SCIC của ai? Của dân ư? sao làm ăn thế?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tien0hontinh, 04/12/2008.

3256 người đang online, trong đó có 344 thành viên. 19:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 896 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. tien0hontinh

    tien0hontinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Đã được thích:
    0
    SCIC của ai? Của dân ư? sao làm ăn thế?

    Dùng thương hiệu mạnh và các dịch vụ do nước ngoài cung cấp, Công ty cổ phần hàng không giá rẻ Jetstar Pacific còn lỗ nhiều hơn khi "thuần nội". Thậm chí, một giải pháp trái luật nhưng được xem là có thể cứu hãng khỏi cảnh phá sản cũng đã được đề xuất lên Thủ tướng.

    Lỗ vì "3 không"?

    Tổng Giám đốc Jetstar Pacific (JPA) Lương Hoài Nam cho rằng doanh nghiệp thua lỗ vì nhiều lý do nhưng có một lý do vô cùng quan trọng đó là doanh nghiệp không có quyền kinh doanh (kinh doanh dịch vụ phi hàng không), không thương hiệu, không thương quyền (thương quyền bay quốc tế). Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Qantas - nhà đầu tư chiến lược chần chừ không góp thêm vốn cho đủ 30% cổ phần họ được quyền mua, ông Nam nói. Hiện Qantas mới góp 30 triệu USD tương đương 18% cổ phần của JPA.

    Theo tờ trình số 617/TCT - ĐT2 báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngày 03/10/2008 của Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thì JPA đang gặp khó khăn lớn về tài chính. Hãng đang lỗ trung bình mỗi tháng 2 triệu USD (tương đương 34 tỷ đồng). Số lỗ lũy kế tính đến tháng 8/2008 đã lên tới 50 triệu USD (hơn tám trăm tỷ đồng). SCIC cũng nêu ra một số nguyên nhân dẫn tới tình hình thua lỗ như giá nhiên liệu tăng cao, tỷ giá biến động, các loại giá, phí tại cảng hàng không tăng, môi trường kinh doanh không thuận lợi, chi phí chuyển đổi thương hiệu tốn kém...

    Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, các nguyên nhân SCIC đưa ra chưa thực sự xác đáng. Thực tế, tỷ giá USD/VND từ tháng 9/2007 đến tháng 9/2008 vẫn dao động xung quanh ngưỡng 15 - 17.000 đồng, giá và phí tại cảng hàng không sân bay không thay đổi từ năm 2006. Các yếu tố khách quan mà JP đưa ra do chính sách nhà nước hoặc do không được thực hiện một số dịch vụ, không có thêm thương quyền bay quốc tế cũng không hợp lý bởi các yếu tố này vẫn tồn tại trong thời gian JPA cân đối được thu chi và kinh doanh ổn định trong năm 2007.

    Vậy tại sao JPA thua lỗ tới hơn 1 tỷ đồng một ngày? Không khó để nhận thấy, ngoài yếu tố khách quan là nhiên liệu tăng cao thì nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng càng bay càng lỗ của JPA là do cách điều hành. Mang danh là hãng hàng không giá rẻ, bán ra nhiều vé giá rẻ nhưng JPA đang có chi phí đầu vào tương đương hãng truyền thống, thậm chí hãng trả lương rất cao cho bộ máy điều hành (chủ yếu là người nước ngoài). Tiền lương cơ bản (chưa tính các chi phí khác) cho người nước ngoài lên tới 670.000 USD/năm trong khi hãng đang thua lỗ kéo dài. Chi phí quảng cáo cho việc thay đổi thương hiệu tốn kém, số tiền JPA trả cho Jetstar gồm phí thương hiệu và dịch vụ kinh doanh xấp xỉ 3 triệu USD/năm. Cũng trong thời gian này, hãng thông báo mở nhiều đường bay cả nội địa và quốc tế nhưng không thực hiện được hoặc chỉ bay vài chuyến rồi báo hoãn. Bất cứ ai từng làm trong ngành hàng không đều biết, chi phí mở đường bay mới rất tốn kém, nếu đường bay không hiệu quả chắc chắn sẽ dội thêm gánh nặng lên tình hình tài chính của công ty.

    Qantas muốn thôn tính?

    Tình hình làm ăn thua lỗ khiến JPA đang rất khó khăn về luồng tiền, các cổ đông lớn phải đóng thêm tiền theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ để đảm bảo hoạt động của công ty. Trước sức ép ngày càng lớn, ngày 3/10/2008, SCIC đã kiến nghị Thủ tướng cho phép Qantas nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần lên 49 % như một giải pháp tháo gỡ dù Luật Hàng không quy định rõ: ?oMột cá nhân hoặc một pháp nhân nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ của hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài?.

    Tuy nhiên, động thái này của SCIC khiến nghi vấn về việc cổ đông nước ngoài muốn thôn tính hãng hàng không nội địa một lần nữa lại được đặt ra. Dư luận cho rằng thông qua chính sách kinh doanh liên tục thua lỗ (tương tự trường hợp Cocacola trước đây), Qantas có điều kiện tăng vốn trong JPA theo hướng trở thành cổ đông lớn nhất. Hiện nay, tuy mới chỉ góp 18% vốn nhưng tập đoàn Qantas đã nắm giữ tới 7/11 vị trí trong bộ máy điều hành của JPA (quá tỷ lệ để phía Việt Nam giữ quyền kiểm soát hữu hiệu hãng hàng không). Khi đã kiểm soát được chiến lược và hoạt động của JPA, Qantas sẽ tiến tới khai thác các luồng khách lớn từ thị trường Việt Nam - một việc mà không có hãng hàng không nước ngoài nào làm được bởi lẽ thị trường hàng không nội địa luôn được coi tài sản của mỗi quốc gia. Đây là kế hoạch mà Qantas đã không ngại ngần bày tỏ trên báo chí úc thời gian vừa qua.

    Đặc biệt, trong thương vụ bán thương hiệu cho JPA, Jetstar đã khôn khéo ?olách luật? vừa được quảng bá thương hiệu trên thị trường nội địa của Việt Nam lại vừa được trả phí. Dù JPA có lỗ đến đâu, Qantas vẫn có khoản thu thông qua các hợp đồng bán dịch vụ cho JPA. Đồng thời, trên trang web bán vé của mình, Jetstar quảng bá các điểm đến kết nối khắp thị trường nội địa của VN như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đem lại một lợi thế cực lớn trong cạnh tranh với các hãng khác.


    Cần xem xét trách nhiệm của SCIC

    Sau khi SCIC trở thành cổ đông chính nắm hơn 75% cổ phần tại Pacific Airlines thay cho Vietnam Airlines, đến cuối năm 2007, hãng đã dần thoát ra khỏi khủng hoảng, bước đầu cân đối được thu chi. Nhưng kể từ khi Qantas có cổ phần trong Pacific Airlines, thì hãng hàng không giá rẻ này lại liên tục gặp khó khăn về tài chính. Đặc biệt, kể từ tháng 5/2008, khi JPA ký thêm hợp đồng sử dụng thương hiệu và dịch vụ với hãng hàng không giá rẻ Jetstar Airways (thuộc Qantas), không những tình hình kinh doanh của hãng không được cải thiện mà phần chi phí phải trả cho việc quảng cáo, sử dụng thương hiệu mới và các dịch vụ liên quan do Jetstar cung cấp tăng mạnh.

    Là đơn vị đại diện vốn sở hữu nhà nước tại JPA, SCIC có trách nhiệm kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại đây. Trong các quyết sách dẫn tới làm ăn thua lỗ của JPA thời gian qua có phần trách nhiệm của SCIC. Trong bộ máy điều hành của JPA, phó tổng giám đốc tài chính, giám đốc điều hành... đều là người của Qantas. Việc mất quyền kiểm soát hữu hiệu tại hãng đã khiến SCIC khó can thiệp hiệu quả vào việc bảo toàn vốn nhà nước. Kiến nghị cơ cấu lại tỷ lệ nắm giữ vốn của các cổ đông theo đề xuất của SCIC cũng là quá vội vã và không phù hợp với một ngành kinh doanh có điều kiện như hàng không. Thiết nghĩ, ở thời điểm này chưa nên dành ngoại lệ về tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài ở JPA.



    http://www.giaothongvantai.com.vn/D.../Co_hay_khong_chuyen_ep_lo_o_Jetstar_Pacific/
  2. hahanhi

    hahanhi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2007
    Đã được thích:
    1
    làm lẹ để cổ phần hóa tài sản XHCN .........túm lại là đánh nhanh rút gọn ấy mà .........giờ kg làm thì chừng nào mới làm đc ..... túm lại là mấy Ô nhà ta đang tranh thủ ăn cái nào đc thì cứ ăn trước ăn cho lẹ và biến chứ kg thôi trể thì sao ạh đó chính là tư tưởng của mấy cha nội Cty NN lớn hiện nay đó bác

Chia sẻ trang này