Sau Vedan, TKU giờ tới MIC phá hoại môi trường !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockprovn, 13/05/2010.

3965 người đang online, trong đó có 324 thành viên. 12:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1110 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Những Cty, doanh nghiệp đi làm cái hại nước hại dân thì phải loại bỏ !

    Sông Vàng thành bãi đào vàng!

    Hệ lụy từ... giấy phép

    Lao Động số 107 Ngày 13/05/2010 Cập nhật: 8:47 AM, 13/05/2010
    [​IMG] Đất sản xuất nông nghiệp, rừng ven sông mất, sông Vàng đã chết nghẹn. (LĐ) - Thực trạng đào vàng trái phép, công khai lại có nguyên nhân từ việc cấp phép của UBND tỉnh Quảng Nam.
    Mọi ràng buộc về quy trình khai thác, bảo vệ môi trường, hoàn thổ của chính quyền đối với các DN khai khoáng cũng chỉ dừng lại trên giấy.

    Việc giám sát, quản lý trên thực tế bị buông lỏng nên sau khi tỉnh cấp phép, huyện làm ngơ, cán bộ xã "tranh thủ", dân đãi vàng tứ xứ đổ về, "ăn theo" những công trường, dự án có phép ấy... thì người dân bản địa và môi trường lãnh đủ hậu quả.
    Cấp đất sản xuất cho DN đào vàng

    Theo UBND huyện Đông Giang, địa phương có trên 800.000ha đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất mỏ vàng. Tuy nhiên, thế nào là mỏ vàng, trữ lượng và sự phân bố như thế nào là phụ thuộc vào sự thăm dò của các DN trước khi xin phép khai khoáng? Bởi vậy, năm 2008, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Lê Minh Ánh (hiện là Chủ tịch) đã ký quyết định thu hồi đất, cấp cho XN vàng Pu Nếp thuê 50,79ha đất làm mỏ vàng, trong đó, chủ yếu là lòng sông Vàng, nhưng có chồng lấn cả chục ha đất sản xuất nông nghiệp.

    Theo giấy phép này, XN vàng Pu Nếp (thuộc Cty CP kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam) được khai thác 3 năm (2008 -12.2010) với sản lượng dự kiến gần 143kg vàng. Ngoài ra, quyết định này quy định chặt chẽ các ràng buộc về bảo vệ môi trường, đền bù giải toả cho dân, hoàn thổ... theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện trạng công trường đã phủ nhận ngược lại.

    GĐ Nông trường Quyết Thắng-ông Trần Trúc - bức xúc: “Hơn 3,2ha đất ven sông của nông trường đang sản xuất cũng bị tỉnh thu hồi, giao cho XN khai thác vàng. Giờ đã thành “bãi chiến trường”, không chỉ mất khả năng tái tạo mà còn nguy cơ sạt lở đến những diện tích liền kề khác".

    [​IMG] Cán bộ xã Ba bán đất cho vàng tặc tự do oanh tạc sông Vàng.
    Còn theo Chủ tịch UBND xã Tư - ông Nguyễn Văn Phải: "Đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân vùng cao chủ yếu ở các hẻm núi, ven khe suối và tập trung ven sông. Nhưng kể từ ngày bị thu hồi, cả xã chỉ còn 2 thôn (Lấy và Vầu) là còn đất sản xuất. Hiện các thôn Điềm, Đa Nghi, Nà Ho... đã mất trắng đất nông nghiệp. Một phần đất bị tỉnh thu hồi giao cho XN vàng, một phần dân tự bán cho các bãi vàng tư nhân làm trái phép".

    Ông Phải cũng trần tình: "Hiện bán đất cho nậu vàng được giá cao so với năng suất trồng trọt nên khó ngăn được dân. Thực tế, ngay Phó Chủ tịch UBMTTQ xã Ba-ông Văn Đức Phú - đã bán đất ven sông Vàng trên suốt chiều dài gần 1km ở khu vực thôn 5 cho các nậu vàng trái phép.

    "Làng nước theo sau"


    Phó GĐ XN vàng Pu Nếp - ông Đoàn Văn Lực cho biết, công trường đào bới tới đâu, dân chúng địa phương bám theo tới đó. DN được phép khai thác, nhưng dân trên đất vàng chỉ đi mót nên khó lòng cấm đoán, ngăn cản họ được. Chúng tôi đào đi, họ lật lại nên việc san trả mặt bằng, hoàn thổ là khó thực hiện ngay được.

    Đây cũng chính là lý do chính quyền huyện làm ngơ, xã dung túng cho nạn đào vàng trái phép diễn ra tràn lan, công khai trên khắp các sông suối ở Trung Mang. Cả ngàn người tứ xứ đổ về Đông Giang để đào vàng, một phần lén lút trong khe suối, rừng sâu, phần khác cũng đã dùng chiêu "hợp tác" với dân địa phương để né tránh sự truy quét của chính quyền.

    Thực tế này đang tồn tại trên hầu hết các địa bàn của huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn... tỉnh Quảng Nam. Môi trường bị huỷ diệt, dân mất đất, mất rừng nhưng chính quyền chỉ thu về những đồng tiền ít ỏi cho ngân sách hằng năm. Riêng sông Vàng -một trong 4 lưu vực lớn ở Đông Giang (Sông Kôn, Bung, A Vương), thượng nguồn của hệ Vu Gia-Thu Bồn giờ xem như đã chết từ thượng nguồn.

    Thanh Hải
  2. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Bất chấp tấc cả để cướp lấy lợi nhuận. Thằng này còn khủng hơn Vedan, Tungkang,...

    Dân mất đất trồng rau!




    Hai năm qua, 65 hộ dân ở thôn 2, xã Bình Giang (Thăng Bình) chuyên sống nhờ hoa màu vụ đông phục vụ Tết Nguyên đán phải chịu cảnh có đất nhưng không thể trồng trọt. Đây là hậu quả của tình trạng khai thác cát nhưng chậm hoàn thổ của Xí nghiệp Khai thác cát Thăng Bình, thuộc Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam.
    [​IMG]
    Trồng gai, rào chắn xung quanh hồ nước dự kiến sẽ nuôi trồng thủy sản.
    Ruộng biến thành... sông
    Theo Quyết định số 993/QĐ- BTNMT ban hành ngày 28-07-2006 do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Hải Dũng ký, tổng diện tích được khai thác cát riêng ở khu B, Bình Giang, Thăng Bình là 17,81ha. Đây là vùng đất cát, người dân chủ yếu tận dụng để tự trồng các loại rau hành, củ kiệu, nén, khoai lang, hoa cúc vụ đông xuân… Tuy nhiên, hai năm qua, đất canh tác của người dân nơi đây trở thành một bãi đất nham nhở, bị cày xới, xúc ủi sâu hoắm, có khu vực sâu đến gần 3m. Vào mùa mưa, nhiều diện tích đất vô tình biến thành… sông.
    Hộ ông Nguyễn Đình Sáu, tổ 14 thôn 2 (Bình Giang) trước đây khi chưa khai thác cát đã trồng 2 sào hành, nén, thu nhập bình quân khoảng 5-6 triệu đồng/vụ, đủ trang trải cho gia đình mua sắm tết. Nhưng, hai năm qua, ông ngậm ngùi nhìn sào đất mà mình từng cày xới trồng rau giờ đã thành một cái hồ chứa nước do tình trạng ứ đọng nước kéo dài. “Người nông dân sống nhờ hoa màu. Tấc đất quý như vàng, thường thì đến vụ đông xuân tôi mới trồng cây hành, cây nén để bán trong dịp tết. Nếu xí nghiệp kịp thời san lấp lại mặt bằng thì dân đâu có khổ thế này? Lạ đời, dân ở vùng rau mà lại đi mua rau để ăn” - ông Sáu bức xúc. Một người dân khác, ông Hồ Cửu, nói: “Đến vụ đông, gia đình tôi trồng hàng chục nghìn cây hoa cúc, vạn thọ phục vụ Tết Nguyên đán. Mấy năm trước, gia đình đầm ấm đón tết là nhờ thu hoạch trên dưới 10 triệu đồng từ hoa. Dù đất ở đây chỉ trồng được một vụ, nhưng nó thực sự đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Còn bây giờ…”.

    [​IMG]
    Khai thác cát ở Bình Giang.Theo ông Phan Văn Hưng, Tổ trưởng tổ tự quản 14, thôn 2, khu vực này có 65 hộ trồng hoa màu các loại trong vụ đông xuân bị ảnh hưởng. Hộ bị thiệt hại nhẹ nhất thì cũng vài triệu đồng. Nhiều lần cử tri đã phản ảnh chuyện xí nghiệp cố tình chậm hoàn thổ với HĐND các cấp, nhưng đâu lại hoàn đó. Hậu quả cuối cùng: dân chịu thiệt.
    Ai chịu trách nhiệm?
    Phải sớm san lấp mặt bằng như đã cam kết!

    Chủ tịch UBND xã Bình Giang, ông Nguyễn Văn Anh, khẳng định: “Năm 2009 Xí nghiệp Khai thác cát Thăng Bình chưa hoàn thổ, gây ảnh hưởng đến tình hình trồng trọt của bà con. Địa phương đang đề nghị HĐND tỉnh, HĐND huyện và Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam (đơn vị chủ quản của Xí nghiệp Khai thác cát Thăng Bình) sớm san lấp mặt bằng như đã cam kết.

    Đặc biệt, cần nạo vét mương giải thủy cũ để giải quyết cho vấn nạn ngập úng cục bộ. Như vậy, bà con mới có diện tích để canh tác”.Có mặt tại khu vực khai thác cát tại xã Bình Giang, phóng viên Báo Quảng Nam ghi nhận cảnh nham nhở, cày xới lấy cát bừa bãi nơi đây. Hơn chục héc ta cát đã lấy sâu vài mét, nhưng chưa hoàn thổ đã trở thành bể đựng nước mênh mông. Anh Phùng Thanh, một người dân ở đây dẫn chúng tôi ra chứng kiến hiện trường và dùng cây sào cắm xuống dòng nước, đo được độ sâu từ mặt nước xuống đáy là gần 3m. Có nhiều chỗ tạo thành cái hồ sâu. Xí nghiệp Khai thác cát Thăng Bình còn đem gai rào chắn dọc ao nước để tận dụng nuôi trồng thủy sản sau này (!). Còn chỗ đã hoàn thổ mặt bằng thì trồng cây… chiếm đất! Trong khi nguyên thủy của mặt bằng này là “vựa” hoa màu vụ đông xuân của nhân dân.

    [​IMG]
    Nhiều khu vực khai thác cát trở thành ao tắm.Ông Bùi Duy Nghĩa - Phó Giám đốc Xí nghiệp Khai thác cát Thăng Bình thừa nhận, trong khu vực lấy cát rộng 13,8ha, xí nghiệp chỉ mới hoàn thổ 3ha. Theo ông Nghĩa, việc hoàn thổ chậm là do quá trình lập phương án, phê duyệt phương án đánh giá tác động môi trường tốn thời gian vì phải qua nhiều cấp thẩm quyền. Ông Nghĩa cũng thừa nhận việc hoàn thổ chậm gây ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác của người dân. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Quảng Nam, ngoài ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân, việc chậm hoàn thổ để lại những cái hố sâu còn đang tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn khó lường cho người dân khi đi lại khu vực này. Trong khi đó, theo quy định, Xí nghiệp Khai thác cát cát Thăng Bình phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phục hồi môi trường, môi sinh; đưa các vị trí đã khai thác về vị trí an toàn theo quy định của pháp luật.
    Rõ ràng, việc chậm hoàn thổ của Xí nghiệp Khai thác cát Thăng Bình đã gây thiệt hại không nhỏ đến đời sống bà con thôn 2, xã Bình Giang chuyên sống nhờ vào hoa màu vụ đông xuân.
    HỮU PHÚC
  3. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Vì lợi ích riêng mà khai thác vô tội vả, vì lợi nhuận bất cứ cái gì cũng làm, Không nghĩ cho con cháu đời sau. Những doanh nghiệp này phải đóng cửa ngay !
  4. JanisJoplin

    JanisJoplin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Đã được thích:
    5.373
    Chưa vào được hàng [:D]
  5. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Không bao giờ mua cổ phiếu khoáng sản !
  6. kengangtang

    kengangtang Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    0

    ĐIÊN

    NHẢM NHÍ

    PHÁ HOẠI MÔI TRƯỜNG MÀ ĐẺ RA LỢI NHUẬN KHÙNG LÀ EM MÚC Á?

    E CHỈ QUAN TÂM ĐẾN NHỜI LỖ, KO ĐƯỢC VĨ MÔ NHƯ BÁC

  7. JanisJoplin

    JanisJoplin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Đã được thích:
    5.373
    Nói thật bác, nếu lôi vđề môi trường ra, nhiều DN, nhiều ngành nghề đang làm ảnh hưởng, quan trọng là cách khắc phục, ngay cảng biển cũng làm ô nhiễm khủng, không chỉ VN đâu, bác xem vịnh Manila,...
    Mình phải có phương pháp với từng loai hình sx kd DN thôi chứ cấm DN làm ăn sx kd à. Lôi luật, chế tài vào xử lý. .... hây zà
  8. success2468

    success2468 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2009
    Đã được thích:
    774
    Khổ quá, chỉ vì chưa mua đc mà phải làm kế này. Tội nghiệp bác quá...! =))=))=))
  9. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Hiện nay ai cũng vì lợi ích riêng mà không ví lợi ích chung nên VN mới có cái cảnh nghèo như thế này, TQ nó muốn bắt ngư dân là bắt chúng ta cũng chả có tiềm lực kinh tế, quốc phòng để nói chuyện,
  10. JanisJoplin

    JanisJoplin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Đã được thích:
    5.373
    Bác bắt đầu nói sang lĩnh vực khác rồi [-X
    Bác chim lợn MIC làm gì khi ko định mua nó? Ko tin bác thực tâm bảo vệ quyền lợi cổ đông MIC sau những gì bác pót, mở cả thớt riêng... [-X
    Ko yêu đừng nói lời cay đắng!

Chia sẻ trang này