lợi nhuận không thay đổi.

    VÙNG GIÁ 20.x hấp dẫn để tham gia với kỳ vọng 50% lợi nhuận ở mức 30 ở 2025.
    Mời các cụ cùng vào thảo luận
    --- Gộp bài viết, 20/12/2024 lúc 09:00, Bài cũ: 20/12/2024 lúc 08:34 ---
    Liên hệ sớm để GOM HÀNG các SIÊU CỔ tiếp theo các bác nhé, chuyên hợp tác đánh các deal lớn trên thị trường
    MinhTriet0301, 65patienceshitaF0 thích bài này.
  2. beatthemarket

    beatthemarket Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2017
    Đã được thích:
    500
    Rồi anh em sẽ hối tiếc không mua CSV sáng nay 19.x

Chia sẻ trang này