SHB (2) - Phân tích và định giá

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Nifowut, 01/07/2024 lúc 22:34.

5459 người đang online, trong đó có 750 thành viên. 22:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 12 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 10):
  2. phongbeo1412
Chủ đề này đã có 6166 lượt đọc và 36 bài trả lời
  1. Nifowut

    Nifowut Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2020
    Đã được thích:
    946
    PHÂN TÍCH & ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
    NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI - Mã chứng khoán: SHB
    https://f319.com/threads/shb.1875085/
    Sau pic mở màn về SHB tôi đã dành thời gian tôi đã dành thời gian để phân tích chi tiết hơn về cổ phiếu này trên phương diện PTCB. Có khá nhiều hình và đồ thị những khá tốn công để chèn, NĐT có thắc mắc gì thì đừng ngại inbox cho mình. Dưới đây là bài phân tích cổ phiếu theo phương pháp đầu tư mà QUÂN SƯ CHỨNG KHOÁN đang theo đuổi:

    Thông tin cơ bản:
    • Giá thấp-cao 52 tuần: [10– 13.6].
    • SLCP đang lưu hành: 3,662,412,356 cổ phiếu
    • Free float: 2,133.5 (triệu) cổ phiếu
    • Vốn hóa thị trường: 41,751.5 tỷ
    • Thanh khoản TB/phiên: 23 triệu cp/phiên
    • Vốn chủ sở hữu: 53,180 tỷ VNĐ
    • Ngành nghề hoạt động: Ngân hàng
    Cổ phiếu SHB được lựa chọn vào chỉ số VN30 năm 2023, nhóm các cổ phiếu trụ cột của quốc gia. Tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 36.194 tỷ đồng, vươn lên đứng trong Top 4 ngân hàng thương mại tư nhân có quy mô lớn nhất hệ thống xét về vốn điều lệ.

    1.Mô hình kinh doanh - Business Model:

    SHB là tập trung chủ yếu mảng bán buôn với tỷ trọng cho vay cá nhân hiện chỉ ở mức 17-18%. Tỷ lệ cho vay khách hàng/trên tổng tài sản luôn duy trì ở mức 70% cho thấy mức độ tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng, tăng trưởng lợi nhuận trung bình giai đoạn 2029-2024 đạt 38.4%.

    Khi xét về yếu tố hoạt động kinh doanh cốt lõi, SHB là ngân hàng duy trì tỷ lệ tăng trưởng NIM ổn định nhất trong hệ thống ngân hàng , đồng thời tối ưu chi phí tốt nhất thể hiện qua chỉ số CIR liên tục được cải thiện và hiện ở mức thấp nhất hệ thống.

    Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)

    Tăng trưởng bình quân đạt mức cao nhất trong hệ thống 29.6% trong 5 năm qua (2019 -2023) so với 17.2 mức trung bình của ngành bank là rất vượt trội và tương đương với mức tăng trưởng của ngân hàng bán lẻ hàng đầu là VIB mặc dù đối tượng khách hàng chính của SHB hiện tại vẫn là khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, và các doanh nghiệp khởi nghiệp. Xu hướng tăng trưởng cũng có sự ổn định khi chỉ duy nhất 1 lần tăng trưởng thu nhập lãi thuần âm -1% vào năm 2012.

    CIR được kiểm soát tốt, thuộc top thấp nhất ngành

    Như những ngân hàng khác, một trong những trụ cột phát triển chính của SHB là Nền tảng công nghệ thông tin và chuyển đổi số: xây dựng văn hóa số, chuyển đổi con người người và số hóa quy trình nội bộ. Nhờ thực hiện các dự án chuyển đổi số, CIR của SHB đạt 22.2%, thuộc top 25% thấp nhất ngành. Tính tại thời điểm hiện tại khi xét theo BCTC quý 1/2024, mức CIR của SHB giảm còn 19% mức thấp nhất ghi nhận trong hệ thống ngân hàng. Điều này thể hiện mức độ hiệu quả hàng đầu trong hoạt động cốt lõi của ngân hàng này.

    Mức ROE trung bình của SHB hiện tại thuộc nhóm mediocre (trung bình thấp ) trong hệ thống vì đặc điểm đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng tổ chức. Tuy nhiên, tôi tin rằng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp này sẽ được cải thiện hơn trong chu kỳ tới đây, điều mà tôi sẽ bàn ở phần tiếp theo.

    2.Lợi Thế Cạnh Tranh và Tiềm Năng - Moats and Prospects:
    Lợi thế về thương hiệu, nguồn vốn giá rẻ


    SHB được các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước (gồm Ngân hàng thế giới - WB, Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA, Ngân hàng tái thiết Đức - KFW,...) lựa chọn là Ngân hàng cho vay lại và Ngân hàng phục vụ với nguồn vốn tài trợ 2.55 tỷ USD trong năm 2021. Tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ là cơ sở để SHB giảm chi phí vốn và hỗ trợ NIM. Hơn nữa, SHB nổi bật là 1 trong số những ngân hàng đứng đầu về tín dụng xanh. Năm 2021, SHB và World Bank đã ký hợp đồng bảo lãnh cho Qũy Khí hậu xanh với tổng giá trị 75 triệu USD.

    Nền kinh tế xanh là nền kinh tế trong tương lai. Nổi bật là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực tín dụng xanh, SHB có nhiều cơ hội mở rộng tín dụng và đón đầu xu hướng phát triển của nền kinh tế xanh

    SHB cũng đã đi qua giai đoạn xử lý nợ xấu tồn đọng từ thương vụ M&A, gần đây đã thoái vốn xong 50% SHBFinance và dự kiến sẽ hoàn thành nốt thương vụ trước năm 2027. SHB bước vào giai đoạn tận dụng triệt để những lợi thế về mặt tài chính để phát triển theo định hướng mới.

    Tiềm năng tăng trưởng đến từ định hướng chiếm lĩnh thị trường mảng bản lẻ

    SHB đặt chiến lược khai khai thác tối đa hệ sinh thái khách hàng, tài trợ chuỗi các tệp khách hàng chiến lược của SHB, tập trung vào các ngành tận dụng được thị trường 100 triệu dân của Việt Nam. Đây cũng là điểm nhà đầu tư cần cực kỳ lưu tâm vì định hướng của SHB trong 5 nắm tới sẽ là dần chiếm lĩnh thị phần khách hàng cá nhân, điều này sẽ giúp cải thiện ROE và NIM của doanh nghiệp do đặc thù mảng bán lẻ. Hiện tại tỷ lệ cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh của SHB chỉ ở mức dưới 20% do đó còn rất nhiều dư địa để phát triển. Với tiềm lực tài chính, giá trị thương hiệu của SHB tôi tin rằng SHB không hề yếu thế khi bước vào cạnh tranh thị phần bảng bán lẻ với các ngân hàng bán lẻ hàng đầu như ACB VIB,…

    Nhằm thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng số được yêu thích nhất vào năm 2025, SHB và công ty Temenos – Đơn vị về phần mềm ngân hàng, đã ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược xây dựng nền tảng hợp kênh (OMNI Channel Platform). Hệ thống Omni Channel sẽ thay thế và đồng bộ hóa các kênh tương tác khách hàng cá nhân hiện tại như Internet Banking/ Mobile Banking/ Kênh Chi nhánh/ Kênh 247 và các kênh tương tác, hỗ trợ khách hàng khác.

    3. Tình hình tài chính và quản trị- Financial & Management:

    Yếu tố tài chính SHB khá lành mạnh, không có gì bất thường khi đánh giá kết hợp tỷ lệ nợ xấu và cơ cấu cho vay của ngân hàng này cùng với mức đòn bẩy bằng tài sản chia cho vốn chủ sở hữu ở mức 12:1 (chỉ khoảng 8% vốn chủ sở hữu).

    SHB đã lâu không chia cổ tức tiền nhưng lợi nhuận giữ lại đế phát triển đều được ban lãnh đạo tập trung vào hoạt động cốt lõi. Tâm huyết ban lãnh đạo cũng thể hiện phần nào qua tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập thấp, chỉ khoảng 24% trong 5 năm trở lại đây. Trong khi các “ông chủ nhà hàng” đút túi mỗi năm hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng, các cổ đông và các nhân viên mẫn cán lại phải ngậm ngùi với bài ca "dành vốn để phát triển" thường kỳ. Chính vì thế, tỷ suất chi phí hoạt động thấp thể hiện cả yếu tố quản lý lẫn đạo đức của ban quản trị - thông thường dưới 30% là điểm cộng theo kinh nghiệm của chúng tôi.

    4. Định giá và biên độ an toàn - Margin of Safety:

    Định giá P/B: Đối với ngành ngân hàng - hay trong lĩnh vực tài chính - phương pháp định giá theo giá trị sổ sách (P/B) luôn hiệu quả và hợp lý nhất trên kinh nghiệm của tôi. Điều này có thể được giải thích trên cơ sở giá trị sổ sách của ngân hàng đáng tin cậy hơn các công ty sản xuất/dịch vụ thông thường do phần lớn tài sản ở dạng tiền tệ và ít có tài sản vô hình.

    Hiện tại P/B tung bình ngành bank là khoảng 1.7, với mức ROE thuộc nhóm trung bình có tiềm năng cải thiện như SHB nhà đầu tư có thể trả mức thặng dư khoảng từ 15% so với giá trị sổ sách. Hiện tại SHB có BVPS = 14500 đồng/cp. Do đó mức định giá tôi đưa ra đối với cổ phiếu này là khoảng 17.000 VND/cổ phiếu.

    Ngoài ra, để đánh giá biên độ an toàn của cổ phiếu tôi thường sử dụng là tính chu kỳ của giá cổ phiếu như một yếu tố định tính không thể thiếu. Rõ ràng có thể thấy SHB mới chỉ ở giai đoạn hồi phục từ đáy và đã đi ngang tích lũy 1 năm trong vùng 10-13 với biên độ ngày một siết chặt dần và đi ngang ở vùng giá 11-12. Nhà đầu tư không cần lo lắng về việc đầu tư cổ phiếu đang ở cuối chu kỳ tăng giá.

    Kết luận: SHB - cổ phiếu ngân hàng có khả năng kiểm soát chi phí và tăng trưởng NIM ổn định hàng đầu đang ở vị thế tích lũy, với biên độ an toàn 60% so với giá trị thực - Fair value với tiềm năng cải thiện ROE lớn.

    Tình huống đặc biệt (Game)

    +SHB giai đoạn gần đây vừa hoàn thành thủ tục trao tay hơn 74.5 triệu cổ phiếu từ tập đoàn T&T sang Phó CT HĐQT Đỗ Quang Vinh. Đây có thể là tiền đề để vị lãnh đạo trẻ này từng bước kế nghiệp, đứng đầu trong vị trí lãnh đạp tập đoàn trong thời gian tới. Sau giao dịch, ông Vinh đã nâng lượng sở hữu từ hơn 26,67 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,74%) lên 101,17 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 17,93%).

    +Ngoài ra, SHB vừa công bố kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 11% cổ phiếu + 5% tiền mặt. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức là 19/7/2024. Thời gian thanh toán dự kiến là ngày 6/8/2024.

    Đây là 2 yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đối với những nhà đầu tư ưu thích cổ phiếu có tình huống đặc biệt.
  2. tinnoibo

    tinnoibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Đã được thích:
    15.767
    Chỉnh lại tỷ lệ sở hữu của Cậu V bác ơi
    Game bán vốn NN vẫn chưa liệt kê nhỉ?
    Nifowut, kenbj12bill8xbro thích bài này.
  3. Batkhachienbai

    Batkhachienbai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2018
    Đã được thích:
    687
    Mai đua lệnh
    Nifowut thích bài này.
  4. bill8xbro

    bill8xbro Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    880
    và cả rủi ro sân sau nữa; dù nó ít hay nhiều.
    thêm nữa là cái cof và tăng trưởng tín dụng từng thời kỳ a/h ntn đến lợi nhuận. Tuy nhiên thực tế thì SHB đang được dòng tiền để í đến rồi.
    tinnoibo, Nifowutkenbj12 thích bài này.
  5. Hungtran68

    Hungtran68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2018
    Đã được thích:
    722
    :))Bác chủ chỉnh lại cái chữ ĐẠP thành chữ ĐẠO giúp e với! E dị ứng chữ đầu tiên!!!
    Nifowut thích bài này.
  6. Nifowut

    Nifowut Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2020
    Đã được thích:
    946
    tỷ lệ này lấy từ báo cáo giao dịch nội bộ mới nhất rồi mà bác
  7. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    17.587
    Cứ 11,3-12 mà diễn các cụ à, trước tôi cũng định ôm dài, nhưng sau đã đổi chiêu làm 3 vòng là đc 10% mà lại an toàn:D
    lamnguyenphu thích bài này.
  8. tinnoibo

    tinnoibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Đã được thích:
    15.767
    Sau giao dịch, ông Vinh đã nâng lượng sở hữu từ hơn 26,67 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,74%) lên 101,17 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 17,93%).
  9. F0chung_2007

    F0chung_2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/01/2024
    Đã được thích:
    29
    Tôi có 1 số phản biện về phân tích này, không phải là chỉ trích hay đánh giá, mà là để cho những NĐT ít có kinh nghiệm, nghiệp vụ về NH có thêm phản biện, đánh giá trước các quyết định đầu tư.
    =======
    Thứ nhất: Báo cáo 1 NH, dù là báo cáo được kiểm toán (giống như SCB), cũng ko phải là cái có thể tin cậy hoàn toàn khi đưa ra các QĐ đầu tư. Đây là điểm mọi người nên lưu ý.
    Thứ hai: Giữa kế hoạch được công bố và khả năng thực hiện. Có nhưng khoảng cách rất lớn. Rất nhiều NH công bố là số hoá, nâng cấp corebanking, Omni các loại. Nhưng giữa công bố, thậm chí là cam kết hành động nhưng để ra được kết quả và hiệu quả là một con đường rất dài và nhiều chông gai. TH của SHB ko phải ngoại lệ.
    Thứ 3: Một số đánh giá về con số trên BCTC, nhìn tưởng hợp lý nhưng khi đi sâu vào phân tích thì chưa chắc. Tôi đi từng mục trong các phân tích trên của bác. Có 1 số điểm kết luận sẽ cần đánh giá lại khi đi vào các con số chi tiết:
    1/Mô hình KD:
    - SHB tập trung vào mảng Bán buôn (KH Doanh nghiệp) mà NIM lại cao? Điều này phải đặt ra câu hỏi là tại sao? Vì trong NH hay bất cứ ngành nào, thường bán lẻ sẽ có NIM cao hơn bán buôn. Cho vay các DN, đặc biệt là DN lớn, DN Nhà nước, NIM cho vay thường ko cao, SHB cũng ko phải NH có Casa lớn nhất hệ thống. Mà cho vay DN chủ yếu lại có NIM cao, vậy đằng sau con số này là gì?
    - Khi nói SHB tập trung cho vay KH DN, thì có biết đó là các DN nào ko? Các DN này hoạt động có tốt không? NH thường được ghi nhận thu nhập (dự thu) nhưng nếu KH có vấn đề thì toàn bộ dự thu sẽ bị bóc ngược trở lại ra ngoại bảng, ngoài ra còn bị trích dự phòng, nên thu nhập ghi nhận trong BCTC là chưa chắc chắn, có thể sụt giảm mạnh nếu KH có vấn đề bị phân loại nợ xấu. Vì thế, cần hiểu rõ về tập KH DN của SHB thì có thể đưa ra KL chính xác.
    Xu hướng các năm gần đây của các NH TMCP, kể các các NH TMCP Quốc Doanh, là chuyển dịch sang bán lẻ, nhưng SHB lại không theo xu hướng này, câu hỏi này cũng nên tìm hiểu là tại sao? Là không chuyển dịch hay không thể chuyển dịch ?
    2/NIM:
    Khi nói về NIM thì thường sẽ ko nói về tốc độ tăng trưởng, mà thường sẽ có 2 chỉ số là NIM trước và sau dự phòng, so sánh với các NH# ntn.
    Tôi cung cấp 2 số về NIM của SHB trong năm 2023 (vì sao tính ra NIM này thì các bác tự tìm hiểu):
    - NIM trước dự phòng: 3.66% (đứng khoảng vị trí thứ 10 trong số các NH niêm yết, mức NIM này ko thay đổi vs 2 năm liền trước 2022/2021)
    - NIM sau dự phòng: 2.25% (đứng khoảng vị trí 14-15 trong số các NH niêm yết, mức NIM này giảm so với năm 2022 (2.56%), và tăng chút so với năm 2021 (1.92%))
    -> Như vậy cần xem lại kết luật về NIM của SHB
    3/ CIR
    Theo các báo cáo công bố thì CIR của SHB là thấp nhất trong toàn ngành (dựa trên số liệu các NH niêm yết), và đúng là khi tập trung vào nhóm KH DN thì CIR thường thấp hơn các NH làm KH cá nhân. Đây là 1 điểm cộng và điểm đánh giá đúng.
    Tuy nhiên, khi nói là CIR thấp là do chuyển đổi số, văn hoá số thì lại là 1 kết luận hơi chủ quan. Vì:
    - Chuyển đổi số là 1 khoảng thời gian dài, cần nhiều đầu tư cho hệ thống hạ tầng, phần mềm, license, đào tạo ... nên thường thời gian đầu là CIR sẽ tăng, chứ ko phải có impact ngay
    - CĐS áp dụng dễ hơn với các KH cá nhân, với các KHDN, chuyển đổi số hiện tại chỉ có tác động ở 1 số khâu, phần lớn các NH ở VN vẫn đang gặp khó khăn khi đầu tư CĐS với đối tượng KHDN
    - Thực tiễn và hiệu quả CĐS của SHB đến đâu? Nó giúp giảm bao nhiêu CIR, ngay cả nội bộ SHB cũng ko cho con số chính xác được, và con số này ở các NH cũng sẽ vậy, do chính sách phân bổ chi phí của từng NH cũng khác nhau
    Ý ở đây là về con số, tỷ lệ 19% (Quý I.2024) là con số có thể đánh giá là tốt nhất trong số các NH trên thế giới, chứ không riêng ở VN. Thông lệ quản trị tốt là dưới 30%. Ở ý nghĩa chi phí, 19% là con số tốt, vì nó giúp tăng LN trong năm, nhưng về lâu dài có tốt không? Để đạt được số này thì sẽ cắt giảm các chi phí đầu tư (good costs), chi phí chi tiêu hợp lý, hợp lệ, vì thế việc tối ưu quá chi phí có tác dụng trong ngắn hạn nhưng lại làm giảm sức cạnh tranh trong dài hạn (do thiếu đầu tư).
    4/Tiềm năng đến từ thị trường bán lẻ:
    Đúng là thị trường bán lẻ là rất nhiều tiềm năng khi thu nhập của người dân VN ngày càng tăng cao, VIB đã hy sinh mảng KHDN để tập trung 90% hoạt động vào mảng này từ gần 10 năm nay, TCB cũng chuyển hướng bán lẻ gần 20 năm bây giờ cũng đạt được thành quả.
    Nhưng lộ trình chuyển đổi sang bán lẻ, và cả CĐS (vì CĐS gắn với bán lẻ rất chặt chẽ) của SHB tôi không đánh giá cao, lý do:
    - VH của SHB là tập trung vào DN, các Chi nhánh được giao bộ chỉ tiêu chung, đóng góp của bán lẻ rất nhỏ, các CN thường tập trung vào DN, nếu không thay đổi từ Hội sở, tức là chuyên môn hoá Khối KD, giao các bộ KPIs riêng cho Bán lẻ, đến chuyên môn hoá đội ngũ bán hàng ở đơn vị, thì hành trình chuyển đổi bán lẻ còn rất rất xa
    - Định hướng chuyển đổi bán lẻ, nhưng còn năng lực đội ngũ nhân sự, hệ thống (corebanking/App ...) đòi hỏi nhiều năm đầu tư và trả giá, App SHB hiện tại đang gặp trục trặc với 2 App song song, corebanking để chuyển đổi con số tính bằng năm. Chưa kể hiệu quả của chuyển đổi cũng như yếu tố cạnh tranh rất cao ở mảng bán lẻ, vậy SHB có thực sự thành công? Đây vẫn là 1 câu hỏi bỏ ngỏ.
    5/Thêm một câu hỏi để suy nghĩ:
    Nếu một cổ phiếu được đánh giá là tiềm năng thì tại sao
    - P/B BQ của ngành NH là khoảng 1.9, P/B của CP chỉ được định giá ...0.81 ?
    - P/E BQ của ngành NH là khoảng 10.5, P/E của CP chỉ được định giá ... 5.5?
    Vậy chẳng nhẽ cả thị trường đang nhìn nhận sai về CP?
    ...
    Điểm cuối là góp ý về tính chính xác trong việc cung cấp thông tin và hiểu được ý nghĩa của thông tin: "+SHB giai đoạn gần đây vừa hoàn thành thủ tục trao tay hơn 74.5 triệu cổ phiếu từ tập đoàn T&T sang Phó CT HĐQT Đỗ Quang Vinh. Đây có thể là tiền đề để vị lãnh đạo trẻ này từng bước kế nghiệp, đứng đầu trong vị trí lãnh đạp tập đoàn trong thời gian tới. Sau giao dịch, ông Vinh đã nâng lượng sở hữu từ hơn 26,67 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,74%) lên 101,17 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 17,93%)"
    => Theo quy định của Luật TCTD , thì tỷ lệ sở hữu của 1 cá nhân tại 1 TCTD ko quá 5% VĐL (luật TCTD), vậy số tỷ lệ 17.93% của 1 cá nhân là con số vô lý. Chưa kể nếu chia 101 trđ CP/3.66k tỷ (VĐL) = 2.75% mới là số chính xác.

    Như mục tiêu của bài phản biện là thêm góc nhìn khách quan cho các NĐT ngoài ngành NH, hay kể cả một số bạn làm ở ngành NH nhưng cũng chưa hiểu rõ, có thêm thông tin trước khi QĐ đầu tư.

    Hy vọng sẽ giúp ích chút đỉnh cho các bạn[/QUOTE]
    Last edited: 02/07/2024 lúc 11:39
    Paladin1987 đã loan bài này
  10. tinnoibo

    tinnoibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Đã được thích:
    15.767
    [/QUOTE]
    Luật tín dụng 2024 nào gh tỷ lệ 3%?? Bác trích dùm được ko?

Chia sẻ trang này