***SHB lên đến bao nhiêu mới dừng hả các bác? gấp mấy lần đấy

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thetuan, 07/05/2012.

4865 người đang online, trong đó có 480 thành viên. 18:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 498 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. thetuan

    thetuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2011
    Đã được thích:
    77
    SHB thưởng 21% cổ phiếu mà không điều chỉnh giá, vậy càng lên càng lợi, vậy thì phi mã nước đại rồi, các bác chỉ giáo đến lúc nào mới dừng đây?
  2. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
  3. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Chủ tịch SHB: Hoán đổi cổ phiếu hoàn tất trong tháng 6, chỉ HBB hủy niêm yết
    Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB chia sẻ, để có được hệ thống chi nhánh, nhân sự và mạng lưới khách hàng của HBB, SHB phải mất ít nhất 5 năm. Nay, chỉ trong 3 tháng SHB sẽ lên một tầm cao mới.
    Bên lề ĐHCĐ Ngân hàng Sài gòn Hà Nội (SHB) vừa diễn ra tại khách sạn Melia, Hà Nội ngày 5/5/2012, chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Đỗ Quang Hiển, chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB xung quanh việc sáp nhập ngân hàng Habubank (mã HBB) vào ngân hàng Sài gòn Hà Nội (mã SHB).


    Xin ông cho biết thời gian chuyển đổi từ cổ phiếu HBB sang SHB sẽ diễn ra trong bao lâu?


    Quy trình đại hội xong, đại hội ủy quyền cho HĐQT hai bên hoàn thiện đề án và hợp đồng để trình NHNN. Sau khi NHNN phê chuẩn sẽ hoán đổi cổ phiếu. Tôi đã làm việc với UBCK cố gắng kể cả hoán đổi và niêm yết trong tháng 6 sẽ hoàn tất. Vì cổ phiếu HBB phải hủy niêm yết nên do quyền lợi cổ đông là rất quan trọng, việc này cần phải làm khẩn trương. UBCK và Sở giao dịch chứng khoán cam kết sẽ làm tối đa, đảm bảo thời gian nhanh nhất cho cổ đông. SHB là ngân hàng cổ phần, tất cả mục đích là vì quyền lợi của cổ đông. ĐHCĐ SHB đã thông qua việc sáp nhập HBB và SHB với tỷ lệ 99,4%.




    Như vậy cổ phiếu SHB vẫn giữ nguyên, có mỗi HBB là bị hủy niêm yết?


    Đúng vậy, SHB sẽ phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu HBB. Duy nhất cổ phiếu HBB bị hủy niêm yết và chuyển đổi sang cổ phiếu SHB. Giá tham chiếu trong ngày chuyển đổi hầu như không thay đổi.


    Vốn điều lệ của hai ngân hàng sau hợp nhất là hơn 8.800 tỷ, nhưng theo bản đánh giá đặc biệt thì tại ngày 29/2, vốn chủ sở hữu của HBB chỉ còn lại 195 tỷ, điều này được giải thích thế nào thưa ông?


    Ở đây chúng ta phải phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ của hai ngân hàng sẽ cộng ngang là 8.800 tỷ. Về luật, Doanh nghiệp lỗ không được trừ vào vốn điều lệ, thì vốn chủ sở hữu của SHB là 4.800 cộng với vốn chủ của HBB là 195 tỷ, như vậy vốn chủ sở hữu của ngân hàng sau sáp nhập sẽ là khoảng 5.000 tỷ đồng. Sau khi sáp nhập SHB sẽ xử lý việc giảm lỗ, san lấp vốn chủ sở hữu để bằng và vượt vốn điều lệ. Chính vì vậy cổ đông trong năm 2012 sẽ không có cổ tức vì tất cả lãi của ngân hàng sẽ dùng để bù lỗ lũy kế.


    Ông có thể cho biết thời gian tới có tổ chức ĐHCĐ ngân hàng hợp nhất không?


    Sáp nhập khác với hợp nhất, hợp nhất là tạo thành một pháp nhân mới, nên cần phải tổ chức ĐHCĐ hợp nhất. Còn ở đây sáp nhập nghĩa là anh thôn tính họ, HBB nhập vào SHB còn mọi thứ của SHB vẫn là SHB. Khi nhập vào HĐQT hai bên thấy cần thiết có những nội dung muốn xin ý kiến cổ đông của cả hai bên thì sẽ xin tổ chức ĐHCĐ bất thường, chứ không cần tổ chức đại hội cổ đông của ngân hàng hợp nhất.


    Cuối cùng, SHB “được gì” khi nhận sáp nhập HBB thưa ông?


    Việc sáp nhập này là việc tự nguyện, đối với HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát của SHB xác định SHB là ngân hàng cổ phần thì lợi ích của cổ đông luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Trước khi thương vụ HBB được thực hiện, Ban điều hành đã tính toán rất kỹ thương vụ này, đánh giá rất thận trọng và rất kỹ càng, chúng tôi cho rằng đây là một cơ hội kinh doanh tốt cho SHB. Trong kinh doanh không phải lúc nào cơ hội cũng đến và đây là cơ hội cho cả HBB và SHB.


    Cái tốt ở đây là gì, bên cạnh lỗ đã báo cáo cổ đông – đấy là lỗ thời điểm. Còn quy mô vốn điều lệ ngân hàng lên gần 9,000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hệ thống chi nhánh trên 242 chi nhánh và phòng giao dịch, 1600 cán bộ công nhân viên và hệ thống khách hàng, các sản phẩm khác của HBB...


    Trong mảng nhân sự, việc đào tạo cán bộ rất khó khăn. Ở đây chúng ta có được 1600 cán bộ chưa kể với 20 năm trên thương trường HBB đã có lượng khách hàng truyền thống thân thiết là điều vô cùng quý giá.


    Chúng tôi tính rằng để đạt được quy mô và lợi thế đó, SHB phải mất 5 năm mới có được, chưa kể chi phí về sức người sức của và tiền cho 5 năm đó. Như vậy thay vì 5 năm, chúng ta đã rút ngắn được xuống 3 tháng, rút ngắn được chi phí và thời gian đưa SHB lên một tầm cao mới.


    Chúng tôi luôn đặt lợi ích của SHB lên hàng đầu, năm 2012 không có cổ tức nhưng các cổ đông SHB cũng đã được 21% cổ phiếu.


    Xin cảm ơn ông!


    Khánh Linh – Phương Mai (thực hiện)

    Theo TTVN
  4. thetuan

    thetuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2011
    Đã được thích:
    77
    Lên được 20k không các bác, thế thì ăn dày rồi, lồi mồm rồi bác ơi......
  5. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    So bac khong co gan giu thoi....rung lac mot ty la phot mat ................se len 20k trong nam 2012 [r2)]
  6. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Trần lãi suất: Chứng khoán, bất động sản hưởng lợi gì?

    Cả chứng khoán lẫn bất động sản đều có thể "ăn theo" những lĩnh vực kinh tế chủ chốt.

    Thái độ "quyết liệt" của Thông tư 14 sẽ khiến dòng tiền tiết kiệm lại một lần nữa bị "ép" vào một trạng thái không ổn định, bắt buộc phải chia sẻ cái thế nằm ngủ trong ngân hàng với một tư thế mang tính "động" nhiều hơn. Một phần tiền gửi ngân hàng có thể sẽ quyết định nhảy vào kênh nhà đất giá rẻ.

    Con bài cuối cùng

    Sau nhiều tháng lần lữa, rốt cuộc Ngân hàng nhà nước cũng phải tung ra một "gói kích cầu". Đó là Thông tư số 14 về áp trần lãi suất cho vay ở mức 15% đối với 4 lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ.

    Với phần đông các doanh nghiệp, 15% là mức lãi suất mơ ước mà từ lâu họ đã không có điều kiện để với tới. Còn đối với các thị trường đầu cơ, Thông tư 14 lại cung cấp thêm một bằng chứng, không chỉ về nới lỏng tín dụng, mà nới lỏng tín dụng bằng nhiều cách có thể.

    Như một quy luật, tình hình thường khả quan hơn hẳn đối với vấn đề thanh khoản trong thị trường chứng khoán. Nhưng với bất động sản thì ngược lại hoàn toàn. Nếu như trong chứng khoán, ngay thời kỳ tệ hại nhất vào cuối năm 2011, giá trị giao dịch trên hai sàn Hà Nội và TP.HCM vẫn duy trì ở mức 300-400 tỷ đồng, còn vào thời sôi động thì có thể gấp đến 6-7 lần, thì thị trường BĐS lại trở nên bất động hoàn toàn ở khắp tứ chi.

    Sau hai lần hạ trần lãi suất huy động từ 14% về 13% và 12%, cùng với công văn số 2056 vào đầu tháng 4/2012 về loại trừ thêm nhóm đối tượng công trình nhà ở khỏi nhóm tín dụng "không khuyến khích", những tưởng thị trường BĐS sẽ bắt đầu khởi sắc và các chủ đầu tư có thể mơ màng đến việc tiêu thụ hàng hóa ứ đọng thảm thiết của mình...

    Nhưng không, từ Hà Nội vào TP.HCM, toàn hộ thị trường này vẫn hầu như không một chút khởi sắc. Có chăng chỉ lác đác giao dịch trong phân khúc nhà bình dân và đất thổ cư tại một số khu vực hạn hẹp. Ở TP.HCM, người ta chỉ ghi nhận hiện tượng có đôi chút "nhúc nhích" về thanh khoản ở các quận 9, Thủ Đức và Tân Phú. Còn tại Hà nội, bất kể hàng loạt bài PR ồn ào về phong thủy địa thế cho đến thuận lợi của hạ tầng giao thông, khu vực phía Đông như Gia Lâm, Long Biên và Mê Linh vẫn nằm trong trạng thái ì.

    Rõ ràng thị trường BĐS có một đặc điểm quá giống với tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam: do phải chịu đựng sự sa sút về lượng và thoái hóa về chất quá lâu, căn bệnh đã trở nên quá nặng, không thể một sớm một chiều hồi phục được. Đó cũng là lý do vì sao hai lần giảm lãi suất huy động và cả cơ chế "cởi trói" cho BĐS đã hầu như không đem lại hiệu ứng như các nhà đầu tư và đầu cơ mong muốn.

    Còn bây giờ, người ta phải tung ra một con bài thuộc loại quan trọng nhất và có lẽ là cuối cùng: áp trần lãi suất cho vay.

    Tiền lại bị "ép" ra ngoài

    Chứng khoán dĩ nhiên sẽ hưởng ứng cơ chế áp trần lãi suất cho vay bằng một sóng tăng khá ồn ào. Vào ngày 4/5/2012, sau gần hai tháng kéo ngang không phải không có chủ ý, cả hai chỉ số chứng khoán đã đồng thời phá đỉnh gần nhất, lập nên một đỉnh mới trong chu kỳ hồi phục kéo dài từ đầu tháng Giêng đến nay.

    Và tuy không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ tác động giảm lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay, nhưng hiển nhiên trong 4 tháng đầu năm 2012, chứng khoán là thị trường đầu cơ duy nhất có sự chuyển động rõ nét. Còn lại các thị trường đầu cơ khác - vàng và BĐS - đều trở nên tẻ ngắt trong con mắt giới đầu tư và đầu cơ.

    Ngày 4/5/2012 có lẽ cũng tạo nên một bước ngoặt đối với sóng tăng của TTCK. Kể từ đây, chứng khoán lại bước vào một thời kỳ vận động mới, thoát hẳn khỏi xu thế đi ngang. Một điểm trùng lặp cũng vừa xuất hiện là cùng thời điểm với việc áp trần lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước, lãnh đạo của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng tuyên bố sẽ tiếp tục, chứ không phải chấm dứt, kế hoạch mua vào 3 triệu cổ phiếu HAG.

    Nhưng có lẽ kế hoạch của nhóm tạo lập thị trường đã có phần thay đổi đối với chứng khoán. Trước đây, một phương án cho thị trường dựng ngược gấp đôi hoặc hơn ngay trong tháng 6/2012 có thể đã được coi là một ưu tiên. Song bây giờ, trước hiện trạng ngổn ngang của các thị trường đầu cơ khác, có lẽ chứng khoán đang được xem xét lại thế tự hành xử của nó.

    Điều đó cũng có nghĩa là dòng tiền vào thị trường này có thể sẽ trở nên cầm chừng trong thời gian tới, chứ không đạt đến giá trị 5.000- 6.000 tỷ đồng trên hai sàn như một số dự báo quá lạc quan. Tốc độ tăng của các nhóm cổ phiếu cũng sẽ càng phân hóa rõ nét, khi chỉ có một số cổ phiếu được tập trung đánh lên, còn những cổ phiếu khác sẽ phải chịu số phận chờ đợi hẩm hiu.

    Cho đến nay, hai chỉ số chứng khoán tuy chưa tăng nhiều và vẫn còn được xem là hấp dẫn, nhưng thực chất mặt bằng hàng trăm cổ phiếu đã tăng đến 60-70%, cá biệt một số cổ phiếu đầu cơ có mức tăng gấp đôi hoặc gần gấp ba lần so với đáy tháng Giêng năm 2012. So với hàng hóa BĐS, đó là một tỷ lệ lợi nhuận rất cao, đủ cho nhà đầu tư chứng khoán có lãi khá và bắt đầu nghĩ đến phương án "bình thông nhau" - một sự dịch chuyển dòng tiền từ kênh cổ phiếu sang nhà đất giá rẻ.

    Thái độ "quyết liệt" của Thông tư 14 sẽ khiến dòng tiền tiết kiệm lại một lần nữa bị "ép" vào một trạng thái không ổn định, bắt buộc phải chia sẻ cái thế nằm ngủ trong ngân hàng với một tư thế mang tính "động" nhiều hơn. Một phần tiền gửi ngân hàng có thể sẽ quyết định nhảy vào kênh nhà đất giá rẻ hay chứng khoán.

    Mặt khác, tinh thần được Thông tư 14 khuyến khích có lẽ là việc các ngân hàng cần giảm lãi suất cho vay càng thấp càng tốt, nhằm có thể thuyết phục các doanh nghiệp không còn quá sợ khi đặt bút ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Mà lãi suất cho vay giảm cũng có nghĩa là lãi suất huy động giảm theo, có thể chỉ còn 10-11% tại một số ngân hàng dồi dào vốn lưu động.

    Cũng vì thế, cả chứng khoán lẫn bất động sản đều có thể "ăn theo" những lĩnh vực kinh tế chủ chốt. Nếu lãi suất cao nhất đối với 4 lĩnh vực này là 15%, thì có thể lãi suất cho vay với BĐS và chứng khoán chỉ vào khoảng 16-17%. Trong thực tế, BIDV đã trở thành ngân hàng đầu tiên hạ lãi suất cho vay đối với BĐS về mức 16%.

    Theo Việt Thắng - VEF
    VGS, SHB, AAA ma muc...[r2)]:-bd
  7. thetuan

    thetuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2011
    Đã được thích:
    77
    Các bác xem thế nào, trong năm 2012 thì nói làm gì, sóng này có chạy thẳng lên được không các bác....
  8. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.117
    Khà khà đu được tàu SHB rồi.... giờ ung dung ngồi chờ nhận 2100 cổ SHB mới với giá không đổi ngày chốt danh sách thoai he he... lúc đó SHB mà lên 20k/ 1 cổ + 2100 cổ thưởng từ HBB chuyển thành thì cứ gọi là xướng hie hie ^^
  9. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    ok, toi cung vua muc them 5k gia 11.4

Chia sẻ trang này