SBT- BHS: Cóa gì hot !??

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mrducthuan, 14/06/2012.

5992 người đang online, trong đó có 835 thành viên. 17:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 290 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. mrducthuan

    mrducthuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Cóa gì hot mà 2 em tăng vãi thế..... [r2)][r2)][r2)][r2)]
  2. mrducthuan

    mrducthuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT), thành viên của Công ty cổ phần Sản xuất - Thương mại Thành Thành Công (TTC) đang chuẩn bị mua thêm cổ phần của Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (BHS). Động thái này cho thấy, TTC đang đẩy mạnh các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ngành mía đường.
    * BHS bầu bà Huỳnh Bích Ngọc giữ chức Chủ tịch HĐQT


    Trước đó, năm 2011, SBT đã mua 22,72% cổ phần của Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (BHS). SBT tiền thân là DN có vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Bourbon (Pháp). Năm 2010, Bourbon chuyển nhượng toàn bộ vốn của mình tại SBT cho TTC.

    Trong số những công ty hoạt động trong ngành mía đường, SBT là công ty có nhà máy sản xuất có quy mô lớn và hiện đại nhất. Hiện SBT chiếm 7% thị phần đường của cả nước.

    Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động của SBT lại chưa thực sự hiệu quả do các nhà máy luôn phải hoạt động dưới công suất và luôn trong tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào. Cụ thể, với công suất thiết kế là 8.000 - 9.000 tấn/ngày, nhưng trên thực tế, SBT chỉ duy trì sản xuất ở mức dưới 1.000 tấn/ngày.

    Trong khi đó, “con mồi” BHS luôn giữ vững thị phần (khoảng 10%), lại có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 100 đơn vị sản xuất và trên 130 nhà phân phối, đại lý. Đặc biệt, đầu năm nay, BHS được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư sang Campuchia với thời hạn hoạt động là 70 năm. Với tổng vốn đầu tư gần 23,8 triệu USD (tương đương 495,74 tỷ đồng), dự án có mục tiêu trồng 10.000 ha mía nguyên liệu, cung cấp 440.000 - 560.000 tấn mía nguyên liệu/năm.

    Theo đó, BHS thành lập Công ty TNHH Đường Tây Ninh Kratie (Tay Ninh Kratie Sugar Co., Ltd) sản xuất đường có công suất tối thiểu là 3.200 tấn mía/ngày. Hiện phía Campuchia đã ký Nghị định chuyển đổi 8.725 ha đất từ tài sản nhà nước thành tài sản tư nhân. Dự kiến, đến ngày 30/4/2012, các thủ tục cuối cùng để triển khai Dự án được cấp phép.

    Như vậy, với việc đầu tư thêm vốn vào BHS, SBT sẽ tăng cường nguồn cung đường thô để chế biến và tái xuất do tình trạng nguyên liệu trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và chi phí tăng cao. Đặc biệt, đây có thể là bước tiến mới để SBT khẳng định vị thế cạnh tranh với các công ty đường trong khu vực Đông Nam Á.

    “Các thương vụ M&A giữa các công ty đường sẽ giúp họ tăng thêm quy mô, cắt giảm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong một vài năm tới”, Tổng giám đốc SBT Nguyễn Bá Chu nói và cho biết thêm, hiện nhà máy của SBT tại Tây Ninh đang tinh chế khoảng 50% lượng đường thô do SBT sản xuất và việc thắt chặt dần mối hợp tác đôi bên sẽ có thể đưa tỷ lệ chế biến này lên đến 80%.

    Mặc dù chưa tiết lộ cụ thể về thời gian và số lượng cổ phần, song SBT có thể sẽ phát hành trái phiếu hoặc bán thêm cổ phần mới để có vốn cho kế hoạch này trong năm nay. Song ẩn sau động thái đó chính là một bước tiến dài hơi trong các thương vụ M&A ngành mía đường của TTC.

    Thực tế, vài năm trở lại đây TTC được dư luận thị trường nhớ đến bởi những thương vụ M&A doanh nghiệp đường. Hiện TTC đang nắm giữ cổ phần chi phối tại các công ty cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai, Mía đường Ninh Hòa, Đường La Ngà, Phan Rang, với tỷ lệ sở hữu tối đa ở một số công ty là 51%. Như vậy có thể thấy, chiến lược xuyên suốt của TTC là tham gia vào cổ phần hoá ngành đường.

    “Chúng tôi tạo ra sự liên kết mạnh mẽ các công ty cùng ngành và coi đó là cơ hội kéo theo sự phát triển của mình”, bà Huỳnh Bích Ngọc, Chủ tịch HĐQT TTC khẳng định.

    Cũng phải nói thêm rằng, TTC quyết liệt quay trở lại với ngành kinh doanh cốt lõi - sản xuất và kinh doanh đường có nguyên nhân từ rủi ro về đầu tư ngoài ngành.

    Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Kim Eng công bố ngày 27/2/2012 cho thấy, TTC đang vướng vào rủi ro đầu tư ngoài ngành, khi quyết định để SBT đầu tư vào 2 dự án bất động sản là Espace Bourbon Tay Ninh và Bourbon An Hoa. Mặc dù SBT chưa giải ngân nhiều, nhưng 2 dự án này đang tạm dừng do sự đi xuống của thị trường bất động sản. Theo Kim Eng, SBT đang xem xét chuyển nhượng 2 dự án này để tập trung “vun vén” cho vị thế trong ngành kinh doanh đường của mình.

    Rõ ràng, TTC đã tích cực củng cố những nhà máy vệ tinh xung quanh mình khi mua một phần, nâng thị phần, tiến tới mua toàn bộ công ty đó. Theo giới phân tích thị trường, TTC muốn tạo một cái nền vững dựa vào chu trình khép kín từ vùng nguyên liệu - sản xuất - phân phối đến tiêu thụ. Đặc biệt, TTC sẽ sở hữu đội ngũ nhân viên kỹ thuật được đào tạo bài bản trong khâu khuyến nông và giống mía. Đó là đội ngũ nòng cốt để TTC nhân rộng ra các công ty khác.
  3. sake2006

    sake2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Đã được thích:
    531
  4. A.Bin

    A.Bin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    69
    Múc thôi! :) ! múc để đón đầu quý 2!!!

Chia sẻ trang này