SD7 : Liên doanh khai thác Khoáng Sản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi leadernhl, 26/09/2007.

7394 người đang online, trong đó có 1148 thành viên. 13:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2239 lượt đọc và 36 bài trả lời
  1. leadernhl

    leadernhl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Lại dính đến Khoáng sản rồi TRời ơi
  2. huhu112

    huhu112 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2007
    Đã được thích:
    0
    SD7 : Liên doanh khai thác Khoáng Sản

    Mai SD7 down 10%

    ---------------------------------------------------
    Tin mới nhận lúc 18h ngày 26/9/ 2007
    Cty SD7 liên doanh với Công ty cổ phần khoáng sản luyện kim Cao Bằng
    Lĩnh vực hoạt động:
    + Khai thác, làm giàu, chế biến quặng Măng gan, quặng sắt và các loại khoáng sản khác phục vụ cho trong nước và xuất khẩu.
    + Khảo sát thăm dò địa chất các loại khoáng sản.
    + Xuất nhập khẩu khoáng sản, thiết bị, vật tư.
    + Thiết kế, xây lắp các công trình xây dựng nhà dân dụng, các công trình công nghiệp mỏ.
  3. huhu1220011

    huhu1220011 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    0
    SD7 trong 3 ngày nữa có tin
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  4. leadernhl

    leadernhl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Mấy ngày hôm nay SD7 lình xình tích lũy ở mức giá 170
    Có tin liên doanh khai thác khoáng sản (có giá trị đấy nhé) - Cao Bằng toàn khoáng sản quý hiếm. Lại còn để xuất khẩu ra nước ngoài nữa thì thôi rồi
    Tăng tiếp 30%. Sau đó có tin chia thưởng lại tăng tiếp 30% nữa là gần 100%
  5. leadernhl

    leadernhl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Đã được thích:
    0
    http://www.caobang.gov.vn/default.aspx?tabid=254&CateID=104&MainMenuID=4

    Cao Bằng là một tỉnh miền núi, xa các trung tâm kinh tế nhưng Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sảt rất đa dạng và phong phú thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển, đi đầu là ngành khai thác và chế biến khoáng sản. Với 142 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có những mỏ quy mô lớn tập trung nhiều ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang?với trữ lượng và chất lượng tốt. Trong đó quặng Sắt có trữ lượng 50-60 triệu tấn, mangan 6-7 triệu tấn, Bauxit (Nhôm) khoảng 200 triệu tấn, ngoài ra còn có Vàng và Thiếc? Đặc biệt quặng Mangan đáp ứng nhu cầu công nghiệp làm Pin và luyện kim của cả nước. Những khoáng sản mang tầm chiến lược trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng gồm: Thiếc, Vonfram, Vàng, Chì, Kẽm, Uran ở Nguyên Bình; Antimon ở Thạch An, Nguyên Bình và các loại nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành phân bón, gốm sứ, vật liệu xây dựng ?được phân bố ở các huyện: Hoà An, Trùng Khánh, Quảng Hoà. Trong đó có những loại khoáng sản có tiềm năng lớn, giá trị kinh tế cao đã và đang được khai thác phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh với trữ lượng, chất lượng và qui mô của các nhóm khác nhau.



    Với tiềm năng khoáng sản sẵn có của địa phương, tỉnh đã có các chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư đến khai thác và chế biến khoáng sản, hiện nay đã có 3 lò gang đưa vào sử dụng và đang tiếp tục xây dựng các lò luyện gang mới để phục vụ cho công tác chế biến khoáng sản. Đặc biệt để hạn chế tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép các loại khoáng sản nhất là Sắt, Mangan nguyên khai, UBND tỉnh đã có Quyết định tạm ngừng xuất khẩu quặng Sắt, Mangan sang Trung Quốc từ ngày 01/01/2005 để ưu tiên sản xuất trong nước, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển nền kinh tế tỉnh nhà.



    Nhóm Năng lượng: có Than và Uran

    Than: Có 3 mỏ và điểm quặng, phân bố ở Thị xã, Hoà An. Với trữ lượng 10.000 tấn.

    Uran: Có ở Bình Đường với trữ lượng 4.406 tấn U3Og.





    Sản phẩm Gang Đúc, Huy chương Vàng
    Hội chợ công nghiệp Việt Nam năm 2000

    Nhóm Kim loại: bao gồm Sắt, Mangan, Đồng, Niken, Chì, Kẽm, Bauxit, Antimon, Thiếc ?" Wonfram, Vàng, trong đó:

    Sắt: Phân bố ở Thị xã, Hoà An, Nguyên Bình với thành phần chủ yếu là Manhetít, Hematít có chất lượng tốt, với trữ lượng 56.476 triệu tấn có giá trị trong khai thác và sử dụng, hàm lượng sắt đạt cao trên 58%. Hàm lượng các chất có hại như P, Pb, Zn, S đều thấp hơn giới hạn cho phép để sản xuất thép. Đặc biệt mỏ Nà Lủng hàng năm cung cấp khoảng 25-30 ngàn tấn cho lò cao luyện gang 22m3, mỏ có trữ lượng 10 triệu tấn, chất lượng tốt. Một số mỏ khác sản lượng khai thác hàng năm khoảng 5 vạn tấn.


    Mangan: Phân bố ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang với trữ lượng trên 8.842 nghìn tấn có chất lượng thuộc loại tốt nhất trong cả nước, chiếm 90% tổng trữ lượng Mangan của cả nước. Đặc biệt mỏ Tốc Tát và Lũng Phầy phục vụ công nghiệp luyện kim và sản xuất pin trong nước. Với trữ lượng đã khai thác gần 300.000 tấn so với tổng trữ lượng trên 8.842 nghìn tấn thì quặng Mangan Cao Bằng vẫn là nguồn tiềm năng có giá trị kinh tế. Đặc biệt là mỏ Bản Khuông là mỏ có trữ lượng và chất lượng quặng tốt đáp ứng được yêu cầu luyện Feromangan. Nhưng để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên cần tiến hành đánh giá thêm để có thể xây dựng những định hướng phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trong tương lai.


    Thiếc-wonfram: Phân bố chủ yếu ở khu vực Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình). Trữ lượng quặng gốc còn 2.471 tấn, quặng sa khoáng còn 9.147 tấn, chất lượng quặng thuộc loại tốt có giá trị trong khai thác sử dụng. Tăng cường đầu tư, hợp tác liên doanh, sử dụng kỹ thuật và thiết bị hiện đại để tiến hành tìm kiếm, thăm dò định lượng ở một số mỏ khác để có thể đánh giá trữ lượng và giá trị kinh tế của loại khoáng sản này.


    Bauxit: Phân bố ở các huyện Thông Nông, Hà Quảng, Nguyên Bình. Hàm lượng AL2O3 thay đổi từ 34-65,96% với trữ lượng trên 49.5 triệu tấn, chất lượng tốt, điều kiện khai thác khá thuận lợi.


    Chì -kẽm: Phân bố chủ yếu ở huyện Nguyên Bình, triển vọng và giá trị khai thác sử dụng ít.


    Vàng: Là khoáng sản quí hiếm của tỉnh, phân bố ở các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Hoà An, Hà Quảng. Trữ lượng tại các mỏ Nam Quang, mỏ Bản Nùng đánh giá được 4.700kg Au, có giá trị trong khai thác sử dụng, vàng ở Cao Bằng phong phú cả về vàng gốc và vàng sa khoáng.

    Antimon: Đã phát hiện ở một số mỏ và điểm quặng, nhưng qua khảo sát cho thấy khoáng sản này không có ý nghĩa khai thác và sử dụng.



    Nhóm khoáng sản không kim loại: Bao gồm Pyrit, Barit, Pluorit, Photphorit, trong đó:

    Pyrit: Phát hiện ở một điểm mỏ với hàm lượng quặng đạt 95-98%.


    Barit: Phát hiện 3 điểm ở huyện Trùng Khánh, Bảo Lâm rất có triển vọng. đang trong gia đoạn tìm kiếm, khảo sát nên chưa có đánh giá cụ thể về trữ lượng.


    Fluorit: Phân bố ở huyện Nguyên Bình, với trữ lượng 22.541 tấn.



    Photphorit: Phân bố chủ yếu ở huyện Hoà An, với trữ lượng 102.016,6 tấn, có giá trị trong khai thác tận thu để sản xuất phân bón với quy mô địa phương.



    Nhóm đá quí, bán đá quí : Hiện Cao Bằng mới chỉ phát hiện loại bán đá quí đó là Thạch Anh tinh thể, một trong những loại kim loại quý hiếm hiện nay.



    Nhóm nguyên liệu xây dựng: Ban gồm đá vôi, dolomit, sét (gạch), cát cuội sỏi thuận lợi cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển, trong đó:


    Đá vôi: Cao Bằng có trữ lượng đá vôi lớn, hàm lượng CaO đạt 52,72-55,49%. Đặc biệt là điểm đá vôi Nà Lủng đã được khai thác phục vụ sản xuất xi măng. Hiện nay Cao Bằng vẫn đang tiếp tục tìm kiếm, thăm dò các điểm đá vôi khác để có đánh giá cụ thể. Với tổng sản lượng khai thác hàng năm phục vụ công tác xây dựng cơ bản của tỉnh trên 100.000m3 đá vôi. Bênh cạnh đó đá vôi còn là nguồn nguyên liệu làm chất trợ dụng cho lò cao luyện gang, làm nguyên liệu sản xuất xi măng và nung vôi tại địa phương.


    Dolomit: Mới phát hiện 2 mỏ ở Cốc Lùng (huyện Hoà An), Nà Nu, Nà Bản (huyện Nguyên Bình), trữ lượng lớn, chất lượng đạt giá trị công nghiệp và có giá trị trong phát triển kinh tế.


    Sét làm gạch: Mới chỉ phát hiện mỏ sét làm gạch Khuổi Dứa xã Ngọc Xuân (Thị xã Cao Bằng). Với qui mô nhỏ cung cấp chủ yếu cho cơ sở sản xuất gạch Tuy nen công suất 40 triệu viên/năm. Ngoài các mỏ sét dùng để làm gạch, tại huyện Hoà An có mỏ sét cao lanh với chất lượng tương đối tốt, có khả năng đáp ứng được sản xuất gốm, sứ ở địa phương.


    Cát cuội sỏi: Là sản phẩm tích tụ lắng đọng tại các lòng sông ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các bậc thềm, bãi bồi của sông Bằng Giang, sông Hiến. Hàng năm cung cấp hàng nghìn mét khối cát cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
  6. leadernhl

    leadernhl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Đã được thích:
    0
  7. Thalamhatmuabay

    Thalamhatmuabay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Đã được thích:
    0
    SD7 lên thì SD9 lên theo roài........
  8. leadernhl

    leadernhl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Dòng họ Sông Đà dậy sóng lần 3 chủ tướng là SD7
  9. vitaminUSD

    vitaminUSD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    688
    1 khoáng sản là j đâu, em STP cũng dòng họ sông đà còn góp vốn thành lập tới 2 công ty cp khoáng sản là KS Yên bái và Khoáng sản Thanh hóa, Riêng khoáng sản Thanh hóa đã có doanh thu trong quý 3 rồi tiền tươi thóc thật luôn!
  10. leadernhl

    leadernhl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Cao Bằng tập trung KHOÁNG SẢN nhiều nhất cả nước nhất là Khoáng sản quý, hiếm: VÀNG và THẠCH ANH tinh thể

Chia sẻ trang này