SBT - Cổ phiếu tăng trưởng, đầu tư dài hạn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Longvcsc, 25/04/2017.

2726 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 03:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 45147 lượt đọc và 445 bài trả lời
  1. Longvcsc

    Longvcsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Đã được thích:
    879
    THANH THANH CONG SUGAR- KHAI PHÁ TIỀM NĂNG - GIA TĂNG GIÁ TRỊ

    Lâu lâu vác quả chart SBT ra xem thấy cũng giật mình, hóa ra SBT đã tích lũy khá lâu, đang mon men bứt phá thì ăn ngay gáo nước lạnh hoán đổ SBT-BHS =)). Các nhà đầu tư cầm SBT hoảng loạn bán ra, lao vào BHS với ý nghĩ tỷ lệ tỷ lệ hoán đổi là 1:1.
    Nhìn lại lịch sử giá SBT từ trước tới nay luôn cao hơn BHS rất nhiều, vậy đại gia tiền tỷ kia có dễ dàng cho hoán đổi với tỷ lệ "vàng" đó không?????!!!!!. Với 2200 tỷ đổng mà SBT bỏ ra mua mảng mía đường ở Attapeu của HAGL, có thể nói SBT giờ là ông trùm số 1 về mía đường tại Việt Nam cũng như trong khu vực
    Hiện tại, SBT đã có vùng nguyên liệu lớn ở Tây Ninh và Campuchia, đang mở động đến Gia Lai. Sau khi chính thức “thâu tóm” vùng nguyên liệu tại Lào của HAG, SBT có tham vọng trở thành một doanh nghiệp lớn về mía đường ở Đông Dương.
    Một chuyên gia kinh tế đánh giá: “Thay vì phải tốn nhiều thời gian, chi phí để nâng công suất, cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, việc mua lại ngành mía đường ở Lào của HAG là bước đi hiệu quả nhất để TTC tăng nhanh nội lực”.
    ThS Phan Dũng Khánh, Giám đốc phân tích đầu tư của Công ty CP Chứng khoán Maybank KimEng, cho rằng việc đầu tư vào ngành đường ở Lào với chi phí thấp, cộng với nội lực, TTC có thể vươn lên tầm quốc tế.

    Phần việc còn lại là của các nhà đầu tư. Tóm lại SBT là cổ phiếu tăng trưởng tiềm năng trong năm 2017, đầu tư dài hạn chắc ăn 50% không phải là vấn đề.
    http://nld.com.vn/kinh-te/thanh-thanh-cong-gom-mia-duong-cua-hagl-20160914221256783.htm
    Last edited: 25/04/2017
    hoanghiep51, tonybui688, thuypb2 người khác thích bài này.
    thuypbnguyenminhducck đã loan bài này
  2. nguyenminhducck

    nguyenminhducck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2017
    Đã được thích:
    390
    em được biết tỷ lệ sát nhập 1 SBT : 2 BHS bác ơi, không có mùa xuân 1:1 đâu bác ạ
    Longvcsc thích bài này.
  3. Longvcsc

    Longvcsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Đã được thích:
    879
    Thương vụ thâu tóm đường Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai Lào thành công sẽ giúp Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) giải quyết được bài toán khó về khả năng cạnh tranh và mở rộng sản xuất trong tương lai là điều đã được các nhà đầu tư nhìn nhận.
    Tuy vậy điểm hấp dẫn nhất của thương vụ này lại nằm ở hiệp định thương mại biên giới Việt Nam – Lào.

    Sẽ không còn hạn chế hạn ngạch nhập khẩu đường về Việt Nam?

    Năm 2015, Đường Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai được tiêu thu chủ yếu ở Việt Nam với hạn ngạch nhập khẩu là 50.000 tấn, thuế nhập khẩu là 2.5%. Hạn mức nhập khẩu cho năm 2016 là 30.000 tấn và 2017 là 30.000 tấn theo quy định của Bộ Công thương.

    Tuy nhiên cuối tháng 12/2015, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức ban hành thông báo số 61/2015/TB-LPQT về việc thực hiện các điều ước trong “Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, được ký tại Nghệ An ngày 27 tháng 6 năm 2015, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2016. Trong đó có hai điều khoản đáng chú ý:

    • Điều 6: Các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu, khoản 1, phía Việt Nam sẽ dành cho phía Lào ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% cho các loại hàng hóa có xuất xứ từ Lào theo Phụ lục 1 kèm theo Hiệp định này thì trong đó, mặt hàng đường cũng năm trong danh sách được xem xét ưu đãi.

    • Điều 7: Nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam theo các dự án đầu tư của Việt Nam, khoản 3 thì cây trồng, vật nuôi, hàng hóa được sản xuất bởi cư dân và hộ gia đình tại các tỉnh biên giới của Lào theo dự án của nhà đầu tư Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật mỗi bên sẽ không thuộc đối tượng bị hạn chế khối lượng (hạn ngạch) và giấy phép nhập khẩu (nếu có) khi nhập khẩu về Việt Nam. Đường Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cũng thuộc nhóm đối tương không bị hạn chế hạn ngạch.

    Như vậy, không chỉ mức thuế nhập khẩu đường về Việt Nam của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có thể giảm về 0% mà ngay cả các hạn ngạch nhập khẩu hiện tại cũng có thể được xoá bỏ. Điều này càng cáng khiến cho thương vụ mua lại đường Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai của Tập đoàn Thành Thành Công trở nên hấp dẫn hơn.

    Đâu sẽ là mức lợi nhuận mà Đường Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có thể mang lại?

    Câu chuyện về Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh và Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà ai sẽ là người nắm giữ Đường HAG nếu thương vụ thành công vẫn chưa ngã ngũ. Nhưng nhìn vào quá trình huy động vốn gần đây khi SBT huy động 1,000 tỷ đồng và BHS huy động 500 tỷ đồng từ trái phiếu thì nhiều khả năng Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh và Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà sẽ cùng sở hữu Đường của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh có thể sẽ trở thành công ty mẹ. Câu hỏi đặt ra là nếu hợp nhất thì Đường Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có thể đóng góp bao nhiêu doanh thu và lợi nhuận gộp vào Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh.

    Dù mới chỉ đi vào hoạt động trong 3 năm gần đây nhưng hoạt động của đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai có được là khá tốt. Năm 2015, doanh thu và lợi nhuận gộp của Đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai đi xuống chủ yếu do Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai chủ động thu hẹp vùng mía nguyên liệu để chuyển sang trồng cỏ nuôi bò.

    [​IMG]
    Như đã trao đổi ở trên thì, KQKD của Đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai đang gặp phải những trở ngại nhất định đó là:

    (1) Hạn ngạch xuất khẩu về Việt Nam bị giới hạn.

    (2) Thuế nhập khẩu ở mức 2.5% nếu lượng hàng nằm trong hạn ngạch, ngoài hạn ngạch sẽ là 85%.

    [​IMG]
    Các giả thiết khi tính toán.
    (1) Thương vụ mua lại Đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thành công, thì Đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai sẽ trở thành công ty con và hợp nhất kết quả kinh doanh vào báo cáo kinh doanh của Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh.
    (2) Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh sẽ đẩy mạnh hoạt động chính ở công ty đường Công ty CP Hoàng Anh. Như vậy, ít nhất thì sản lượng của công ty cũng sẽ đạt mức cao nhất năm 2014 là khoảng 85,000 tấn.
    (3) Do không có thông tin đầy đủ năm 2015, nên giá vốn hàng bán được giữ ở mức 5.730 đồng/kg của năm 2014.
    (4) Sau khi nhập đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai về thì Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh sẽ tiến hành bán buôn trên thị trường, giá bán buôn đường RS trong nước tại thời điểm cuối quý 1/2016 là 13,7-15,5 triệu đồng tấn.
    (5) Thuế nhập khẩu (0%) và hạn ngạch (không áp hạn ngạch) được áp dụng theo hiệp định thương mại biên giới Việt – Lào. Như vậy, Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh có thể nhập toàn bộ sản lượng của đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai để tiêu thụ trong nước.

    Với các giả thiết tính toán trên, thì đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai sẽ đóng góp vào doanh thu Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh từ 1,165 tỷ đồng – 1,318 tỷ đồng, và lợi nhuận gộp tăng thêm từ 678 tỷ đồng đến 831 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Năm 2015, doanh thu và lợi nhuận gộp của Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh đang ở mức 4,041 tỷ đồng và 589 tỷ đồng Nếu có thêm đóng góp từ Đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thì doanh thu của Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh sẽ tăng thêm từ 28.8% - 32.6% so với năm 2015, và lợi nhuận gộp sẽ tăng đột biến lên từ 115% - 141%.

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    Doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh sẽ còn tăng mạnh nếu tinh luyên đường nhập từ Đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai và tiến hành bán sỉ hoặc bán lẻ trên thị trường. Hiện giá bán buôn đường RS trên thị trường cuối quý I/2016 ở mức 15 – 16.7 triệu đồng/ tấn và giá bán lẻ ở mức 17 -19 triệu đồng/ tấn.
    thuypbnguyenminhducck thích bài này.
    thuypbLongvcsc đã loan bài này
  4. Longvcsc

    Longvcsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Đã được thích:
    879
    Thâu tóm nhà máy đường của Bầu Đức, “đế chế” mía đường của ông Đặng Văn Thành mạnh nhường nào?
    Kinh tế 01/09/2016, 10:10 GMT+7
    Nguồnbizlive.vn


    Sở hữu trong tay hàng loạt các doanh nghiệp lớn, nên một điều hiển nhiên là TTC được đánh giá là một trong những “ông trùm” ngành đường Việt.

    [​IMG]
    Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công

    Thông tin mới đây trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho biết, trong thời gian vừa qua, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) và Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã có những cuộc họp để bàn về chuyện HAG bán lại nhà máy đường của họ ở Lào cho TTC. Hiện có hai phương án, đó là HAG bán lại một phần, hoặc bán toàn bộ nhà máy đường tại Lào cho TTC.

    Cũng theo nguồn tin giấu tên trong ngành mía đường này, có thể trong tháng 9 tới đây, mọi thông tin sẽ được các bên liên quan công bố rộng rãi cho các cổ đông và công chúng.

    Mối quan hệ giữa TTC và HAG cũng được duy trì nhiều năm qua kể từ sau khi HAG trồng mía ở Lào. Theo đó, từ những ngày đầu, đường thô của HAG đã được bán lại cho một trong các công ty mía đường thuộc tập đoàn TTC để sản xuất thành đường tinh luyện.

    Được biết, Thành Thành Công được ông Đặng Văn Thành sáng lập cách đây 25 năm, với xuất phát điểm là một doanh nghiệp kinh doanh cồn, mật rỉ. Ngày nay, TTC đã là tập hợp của 20 doanh nghiệp lớn hoạt động trên nhiều lĩnh vực như mía đường, bất động sản, du lịch, năng lượng, đầu tư tài chính…

    Tuy vậy, mía đường vẫn là lĩnh vực chủ lực, cũng là thế mạnh của tập đoàn này. TTC chính là nhà cung cấp đường cho hàng loạt các “ông lớn” trong ngành giải khát, bánh kẹo như Pepsi, Vinamilk, Kinh Đô, Tân Hiệp Phát, Trung Nguyên,…

    Hiện tập đoàn này đang sở hữu một loạt các doanh nghiệp mía đường lớn bao gồm Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (TTC Tây Ninh), Công ty TNHH MTV Đường Biên Hoà – Ninh Hoà, SEC Gia Lai, CTCP Mía đường Phan Rang, Đường Nước Trong, Đường La Ngà,… Đây đều là những doanh nghiệp có quy mô lớn hàng đầu trong ngành mía đường Việt, công suất của các nhà máy đạt từ 3.500 đến 9.800 tấn mía/ngày.

    Một điều đáng chú ý, là hệ thống này được ông Thành gây dựng nên qua một quá trình mua bán sáp nhập bền bỉ trong một thời gian dài. Ngoại trừ lần mua lại Mía đường Bourbon Tây Ninh từ tập đoàn Bourbon, các thương vụ khác của TTC đều được diễn ra khá thầm lặng.

    Sở hữu trong tay hàng loạt các doanh nghiệp lớn, nên một điều hiển nhiên là TTC được đánh giá là một trong những “ông trùm” ngành đường Việt. Trong vụ 2013-2014, sản lượng đường sản xuất của TTC chiếm tới 28% sản lượng cả nước.

    Trong số các doanh nghiệp thuộc sở hữu của TTC, thì Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh là doanh nghiệp lớn nhất, với công suất lên đến 9.800 tấn mía nguyên liệu/ngày với sản lượng đường thô từ 90.000-110.000 tấn/năm.

    Trong khi đó, SEC Gia Lai hiện cũng có công suất 6.000 tấn mía/ngày với sản lượng đường thành phẩm khoảng 61.000-65.000 tấn/năm.

    Một doanh nghiệp khác của TTC là Công ty TNHH MTV Đường Biên Hoà – Ninh Hoà. Đây là doanh nghiệp “mới ra đời” từ cuối năm 2015, là sự kết hợp của hai tên tuổi khá lớn trong ngành sản xuất đường Việt Nam là CTCP Đường Biên Hoà và CTCP Đường Ninh Hoà.

    Hiện nay, công ty đã nâng công suất chế biến 5.200 tấn mía/ngày, tổng sản lượng sản xuất khoảng hơn 60.000 tấn đường cùng diện tích vùng nguyên liệu là 12.600 ha.

    Một doanh nghiệp khác là CTCP Mía đường Phan Rang cũng có công suất ép bình quân hiện là 1.400 tấn mía/ngày.

    Trong khi đó, nhà máy đường của HAG tại Lào có công suất 7.000 tấn mía/ngày với 12.000 ha mía nguyên liệu, trong đó có 8.000 ha do HAG sở hữu và 4.000 ha do người dân địa phương canh tác.

    Như vậy, nếu thương vụ nói trên thành công, nhà máy tại Lào sẽ trở thành nhà máy có công suất lớn thứ hai của TTC, chỉ sau Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thị phần trên thị trường nội địa của TTC sẽ không còn chỉ dừng ở con số 28%.

    Đường nhập khẩu từ Lào hưởng thuế 0%

    Được biết, mới đây Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Công ty TNHH một thành viên kinh doanh xuất nhập khẩu Hoàng Anh Gia Lai (đơn vị thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), hướng dẫn việc áp thuế suất nhập khẩu đường từ Lào về Việt Nam.

    Theo đó, đường nhập khẩu từ Lào về Việt Nam của công ty sẽ được áp thuế suất 0%. Quyết định này dựa trên nội dung Hiệp định Thương mại biên giới giữa Lào và Việt Nam được ký kết từ 27/6/2015.

    Đây sẽ là một lợi thế rất lớn cho TTC khi mà giá sản xuất đường tại Lào thấp hơn rất nhiều so với giá trong nước. Theo chia sẻ của HAG, trong năm 203, giá sản xuất đường của tập đoàn này tại Lào chỉ vào khoảng 4,4 triệu đồng/tấn trong khi, mức trung bình của Việt Nam là 12 triệu đồng/tấn.
    thuypb thích bài này.
  5. Longvcsc

    Longvcsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Đã được thích:
    879
    (DĐDN)- Chỉ riêng hệ thống các Cty, nhà máy mía đường đang có cổ phần sở hữu, Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã là một thế lực chi phối ngành hàng mía đường. Nếu có thêm nhà máy mía đường sang nhượng từ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), sự chi phối này chắc chắn sẽ còn “khủng” hơn…
    (DĐDN)- Chỉ riêng hệ thống các Cty, nhà máy mía đường đang có cổ phần sở hữu, Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã là một thế lực chi phối ngành hàng mía đường.

    Nếu có thêm nhà máy mía đường sang nhượng từ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), sự chi phối này chắc chắn sẽ còn “khủng” hơn…



    [​IMG]



    Hệ thống khép kín với các thương hiệu lớn



    Thực hiện bền bỉ chiến lược M&A các DN mía đường nhiều năm qua, với kinh nghiệm của những người từng gắn bó và đi lên từ kinh doanh mật rỉ là ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch TTC và vợ ông, bà Huỳnh Bích Ngọc, TTC ngày nay có hẳn một ủy ban Mía đường để “điều hành” các DN có cổ phần sở hữu trực tiếp hoặc có liên quan.



    Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 39 DN mía đường đang hoạt động. Trong đó, có đến gần 10 DN có mối quan hệ tập trung với nhau mà trung tâm là TTC. TTC hiện có 8 Cty thành viên trải dài từ miền Trung, Tây nguyên, miền Tây và miền Đông Nam bộ với công suất 29.000 tấn mía/ngày. Trụ cột đóng góp chính cho công suất này là 5 Cty chuyên sản xuất lớn: TTC Tây Ninh, TTC Gia Lai, Mía đường Biên Hòa, Cty đường Biên Hòa - Ninh Hòa, Cty đường Biên Hòa - Phan Rang… Riêng hai thương hiệu đường Biên Hòa và TTC Tây Ninh là nổi tiếng nhất cả nước và có mặt ở mọi kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị, mi-ni mart) lẫn truyền thống (chợ, tạp hóa).



    Bên cạnh đó, các công ty còn lại là Cty TNHH thực phẩm công nghệ Minh Tâm và CTCP Thực phẩm công nghệ Sài Gòn là những DN lớn hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản phẩm đường. Như vậy TTC đang có hoạt động khép kín từ khâu sản xuất đến phân phối trong lĩnh vực mía đường với các Cty thành viên nêu trên.



    Sở hữu thị phần, doanh thu và lợi nhuận khủng



    Theo báo cáo của AgroMinitor, hệ thống mía đường của TTC đang chiếm gần hơn 17% thị phần đường trong cả nước. Trong đó, chiếm 22,8% thị phần tại miền Trung – Tây Nguyên, 27% tại miền Nam. Tuy nhiên đây có lẽ là số liệu “khiêm tốn” bởi chỉ tính riêng TTC Tây Ninh, theo báo cáo của Cty này, thị phần của đơn vị này tại miền Nam đã liên tục chiếm 90% trong 3 năm qua và đạt gần 10% ở miền Bắc. TTC cũng từng công bố thị phần mía đường họ đang sở hữu chiếm tới hơn 20% và mục tiêu của họ thời gian tới là 30%.



    Tương ứng thị phần, doanh thu và lợi nhuận của các DN mía đường thuộc TTC, đều có mức tăng trưởng cao. BCTC của TTC Tây Ninh cho biết doanh thu thuần niên độ từ 1/1 - 31/3/2016 đạt hơn 1200 tỷ đồng, tăng trưởng 121,3% so với cùng kì và lợi nhuận cũng tăng trưởng 107% so với cùng kì, từ 73,2 tỷ đồng lên 147,7 tỷ đồng. Đặc biệt, Đường Biên Hòa (BHS) thậm chí hạch toán chỉ tiêu gộp từ Mía đường Ninh Hòa (NHS) – cũng đạt tăng trưởng mạnh về doanh thu thuần và lãi gộp từ 54,8% và 47, 8% theo niên độ.



    Một chuyên gia trong ngành nhận định, việc các DN thuộc TTC thu lợi lớn, đều đặn mỗi năm, nằm ở chỗ ngành mía đường có đặc thù được “bảo hộ” bởi mức thuế nhập khẩu lên tới 80-100% và 25 - 40% số đường nhập trong hạn ngạch. Như vậy, các DN ngành đường nói chung, không riêng thuộc TTC cũng đang hưởng lợi. Nhưng bên cạnh đó, việc các DN lớn nằm trong cùng một hệ thống TTC, đã khiến thuận lợi này tăng đáng kể cho các DN chi phối giá đường thuận lợi hơn. Thực tế, trên thị trường giá bán các sản phẩm của các DN này cũng cao hơn, suất tiêu thụ cao do trùm phủ thị trường về thị phần sản xuất – phân phối, DN có điều kiện ghi nhận biên lợi nhuận cao hơn nhiều so với những DN cùng ngành khác.



    30% thị phần mía đường tại VN là mục tiêu của TTC trong thời gian tới.

    Nếu mua nhà máy HAGL, TTC sẽ thêm lợi ích gì?g



    Ông Phạm Hồng Dương Chủ tịch Ủy ban Mía đường TTC trong một cuộc trao đổi báo giới đã thẳng thắn chia sẻ định hướng TTC sẽ tiếp tục M&A, tìm kiếm những đích nhắm mới, mở rộng tầm ảnh hưởng và thị phần..



    Trong đích nhắm đó, HAGL với cụm công nghiệp mía đường tại Lào được đầu tư từ năm 2011, với nhà máy mía đường, theo công bố ở thời điểm đó của Tập đoàn có công suất 7.000 tấn/ ngày và vùng nguyên liệu trồng mía trị giá 19,1 triệu USD, là tài sản hấp dẫn.



    Liên hệ với TTC và chưa được xác nhận thông tin, nhưng theo dự đoán, việc HAGL trong cơn “bĩ cực” vì khối nợ khủng hàng chục nghìn tỷ đồng, phải tính toán đến chuyện thanh lý bớt tài sản, cũng có thể xảy ra. Và việc TTC đặt vấn đề mua lại nhà máy này cũng gần như được xem là điều hiển nhiên khi giữa 2 bên đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài ở góc độ nhà cung cấp – người mua hàng với các sản phẩm đường thô để tinh luyện. Quan trọng hơn, TTC đang quyết tâm nâng chất lượng và mở rộng sức ảnh hưởng với công suất lẫn vùng trồng, nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, cải thiện tình trạng giống cây cho năng suất kém, bù đắp việc quy hoạch vùng trồng đang yếu, nông dân chuyển đổi cây trồng… đón thời điểm nguồn cung đường dự kiến đang thiếu hụt trên toàn cầu những năm tới (Theo dự báo của Hiệp hội mía đường Thế giới)



    Một yếu tố khác cũng cần quan tâm là hiện tại, HAGL đang được ưu đãi nhập khẩu đường vào VN với mức thuế ‘bảo hộ” đặc biệt, chỉ 2,5% (cho hạn ngạch 50.000 tấn năm 2015). Năm 2016, Bộ Công Thương tiếp tục cho phép nhập 30.000 tấn đường sản xuất ở Lào về VN và qua năm 2017, con số này vẫn duy trì ở mức 30.000 tấn. Có nghĩa là trong ngắn hạn, nếu nhà máy này về tay TTC, tập đoàn vẫn sẽ được hưởng lợi từ nhập khẩu đường thấp, đồng thời có thể tăng lợi ích kép từ nguồn cung tăng lớn, lực chi phối mạnh hơn, khả năng giữ giá cao tốt hơn. Trên cơ sở đó có thể tiếp tục ghi nhận vị ngọt của đầu tư mang lại, nhất là nếu ngành đường áp dụng thí điểm đấu giá nhập khẩu đường trong năm nay.



    Nếu “ngon” như vậy, HAGL lại “nỡ” sang tay nhà máy? Theo giới chuyên môn, về thế lực mía đường, HAGL không có sức ảnh hưởng, chi phối mạnh như TTC. Cùng với đó, áp lực nợ nần khiến HAGL sẽ phải chọn ra mảng miếng nào đó, “có giá” để sang nhượng, bên cạnh xử lí những khoản kinh doanh không tiềm năng nhằm thu tiền tươi thóc thật về. Chưa kể HAGL hiện cũng không coi trọng mía đường như trước, so với mảng bò thịt mà DN đang đầu tư tập trung. “Ngoài TTC, có bao nhiêu nhà đầu tư hứng thú với nhà máy của HAGL nếu bầu Đức thực sự muốn bán? Bên cạnh yếu tố tiềm lực tài chính hay cái nhìn dài hạn về đầu tư, cũng không có nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm “thực địa” thị trường Lào bằng với ông Đặng Văn Thành – người đã từng đưa Sacombank “mở lối” ở đây”, một chuyên gia phân tích.



    Nhà máy đường HAGL có về tay TTC hay không – xem ra không còn là thương vụ bất khả thi.



    Lê Mỹ
    thuypb thích bài này.
  6. nguyenminhducck

    nguyenminhducck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2017
    Đã được thích:
    390
    Nói nhanh cho vuông BHS ko có giá dưới 2x, và SBT không có giá dưới 4x. Wait and see
    Longvcsc thích bài này.
  7. Longvcsc

    Longvcsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Đã được thích:
    879
    Chỉ chờ gió đông về là SBT phi tít mù thôi :)
    thuypb thích bài này.
  8. nguyenminhducck

    nguyenminhducck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2017
    Đã được thích:
    390
    không có vụ đồn đoán thì lấy đâu ra giá thơm như bây giờ bác!
  9. Longvcsc

    Longvcsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Đã được thích:
    879
    Đại gia Đặng Văn Thành tính đưa công ty lên sàn Singapore
    Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh sẽ M&A một doanh nghiệp mía đường trước khi tiến hành niêm yết trên sàn Singapore.

    Hãng tin Bloomberg cho biết TTC Group, tập đoàn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực mía đường, năng lượng và bất động sản, đang có những bước chuyển mạnh mẽ trong ngành đường. Theo đó, TTC đang lên kế hoạch niêm yết một công ty mía đường của tập đoàn là CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (TTCS) lên sàn chứng khoán Singapore (SGX) trong vòng 5 năm tới.

    Trước khi hoàn tất kế hoạch bán cổ phần, TTCS sẽ tiến hành hợp nhất với một công ty đường khác. Theo đó, giá trị công ty sau hợp nhất vào khoảng 200 triệu USD. Đây cũng sẽ là công ty mía đường lớn nhất Việt Nam, đại diện TTC chia sẻ với Bloomberg.

    [​IMG]
    TTC niêm yết mía đường trên sàn giao dịch Singapore.
    Theo định giá của nhà phân tích Bùi Nguyễn Cẩm Giang tại công ty chứng khoán TP.HCM (HSC), tổng giá trị các tài sản của TTCS trong năm sau là 327 triệu USD. TTCS cũng đang tìm đối tác nước ngoài để nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 35% vào đầu năm sau từ mức 11% như hiện tại. Giá cổ phiếu của công ty này đã tăng 28% trong năm nay.

    Phó chủ tịch TTC, bà Đặng Huỳnh Ức My, người được cử đến Singapore phụ trách việc niêm yết, từ chối tiết lộ danh tính doanh nghiệp mía đường mà TTC dự định thâu tóm, tuy nhiên bà cho Bloomberg biết thương vụ có thể hoàn tất đầu năm tới.

    "Chúng tôi mong muốn gia nhập vào cuộc chơi toàn cầu, do đó sẽ niêm yết tại Singapore để đạt được mục tiêu này", ông Thái Văn Chuyện, CEO của TTC, nói. TTCS đã mở rộng hoạt động sang Campuchia và sắp tới sẽ tiến sang Lào, ông cho biết.

    TTC Group, hiện là nhà cung cấp đường cho Vinamilk và Kido Group, đang có những động thái nhằm gia tăng hoạt động trong ngành đường. Tập đoàn đang thương thảo mua lại một nhà máy đường có công suất thiết kế 70.000 tấn và 6.000 ha đất trồng mía từ Công ty Hoàng Anh Gia Lai. Thương vụ trị giá 100 triệu USD dự kiến hoàn tất vào tháng 10.

    Bà My cho biết nhà máy sẽ bắt đầu được vận hành từ tháng 12, đưa công suất của tập đoàn tăng lên 5 lần, trong đó 1/3 sản lượng sẽ được xuất khẩu sang châu Âu trong 5 năm tiếp theo.

    TTCS là một trong 8 công ty kinh doanh mảng mía đường của TTC, vốn đã đóng góp 53% vào lợi nhuận trước thuế của tập đoàn trong năm ngoái. TTC kỳ vọng mảng mía đường trong năm nay sẽ đem về 35 triệu USD lợi nhuận trước thuế, chiếm phần lớn trong kế hoạch 62 triệu USD lợi nhuận của tập đoàn. Bà My cũng cho hay từ nay đến năm 2020, TTC sẽ đầu tư thêm 600 triệu USD vào mảng mía đường.

    TTC đang nhắm mục tiêu mở rộng mảng diện tích trồng mía tại Campuchia lên 2,5 lần, đạt 20.000 ha. Việc gia tăng diện tích trồng mía sẽ giúp công ty tiết giảm bớt 1/5 chi phí, góp phần tăng tính cạnh tranh so với đường nhập khẩu và các sản phẩm trên thị trường chợ đen.

    Hiện vẫn chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore. Hãng hàng không Vietjet cũng dự định niêm yết trên sàn Singapore hoặc Hong Kong sau khi tiến hành IPO trước tiên ở trong nước trong năm nay.
    Rolex4646thuypb thích bài này.
  10. Longvcsc

    Longvcsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Đã được thích:
    879
    Sau sóng gió tại Sacombank, ông Đặng Văn Thành miễn cưỡng rời bỏ lĩnh vực ngân hàng, tập trung dẫn dắt tập đoàn Thành Thành Công tìm sức bật mới trong lĩnh vực nông nghiệp.
    [​IMG]
    Doanh nhân Đặng Văn Thành —ảnh: Hải Đông


    Cách đây sáu năm, tập đoàn Bourbon của Pháp thông báo thoái vốn khỏi công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT), một trong những khoản đầu tư lớn nhất của tập đoàn trong 15 năm tại Việt Nam. Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) và các công ty thành viên của gia đình doanh nhân Đặng Văn Thành mua lại 68,52% số cổ phần tại SBT, công ty khi ấy sở hữu vùng nguyên liệu rộng lớn, dây chuyền sản xuất hiện đại. Với mức giá mua bằng mệnh giá, tương ứng với mức P/E khoảng năm lần, thấp hơn 20% giá thị trường, thương vụ giá trị 34 triệu euro tạo ra một vị thế mới trong lĩnh vực mía đường cho TTC.

    Nhìn lại thương vụ này, ông Đặng Văn Thành, chủ tịch TTC cho rằng tập đoàn của ông đã lọt mắt xanh đối tác bởi bề dày nhiều năm gắn bó với ngành mía đường nội địa. “Cơ cấu GDP của Việt Nam nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho những nhà đầu tư vào nông nghiệp như chúng tôi,” ông Thành nói trong buổi phỏng vấn với Forbes Việt Nam đầu tháng 3 tại trụ sở tập đoàn. Sau các bước ngoặt chuyển giao sở hữu kịch tính ở Sacombank, doanh nhân 56 tuổi này trở nên kín tiếng, hiếm khi xuất hiện trước báo giới hay các sự kiện kinh doanh đình đám bên ngoài. Trong buổi trả lời phỏng vấn, ông cho biết ngoài mía đường, TTC còn rót vốn đầu tư vào nhiều mảng kinh doanh nông nghiệp khác nhau.

    “Gần đây có một số đại gia chuyển sang đầu tư nông nghiệp nhưng tôi đúng gốc làm nông nghiệp. Với tôi, mía đường vẫn là gốc,” ngả lưng trên ghế, ông Thành nói. TTC là tập đoàn tư nhân có bề dày hoạt động đã 37 năm, hiện nay đang hoạt động trải rộng trên năm lĩnh vực. Ngoài nông nghiệp mà mía đường là lĩnh vực chủ chốt, bốn nhánh kinh doanh khác của tập đoàn là bất động sản - năng lượng - du lịch - giáo dục. TTC có vốn điều lệ 11.371 tỉ đồng, gia đình ông Thành kiểm soát 100% vốn cổ phần. Với 23 công ty con, công ty liên doanh, liên kết, doanh số hợp nhất năm 2015 của tập đoàn đạt 15,4 ngàn tỉ đồng, lợi nhuận 1.114 tỉ đồng.

    So với các công ty tư nhân nội địa quy mô khác, TTC có cấu trúc khá đặc biệt với một hội đồng điều hành phía dưới hội đồng quản trị. Cơ quan đầu não này kiểm soát các nhánh kinh doanh, các công ty phía dưới thông qua các “ủy ban ngành” như mía đường, năng lượng, bất động sản, du lịch, giáo dục, tài chính… “Mô hình tập đoàn là sự trưởng thành của nền kinh tế thị trường. Quyết định mô hình quản lý nào phụ thuộc vào quy mô và quan điểm của tổ chức đó,” ông Thành chia sẻ. Tập đoàn tư nhân này không có ý định niêm yết dù nhiều công ty thành viên quan trọng nhất đã sớm lên sàn như: Đường Biên Hòa, Thành Thành Công Tây Ninh (Bourbon Tây Ninh trước đây), Sacomreal…

    “Chúng tôi vừa họp tổng kết giai đoạn 2011 - 2015 và thông qua định hướng phát triển giai đoạn 2016 - 2020,” ông Thành cho biết và tuyên bố rằng sau giai đoạn tái cơ cấu, tập đoàn chuẩn bị xong bước đệm, sẵn sàng đưa ngành mía đường hội nhập, “có tiếng nói trong khu vực,” “sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng” khi các hiệp định tự do thương mại AFTA, TPP có hiệu lực. Doanh nhân này có lạc quan?

    Theo số liệu tự công bố, TTC đang chiếm xấp xỉ 30% thị phần ngành đường nội địa. Cây mía và nghề làm mật, làm đường có từ xa xưa tại Việt Nam. Tuy nhiên ngành công nghiệp mía đường trong nước chỉ bắt đầu phát triển vào giữa thập niên 1990. Trước đó cả nước có chín nhà máy đường, tổng công suất ép mía chỉ khoảng 9.000 tấn, rất nhỏ so với tổng công suất 29 ngàn tấn của TTC hiện nay. Năm 1995, Chính phủ khởi động chương trình quốc gia “Một triệu tấn đường” tạo nhiều chính sách, thúc đẩy ngành phát triển. Sau vài năm số lượng nhà máy đường tăng vọt lên 44 nhà máy.

    Sự phát triển ồ ạt tại các địa phương kéo theo nhiều hệ lụy tồn tại mãi đến nay: vùng nguyên liệu phát triển manh mún không hợp lý; dây chuyền sản xuất lạc hậu, chắp vá. Sau giai đoạn bùng nổ, mục tiêu sản lượng một triệu tấn đường hoàn thành nhưng về giá thành chi phí sản xuất trung bình mỗi tấn đường của Việt Nam vào khoảng 55 đô la Mỹ so với Brazil (dưới 20 đô la Mỹ), Thái Lan (35 đô la Mỹ), theo công ty Chứng khoán FPTS. Về năng suất, ngành mía đường Việt Nam đạt trung bình khoảng 65 tấn/héc ta, thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 10%. Theo số liệu tự công bố của Hoàng Anh Gia Lai tại dự án mía đường Attapeu - Lào, năng suất đạt 120 tấn mía/héc ta. Hiện nay, sản lượng đường sản xuất tại Việt Nam chỉ chiếm 1% sản lượng thế giới, bằng một phần mười quốc gia láng giềng Thái Lan.

    Vậy TTC đã và đang làm gì để xóa được khoảng cách hiện tại? “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống,” ông Thành nhắc đến kinh nghiệm nhà nông để nói về bước chuyển mình của TTC gần đây. “Chúng tôi tiến hành cải cách, sắp xếp, tổ chức lại ngành đường. Đó là ba mắt xích: vùng nguyên liệu - phương thức sản xuất - thị trường,” doanh nhân này nói rành rẽ.

    “Đặng Văn Thành là doanh nhân bản lĩnh, trải qua nhiều biến cố nhưng luôn giữ lửa kinh doanh trong người,” ông Phạm Phú Ngọc Trai, chủ tịch công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC), nhận xét. Cựu chủ tịch kiêm tổng giám đốc PepsiCo Đông Nam Á đánh giá cao ông Thành ở khả năng táo bạo, mạnh dạn đưa ra các quyết định kinh doanh có tính thực tiễn, mặc dù chưa bao giờ được đào tạo kinh doanh bài bản.

    Do chế độ sở hữu đất đai manh mún, cây trồng nông nghiệp ViệtNam khó triển khai máy móc cơ giới đầu tư sản xuất lớn. Khi ông Thành quay về cầm trịch TTC, các công ty thành viên đẩy mạnh việc liên kết với nông dân hình thành các cánh đồng mẫu lớn. Chẳng hạn, người trồng mía có diện tích đất nông nghiệp đủ lớn, các công ty thành viên sẽ thuê lại hoặc mời tham gia cùng sản xuất, chia sẻ lợi ích. Chủ tịch TTC gọi đó là “ hợp tác xã bậc cao,” “ hình thức ‘đảm bảo’ với nông dân”. Cây mía có độ chữ đường tốt nhất trong vòng 16 tiếng sau thu hoạch, nên các công ty mía đường thành viên quy hoạch vùng nguyên liệu nằm trong bán kính dưới 50 km tính từ tâm là nhà máy. Về giống, TTC đưa nhập giống mới từ các quốc gia nền công nghiệp mía đường phát triển và điều kiện thổ nhưỡng tương tự Việt Nam. Bước quan trọng tiếp theo, là tổ chức lại sản xuất, tập đoàn cơ giới hóa toàn diện để “cày sâu 5 - 6 tấc, đánh tơi đất giúp gốc mía bám sâu, bén rễ chịu được nắng, nghiêng đổ cũng không ảnh hưởng tới năng suất.” Khâu tưới tiêu ảnh hưởng chất lượng mía, tùy diện tích TTC chọn hình thức phù hợp giữa tưới béc, tưới phun, tưới nhỏ giọt… để đạt hiệu quả kinh tế. Với diện tích vùng nguyên liệu liên kết với nông dân rộng 50 ngàn héc ta, mỗi niên vụ ước tính TTC rót khoảng 1.500 tỉ đồng hỗ trợ nông dân.

    Báo cáo phân tích ngành mía đường của công ty chứng khoán FPTS nhận định mía đường truyền thống là ngành thâm dụng lao động. Hiện tại mức độ cơ giới hóa của ngành đường nội địa đạt dưới 20%, bằng một phần tư so với các quốc gia có nền công nghiệp mía đường phát triển. Sau giai đoạn chuẩn bị, niên vụ 2016 - 2017, TTC cơ giới hóa 40% diện tích. Niên vụ kế tiếp tăng gấp đôi và dự kiến niên vụ 2019 - 2020 cơ giới toàn bộ, theo ông Thành. FPTS ước tính cơ giới hóa sản xuất giúp các doanh nghiệp mía đường giảm chi phí sản xuất 20% nhưng tăng thêm 15% - 20% năng suất.

    Năng suất trung bình của Thành Thành Công Tây Ninh niên vụ 2014 - 2015 đạt 90 tấn mía/héc ta, tăng 20% so với trước thời điểm TTC mua lại. “Cục bộ, trên diện tích nhỏ đã có nơi giá thành sản xuất kéo xuống ngang bằng với Thái Lan,” ông Thành nói. Tại công ty này, ngoài sản phẩm đường RE, bã mía được đốt trong lò hơi phát điện. Sau khi sử dụng nội khối, vào mùa khô nguồn điện đáp ứng được phân nửa nhu cầu toàn thành phố Tây Ninh. Ngoài đường, điện các công ty thuộc TTC nâng cao chuỗi giá trị của cây mía bằng cách tận dụng tất cả phụ phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất đường: mật rỉ tận dụng dùng trong chế biến thực phẩm và sản xuất cồn ethanol, chất vi sinh sản xuất phân bón hữu cơ. Trong chuỗi giá trị của ngành, nếu đường tạo ra tám đồng thì nhiệt điện, mật rỉ, phân vi sinh… góp thêm hai đồng. Chưa dừng lại, năm 2016, nước uống “made in TTC” sắp được tung ra thị trường. Sản phẩm là hơi nước ngưng tụ trong quá trình sản xuất đường, thu gom đóng chai, vị không ngọt, có độ pH trung tính, vẫn thoang thoảng mùi thơm của mía. “Uống lạnh khoái, tôi đâm nghiện,” mở nắp chai, nhấp một ngụm ông nói.

    Trước đây cung đường nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu nên các công ty trong ngành đa phần chỉ tập trung vào sản xuất, nhường kênh phân phối cho trung gian thương mại. Bởi vậy, sản phẩm đường tới tay người tiêu dùng cuối cùng bị đội giá khoảng 30% - 50% tùy thời điểm. Ngành đường tồn tại nghịch lý: lợi nhuận cho nhà sản xuất một đồng thì chảy vào túi đơn vị trung gian gấp đôi, gấp ba. Với kinh nghiệm phân phối, thông qua công ty thành viên TTC đang phát triển mạng lưới phân phối ra 63 tỉnh thành nhằm củng cố thị trường - mắt xích quan trọng thứ ba.

    “Đã là doanh nhân phải nghiên cứu lĩnh vực mình đầu tư, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu chuỗi giá trị sẽ bật ra ý tưởng kinh doanh,” ông Thành triết lý và cho biết đã áp dụng mô hình mía đường vào ngành chế biến dừa xiêm tại Bến Tre. Trước đây trái dừa xiêm chủ yếu được khai thác thủ công tạo ra nhiều sản phẩm: cơm dừa nạo sấy, than hoạt tính (gáo dừa), xơ dừa, mụn dừa (phần vỏ). Riêng nước dừa hạn sử dụng ngắn chỉ sử dụng trực tiếp hoặc cô đặc sản xuất nước màu. Năm 2013, TTC đã rót 20 triệu đô la Mỹ đầu tư dây chuyền sản xuất nước dừa tươi đóng hộp. 80% sản phẩm đầu ra hiện xuất khẩu. Ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch Vinamit đánh giá sản phẩm chế biến từ dừa là nông sản xuất khẩu tiềm năng, tạo giá trị gia tăng 3 - 4 lần, được quốc tế ưa chuộng vì trái dừa xiêm phát triển tự nhiên không dư lượng thuốc bảo vệ tăng trưởng - điểm yếu của nông sản xuất khẩu Việt Nam. Ngoài sản phẩm từ dừa xiêm, ông Thành liên kết nuôi bò Kobe, sản xuất chè nhưng quy mô vẫn khiêm tốn.

    Ông Thành sinh năm 1960, cùng vợ, bà Huỳnh Bích Ngọc, sinh năm 1962, lập cơ sở kinh doanh rỉ mật Thành Công vào năm 1979. Với số vốn ít ỏi, ban đầu cơ sở quy mô chỉ vài lao động, ông chồng trực tiếp nhúng tay vào kinh doanh còn bà vợ quản lý sổ sách, tài chính. Suốt thập niên 1980, cơ sở này thu gom chế biến mật rỉ đường, sản xuất khí CO2 bán lại cho các cơ sở sản xuất nước ngọt trên địa bàn và dần dần phát triển quy mô ở TP.HCM, theo như lời kể.

    Năm 1991, ông Thành tham gia sáng lập ngân hàng Sacombank và xây dựng ngân hàng này trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần có độ phủ rộng nhất trong hệ thống ngân hàng, vào thời điểm ông mất quyền cổ đông chi phối năm 2012 có tổng tài sản hơn 140 ngàn tỉ đồng và 432 chi nhánh và điểm giao dịch.

    [​IMG]

    Song song suốt khoảng thời gian đó, TTC tiếp tục được duy trì. Chương trình “Một triệu tấn đường” năm 1995 mở rộng địa bàn hoạt động thương mại của TTC ra toàn quốc. Bà Ngọc kể, sang đầu thiên niên kỷ mới việc kinh doanh ngân hàng chưa bận rộn ông chồng vẫn sát cánh đi từ Cần Thơ đến Tuyên Quang đàm phán thu mua mật rỉ tại các nhà máy. Lúc này TTC có quy mô nhưng có bận đường xa, họ tới nhà máy sau giờ làm việc, phải chờ vài tiếng, đến đêm mới diện kiến được lãnh đạo cần gặp khi cuộc nhậu kết thúc. Có giai đoạn mua mật rỉ phía Bắc, TTC phải điều động hai xe bồn chuyên dụng hút mật rỉ, vận chuyển đường bộ từ nhà máy đường Sơn Dương (Tuyên Quang) về Sông Lô (Phú Thọ) sau đó tập kết về cảng Cửa Lò (Nghệ An). Tính toán gom đủ 5.000 tấn mật rỉ, TTC thuê tàu lớn chở về Đồng Nai phân phối lại. “Của một đồng công một nén. Có vất vả mới thành công,” bà Ngọc nói. Tập đoàn tư nhân này có tiếng quản lý chặt chẽ. Sau năm 2003, kinh doanh ngân hàng bận rộn, ông Thành dành thời gian cho Sacombank, bà Ngọc đứng mũi chịu sào ở TTC. Nắm ngân hàng, nhận ra cơ hội tại thị trường địa ốc, họ thành lập Sacomreal vào năm 2004, nhánh kinh doanh bất động sản của TTC ra đời.

    Không được đào tạo chính quy về kinh doanh nhưng ông Thành có đầu óc cởi mở với các sản phẩm tài chính bậc cao. Năm 2006, Sacombank trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên niêm yết. Trước đó ngân hàng tư nhân này sớm thu hút nhiều cổ đông chiến lược, các định chế tài chính tên tuổi như IFC, ngân hàng ANZ và Dragon Capital. Các đợt đấu giá IPO doanh nghiệp nhà nước, doanh nhân này tham gia rất sớm. 3/5 nhánh kinh doanh của TTC hiện nay hình thành từ việc đấu giá cổ phần cách đây hàng chuc năm. Mảng năng lượng, TTC đang sở hữu công suất phát điện 200 MW, trong đó 2/3 thuộc về các công ty thủy điện tham gia IPO. Mảng du lịch, TTC đang sở hữu 19 khách sạn từ Cần Thơ đến Hội An, phần lớn tích tụ sau các đợt đấu giá cổ phần. Ngoài mía đường, TTC sắp lấn sang nông sản khi đã kiểm soát hơn 90% cổ phần Tanisugar - doanh nghiệp tại Tây Ninh trước đây sản xuất đường, đồng thời thu gom chế biến gạo, cao su, mì… xuất khẩu.

    Có quan điểm gia nhập TPP nền nông nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Quan điểm của tôi trước nay tới giờ không thay đổi, không có cạnh tranh không có phát triển.”


    Từ hoạt động phân phối, TTC bắt đầu tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ngành đường vào năm 2006 bằng việc đấu giá cổ phần Đường Ninh Hòa. Sau đó, TTC từng bước tăng sở hữu, giành quyền kiểm soát doanh nghiệp lọt vào danh sách “Best Under a Billion” (BUB) năm 2013 của Forbes Asia. Nhờ quản lý phân cấp, tạo chính sách cơ chế phát triển, khuyến khích bằng đòn bẩy thu nhập, TTC thành công trong các thương vụ M&A Bourbon Tây Ninh (2010) và M&A Đường Biên Hòa (2011). Tuy nhiên tập đoàn từng bị tiếng xấu khi sở hữu cổ phần chéo, chằng chịt, giống một ma trận giữa các công ty thành viên. Ông Thành nghĩ khác: “Có thời gian báo chí viết tôi sở hữu chằng chịt. Đó là sự ngộ nhận, hiểu nhầm.” Không phải thương vụ nào họ cũng thành công khi vừa thoái vốn khỏi Đường La Ngà và Đường S33 sau thời gian không tìm được tiếng nói chung với ban điều hành.

    Ngoài ông Thành, các thành viên khác của gia đình họ Đặng đều đóng vai trò quan trọng trong guồng máy kinh doanh của tập đoàn này: bà Ngọc, 54 tuổi, phó chủ tịch TTC; Đặng Hồng Anh, trưởng nam, 36 tuổi, chủ tịch hội đồng sáng lập Sacomreal và Đặng Huỳnh Ức My, 34 tuổi, từng là chủ tịch Thành Thành Công Tây Ninh. Với quy mô và bề dày kinh doanh gia đình họ Đặng là một trong “20 gia đình kinh doanh lớn nhất Việt Nam” do Forbes Việt Nam công bố vào tháng 2.2014. Điều khác biệt của gia đình này với nhiều gia đình kinh doanh khác là sự gắn kết chặt chẽ cả trong cuộc sống lẫn kinh doanh. Gia đình này vẫn sinh sống “tứ đại đồng đường” trong một biệt thự tại quận Tân Phú (TP.HCM). Bà Ngọc kể bữa trưa, trừ khi đi công tác xa hoặc phải tiếp đối tác quan trọng, ông Thành yêu cầu các thành viên ăn trưa cùng nhau, duy trì mối quan hệ và trao đổi công việc.

    Gia đình họ đối diện với nhiều áp lực nặng nề năm 2012. Sau khi bị gạt ra khỏi Sacombank, chỉ còn ngồi ghế thành viên hội đồng quản trị danh nghĩa, cuối năm đó, ông Thành và hai con bất ngờ bị cơ quan điều tra tạm giữ. Việc điều tra này được cho là để làm sáng tỏ quá trình ông Thành điều hành hoạt động Sacombank; việc mua bán tài sản của ngân hàng; các khoản dư nợ của các công ty gia đình doanh nhân này có tham gia góp vốn. Họ được tự do sau 48 giờ nhưng nhiều ngày sau hợp tác với cơ quan chức năng làm sáng tỏ những vấn đề trên. Sự việc lắng xuống mà không có kết luận chính thức. Nhưng ban lãnh đạo Sacombank phát đi thông báo chuyển nhượng gần 80 triệu cổ phiếu Sacombank, giá trị gần 1.600 tỉ đồng từ gia đình cổ đông sáng lập nhằm “cấn trừ các khoản tín dụng, trái phiếu còn trong hạn của nhóm công ty liên quan.”

    Đầu năm 2015 rộ tin đồn ông Thành tìm cách quay trở lại lĩnh vực ngân hàng. Trả lời về vấn đề này tại cuộc phỏng vấn tháng 3.2016, ông Thành nói ngắn gọn: “Thời điểm hiện tại, tôi chưa có kế hoạch!” Về cạnh tranh hội nhập sắp tới, ông nói: “Có quan điểm gia nhập TPP nền nông nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Quan điểm của tôi trước nay tới giờ không thay đổi, không có cạnh tranh không có phát triển.”

    http://forbesvietnam.com.vn/doanh-nghiep/ong-dang-van-thanh-tro-ve-nghe-cu-236.html
    thuypb thích bài này.

Chia sẻ trang này