SAU 17 THÁNG ĐI NGANG, LIỆU TPB CÓ TRỞ LẠI VÀ “ LỢI HẠI NHƯ XƯA?”

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MAYTOCK123, 24/09/2024 lúc 00:55.

2994 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 03:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 39 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 39)
Chủ đề này đã có 1 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. MAYTOCK123

    MAYTOCK123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2024
    Đã được thích:
    8
    PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 2/2024

    • Tại BCTC Q2/2024, TPB ghi nhận:
    • Tổng lợi nhuận thuần đạt 4,236 tỷ đồng, tăng 8.1% yoy.

    • Lợi nhuận trước thuế đạt 1,904 tỷ đồng, tăng 17.6% yoy.

    • NIM của ngân hàng cải thiện lên 4.16%, tăng 12% yoy

    • Trích lập dự phòng 949 tỷ đồng, vẫn ở mức cao so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu so với 3 quý gần đây thì mức trích lập này đã có phần giảm xuống.
    =>> NIM được cải thiện tốt nên dù cho trong Q2-2024 mức trích lập dự phòng nhiều hơn khá nhiều so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn tăng trưởng tốt.

    • Bóc tách chi tiết các mảng kinh doanh:
    • Mảng tín dụng: thu nhập lãi giảm -13.4% yoy nhưng thu nhập lãi thuần tăng trưởng + 18.6% yoy.
    =>> Lý giải cho sự lệnh pha này, theo Mơ lý do là vì chi phí giá vốn giảm mạnh hơn khi lãi suất huy động đầu vào đã giảm mạnh trong 2023 và 6 tháng đầu 2024.

    • Mảng dịch vụ: đã có 2 quý liên tiếp tăng trưởng tốt. Riêng Q2/2024 mảng dịch vụ đã tăng trưởng 17.6% yoy về lợi nhuận.
    =>> Mức nền 2023 thấp, nên việc 2 quý đầu 2024 đạt mức tăng trưởng ấn tượng là điều không quá khó hiểu. Tuy nhiên, điểm Mơ đánh giá cao TPB chính là ngân hàng này đã tiên phong trong chuyển đổi số giúp tiết kiệm chi phí hoạt động.

    MẢNG TÍN DỤNG KHỞI SẮC NHƯNG VẪN CÒN NHIỀU THÁCH THỨC

    • Đối với tất cả các NHTM Việt Nam thì Tín dụng chính là hoạt động kinh doanh cốt lõi, và TPB cũng không ngoại lệ. Mảng tín dụng chiếm 76.4% tỉ trọng về lợi nhuận. Còn lại là mảng dịch vụ với 22.3% và các mảng khác với 1.3% tỉ trọng còn lại.

    • Về cho vay:
    • Q2/2024 tổng tiền cho vay của TPB đạt hơn 213 nghìn tỷ, tăng trưởng tín dụng đạt +3.9% so với đầu năm, tuy nhiên thấp hơn khá nhiều SVCK là 10%.

    • Q1/2024 TPB ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng âm với -2.2%. Vì vậy, nếu chỉ tính trong Q2-2024 thì TPB đã tăng được khoảng 6.1%, tốc độ cao hơn nhiều nếu so với con số 2.7% cùng kỳ 2023.

    • Về ngành nghề cho vay chính của TPB thì ngân hàng vẫn duy trì tỉ trọng cho vay lớn vào mảng tiêu dùng với 50.3% tổng lượng cho vay. Tiếp đến là các ngành khác như công nghiệp (9.52%), Xây dựng (8.26%) và BĐS (8.04%).
    =>> Quan điểm của Mơ: 6 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế vẫn còn khá chậm, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn. Tuy nhiên, vào cuối quý 2 mảng bán lẻ cũng cho thấy sự phục hồi tốt. Thực tế, lịch sử TPB thường tăng mạnh tín dụng vào quý cuối cùng của năm do tính chất chất ngân hàng này chuyên cho vay tiêu dùng. Vì vậy với TPB thì Mơ vẫn đặt kỳ vọng DN này sẽ phục hồi tốt hơn nữa trong 2 quý cuối 2024

    • Về huy động:
    • Casa của ngân hàng cũng được đẩy mạnh và tăng tốt trong 4 quý gần đây khi tăng mạnh từ 22.2% vào Q1-2023 đã lên 40.6% vào Q2-2024. Đặc biệt, gần đây TPB duy trì huy động đầu vào ở mức vừa phải (tiền gửi/ cho vay khoảng 95%) =>> Chi phí COF hay CIR của ngân hàng như đều đang có xu hướng giảm.
    =>>> NIM cũng liên tục được cải thiện.

    • Trong thời gian tới khi lãi suất cho vay sẽ bị yêu cầu hạ và duy trì ở mức thấp sẽ khiến cho NIM khó mà tiếp tục tăng được nhiều nữa.
    =>> Quan điểm của Mơ: Nếu muốn tăng trưởng lợi nhuận 2 quý cuối năm 2024 tích cực thì ngân hàng cần có nhiều nỗ lực hơn trong việc kiểm soát chi phí vốn cũng như thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Đây là 1 vấn đề cần nhiều sự nỗ lực của DN.

    CÂU CHUYỆN MUÔN THUỞ MANG TÊN “ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG”

    Tại BCTC quý 2/2024:

    • Nợ xấu của TPB ghi nhận 4,400 tỷ, tăng 500 tỷ trong khi cùng kỳ là 3,913 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu so với quý 1/2024 thì nợ xấu đã giảm nhẹ 84 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tại Q2 là 2.06%, cao hơn môt chút so với mục tiêu 2% nhưng so với cùng kỳ đã giảm được 0.15% và cũng giảm 0.91% so với quý có tỉ lệ nợ xấu cao nhất là Q3-2023.
    =>> Nợ xấu của ngân hàng vẫn đang duy trì ở vùng cao trên 2% nhưng về mặt tích cực là nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu có xu hướng đi ngang và giảm nhẹ trong các quý gần đây sau giai đoạn tăng phi mã đầu năm 2023. Điều đáng chú ý chính là Q2/2024, nợ xấu tăng chủ yếu ở nhóm 3 và 4 trong khi nợ nhóm 5 đã được cải thiện đáng kể. Mặc dù không làm tổng nợ xấu giảm xuống so với Q1-2024 nhưng với việc nợ nhóm 5 được cải thiện cũng phần nào giúp cho áp lực trích lập dự phòng giảm bớt.

    • Bộ đệm dự phòng giảm: Việc tỷ lệ nợ xấu tăng quá cao vào đã khiến cho bộ đệm dự phòng của TPB giảm nhanh chóng. Điều này đã gây áp lực lớn lên ngân hàng vào nửa cuối 2023 và bắt buộc phải gia tăng trích lập dự phòng cho các món nợ xấu. Qúy Q3/2023 TPB đã phải tăng mạnh khoản dự phòng rủi ro tín dụng lên mức gần 1,300 tỷ đồng, trong khi trung bình các quý trước chỉ ở khoảng 300-500 tỷ đồng mỗi quý. Việc tỷ lệ nợ xấu hiện vẫn ở mức cao > 2% sẽ khiến cho TPB sẽ phải tiếp tục duy trì mức trích lập cao.
    MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNG CHÚ Ý

    1. Hiệu quả sinh lời ROE và ROA trung bình ngành, nhưng đã tạo đáy quý 4/2023, hiện trở lại khá mạnh 6 tháng đầu năm 2024 và có thể trở lại mạnh hơn cuối 2024.

    2. Định giá P/E hiện 8.4 lần bằng trung vị, P/E 2024 = 6 lần thấp hơn 28% so với trung vị.

    3. Định giá P/B hiện 1.12 lần thấp hơn trung vị 27%, P/B 2024 = 1.02 thấp hơn trung vị 1.53 lần là 33.3%.
    Đánh giá: TPB đã qua giai đoạn khó khăn nhất, và có những triển vọng tốt hơn trong giai đoạn cuối 2024 – 2025. Tuy nhiên, cần nhiều sự nỗ lực đến từ Doanh nghiệp nhiều hơn.
    https://images.****.com/original/4X/2/9/6/2961f305cb826fd8d65e32e9de7f25d65f5f031a.jpeg
    --- Gộp bài viết, 24/09/2024 lúc 00:56, Bài cũ: 24/09/2024 lúc 00:55 ---
    Tư vấn đầu tư: liên hệ tại bio mình nhé

Chia sẻ trang này