Sắp có khủng hoảng nợ dây chuyền????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi similacmom, 13/05/2008.

7448 người đang online, trong đó có 895 thành viên. 16:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 849 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. similacmom

    similacmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Sắp có khủng hoảng nợ dây chuyền????

    Dùng vốn vay đầu tư BĐS: Nguy cơ lớn với các DNNN
    12/05/2008 07:33 (GMT + 7)
    Với thông tin của Bộ Tài chính vừa đưa ra về con số mà các DNNN đầu tư vào bất động sản, tài chính và chứng khoán, chúng ta không khỏi giật mình và cảm thấy lo ngại. Liệu chăng có kịch bản nợ xấu dẫn tới khó khăn tín dụng dây chuyền, mà con dominô đổ đầu tiên chính là các tổng công ty lớn của Nhà nước, những tổng công ty ?ocon đẻ? được coi là đầy tiềm lực và được bảo trợ lâu nay.

    >> Tập đoàn kinh tế: Đã đặc quyền không thể đòi thêm quyền!

    DNNN cũng đầu tư ?obầy đàn??


    Theo số liệu của Bộ Tài chính, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đầu tư ra bên ngoài lên đến gần 117.000 tỷ đồng; trong đó, có gần một nửa trong 70 tổng công ty có hoạt động thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, và bất động sản, các lĩnh vực từng được coi là ?ohot? mới cách đây ít tháng, với giá trị lên đến hơn 23000 tỷ đồng. Đây mới chỉ là con số báo cáo và chỉ tính các tổng công ty lớn.


    Trong thời điểm hiện nay, các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản là các lĩnh vực có độ rủi ro cao nhất. Những lĩnh vực này phát triển mạnh và đem lại lợi nhuận lớn nhất trong hai năm 2006 và 2007, nên thu hút được phong trào đầu tư của các tổng công ty. Tuy nhiên, bước sang năm 2008, tình hình đã thay đổi nhanh chóng không thể lường trước.


    Thị trường chứng khoán đang giảm sút rất mạnh, chỉ trong 4 tháng đầu năm đã mất gần 50% (theo EuroCapital). Đa số các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước, dù là cá nhân hay tổ chức, đến cả các công ty chứng khoán tự doanh, ít thì mất 30%, nhiều thì hơn gần 2/3 vốn bỏ ra.

    Với tình hình như hiện tại, thêm vào đó dự báo chỉ số VN-Index cuối năm chưa chắc đạt được 600, thì khả năng thu hồi vốn còn rất xa vời. Dù các dự báo đúng hay sai thì chuyện tăng lên tới 900 vào cuối năm nay là chuyện khó xảy ra.


    Chắc chắn đa số các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán của các tổng công ty nhà nước bị thua lỗ, và có thể lỗ không thua gì mức trung bình chung của thị trường.









    Thị trường bất động sản đang xì hơi. Hàng loạt dự án xây dựng bị treo lại do các nguyên nhân: thị trường đóng băng, bán không ai mua, giá nguyên vật liệu tăng gấp 2, gấp 3 lần, xây lên thì thiếu vốn, không xây lên thì không thể bán được để thu hồi vốn. Giá xây thô của căn hộ chung cư trước chỉ 1,3 triệu/m2 giờ có thể lên tới 3,5 triệu/m2. Chi phí đội lên làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống.

    Và khi thị trường đang đóng băng, theo dự báo là phải sang nửa cuối năm 2009 mới tan, thì chắc chắn các doanh nghiệp BĐS, trong đó chiếm một tỷ trọng không nhỏ là các công ty có vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, sẽ gặp khó khăn, chôn vốn hoặc không có khả năng tiếp tục dự án, không thể quay vòng vốn để trả nợ vay.


    Ngân hàng và bảo hiểm cũng không còn là lĩnh vực đầu tư là lãi lớn như trước, ít nhất là đối với các doanh nghiệp mới ra đời. Các ngân hàng cũ đã có sẵn kinh nghiệm, quan hệ khách hàng và thị phần ổn định, chắc chắn có lợi thế trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường ngân hàng.

    Trong khi đó, thời điểm mở cửa thị trường cho các tổ chức tài chính nước ngoài, vốn lớn và kinh nghiệm, không còn bao xa. Thị trường tài chính tuy vẫn còn nhiều tiềm năng, nhưng không còn dễ dàng thu được lợi suất cao nữa.

    Chính sách tiền tệ nhà nước để chống lạm phát lại thay đổi bất ngờ, thiên về hy sinh quyền lợi của các ngân hàng cho quyền lợi của cộng đồng. Những đợt thu tiền về của Chính phủ thông qua tín phiếu bắt buộc hay tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã làm nhiều ngân hàng phải huy động vốn với chi phí rất cao.


    Tình hình đã thay đổi rất nhanh, theo chiều hướng thiếu khả quan, và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố xấu càng ngày càng tăng. Các lĩnh vực như kể trên trước kia là niềm tự hào của các doanh nghiệp thì giờ đây lại là những lĩnh vực đầy rủi ro cho doanh nghiệp.



    Rủi ro nợ xấu tập thể



    Các DNNN đang gánh một khoản nợ khổng lồ.
    Ảnh minh họa: bmivault.org






    Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, nhiều tập đoàn đã sử dụng vốn vay để đầu tư tài chính với số lượng vốn gấp từ 1 đến 2 lần số vốn chủ sở hữu. Nhiều doanh nghiệp như Vinashin đầu tư vào chứng khoán hay bất động sản vượt quá cả vốn sở hữu, có nghĩa là họ đang sử dụng vốn vay để đầu tư rủi ro.

    Với tình hình thị trường chứng khoán đi xuống tới 50%, bất động sản đóng băng, kinh doanh ngân hàng ngày càng khó khăn, khả năng trả nợ ngân hàng của các tổng công ty lớn là câu hỏi lớn.


    Nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn vay để đầu tư chéo, mua cổ phiếu của ngân hàng, mua của nhau và của các công ty mới thành lập trong các lĩnh vực nóng. Khi mà cổ phiếu IPO cũng như trên sàn niêm yết đều giảm mạnh, sẽ tạo ra thua lỗ dây chuyền giữa các công ty với nhau. Thua lỗ tài chính chắc chắn nhiều, không biết liệu doanh nghiệp lấy tiền ở đâu ra để trả vốn vay.




    Trong khi nền kinh tế gặp không ít khó khăn, lạm phát tăng, lãi suất vay ngân hàng tăng. Doanh nghiệp không có đủ lợi nhuận để vừa trả lãi ngân hàng cho số vốn đi vay, vừa phải bù vào phần vốn đã mất do đầu tư nhiều vào chứng khoán và bất động sản.


    Chắc chắn trong thời gian tới, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng cao vì các khoản không đòi được từ các công ty nhà nước này. Thêm vào đó, siết nợ từ các ngân hàng sẽ buộc các công ty này phải bán tài sản, đẩy thị trường bất động sản cũng như thị trường chứng khoán tiếp tục giảm sâu.

    Còn nếu các công ty nhà nước được giãn nợ, thì đây là các khoản nợ xấu khó đòi, đẩy tình cảnh của các ngân hàng càng xấu đi. Về lâu dài, chính nhà nước, hay nhân dân sẽ là người bị thiệt vì vốn mất, tài sản phải bán rẻ để đền bù cho những sai lầm do đầu tư thiếu cân nhắc và đầy rủi ro vừa rồi.


    Bài toán nan giải

    Nếu trường hợp xấu xảy ra, chính phủ dự định thay đổi Nghị định 199 , theo đó giảm mạnh nợ của các tổng công ty. Vấn đề là làm thế nào để thanh toán các khoản nợ, cũng như tăng lượng vốn cổ phần trong tổng tài sản. IPO hiện đang rất khó khăn.

    Trong khi khả năng tính thanh khoản nợ của doanh nghiệp thấp. Việc bán tài sản để trả nợ chắc chắn không dễ dàng, và nếu làm vội sẽ gây thiệt hại đến thị trường.

    Tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát hai con số liên tục tăng trong 5 tháng qua và thâm hụt thương mại đã tăng gấp ba lần. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu IMF, nền kinh tế Việt Nam đang tiềm một số nguy cơ. Bong bóng bất động sản có thể vỡ nếu không biết xì hơi cho đúng.

    Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, khi có bong bóng tài chính/bất động sản vỡ mà lãi suất ngân hàng tăng cao thì rất dễ xảy ra vỡ nợ hàng loạt của các doanh nghiệp.

    Rõ ràng, có nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư sai hướng trong thời gian qua. Cần có nghiên cứu đánh giá rủi ro của từng doanh nghiệp để khoanh vùng và có biện pháp xử lý, không để hiện tượng đổ vỡ dây chuyền xảy ra.

    Nguồn: http://tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam//3624/index.aspx
  2. nhathuoconline

    nhathuoconline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Tháng 7 và tháng 8 này sẽ có câu trả lời, anh em nào chưa có nhà chuẩn bị găm tiền mua nhà phát mại, cơ hội sẽ ko có lần 2 nữa đâu
  3. gv1977

    gv1977 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Yên tâm đi, chính phủ sẽ không để điều này xảy ra đâu.
    Phản ứng dây chuyền thì giông Thái lan năm 1997 à ?
  4. MrSieuRua

    MrSieuRua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Đã được thích:
    420
    Giống Thái Lan thì sao? Chính phủ Thái Lan thời đó chắc không ngu bằng CP Vịt ngan bi giờ nhưng Thái Lan vẫn tèo nhỉ?

    CP thì làm được éo gì, chỉ có mỗi từ CẤM nhưng từ CẤM lại chống chỉ định với từ KHỦNG HOẢNG, SUY THOÁI.

    Vịt ngang đúng là lắm nghịch lý, nhưng nghịch lý lớn nhất là Lạm Phát Mà Tiền Mặt Lại Có Giá. He he



    Được MrSieuRua sửa chữa / chuyển vào 12:06 ngày 14/05/2008
  5. puppytrang

    puppytrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2007
    Đã được thích:
    0

    hế hế có phải chính phủ muốn là được đâu ? chính phủ siêu giỏi điều hành còn sai muốn ngăn khủng hoảng còn không được , còn chính phủ của ta ngu thì chưa đến nỗi nhưng giỏi thì ..........
  6. sieucp2008

    sieucp2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2007
    Đã được thích:
    2
    Thay vì kêu gào thì cứ lúc nào thấy họ kêu gào nhiều nhất thì mua cổ phiếu. đảm bảo cuối năm thắng lớn .
  7. haihaigio

    haihaigio Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Đã được thích:
    1
    ===============================================
    bàn làm giề bán đi thôi .cp ,đất ,xe oto
  8. risky99

    risky99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Đã được thích:
    0
    Khủng hoảng có thể xảy ra nếu nước ngoài rút vốn, nhưng họ sẽ ko thể rút được khi TT đang rơi về đáy. Yên tâm đê

Chia sẻ trang này