Siết chặt biên độ là sáng kiến của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), được UBCKNN ch

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 27/03/2008.

4714 người đang online, trong đó có 556 thành viên. 21:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 983 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Siết chặt biên độ là sáng kiến của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), được UBCKNN chấp thuận,

    Siết biên độ để hạn chế đầu cơ "lướt sóng"

    ông Nguyễn Hoàng Hải - chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam

    (CafeF) - Siết chặt biên độ là sáng kiến của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), được UBCKNN chấp thuận, nhằm hạn chế đầu cơ ngắn hạn trên TTCK.


    Phóng viên cafeF đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Hải - chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam.

    PV: Thưa ông, xin ông cho biết quan điểm của mình về việc Uỷ ban chứng khoán chấp thuận cho Hose, và Hastc điều chỉnh lại biên độ dao động giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ?



    Ông Nguyễn Hoàng Hải: Trước hết, giải pháp thu hẹp biên độ 2 sàn xuống +/- 1 % và +/- 2% là sáng kiến của thành viên VAFI. Từ sáng kiến này chúng tôi cũng kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán nhà nước và được chấp nhận. Giải pháp này đưa ra hoàn toàn phù hợp với luật chứng khoán hiện nay.

    Mục tiêu của việc thu hẹp biên độ này làm các nhà đầu tư trấn tĩnh lại, tránh hiệu ứng bán tháo cổ phiếu.

    Mục tiêu thứ hai là ngăn chặn trào lưu đầu cơ giá xuống. Trào lưu này không có tính tổ chức, các nhà đầu cơ nghĩ rằng bán hôm nay để ngày sau mua được giá rẻ hơn. Nhưng làm như vậy rất nguy hiểm cho thị trường chứng khoán.

    Những mục tiêu như vậy hạn chế nguồn cung cho thị trường chứng khoán. Nguồn cung ở đây là làn sóng bán tháo cổ phiếu và nếu thị trường giảm lại tiếp tục có những nguồn cung về cổ phiếu cầm cố lại tiếp tục được tung ra.

    Một mục tiêu nữa là để cho thị trường chứng khoán nhanh chóng ổn định và đi vào thế phát triển bền vững. Cụ thể nhằm hạn chế bớt những giao dịch đầu cơ ngắn hạn, chẳng hạn như mua khống T+3 hay gọi là đầu tư lướt sóng. Giải pháp này thúc đẩy đầu tư dài hạn hơn, hạn chế đầu tư lướt sóng.

    Trong thời gian này khi thị trường chưa ổn định nên áp dụng quy định này trong thời gian ngắn là giải phát tình thế rất tốt.

    PV: Thưa ông, đứng về nhà đầu tư, biên độ nhỏ mà phí giao dịch vẫn như cũ có khiến nhà đầu tư chịu thiệt? Và liệu tâm lý của nhà đầu tư sẽ thế nào, họ có bỏ chứng khoán để đầu tư vào một kênh khác hay không?


    Ông Nguyễn Hoàng Hải: Theo tôi thì ở đây không có bất kỳ rủi ro nào. Thực tế đầu tư cổ phiếu nào hay giá nào đều do nhà đầu tư quyết định.

    Mục tiêu giải pháp này là hạn chế giao dịch ngắn hạn, phổ biến là mua khống T+3. Hơn nữa, trong những kênh đầu tư thì ít nhà đầu tư chọn vàng, vàng chỉ để giữ. Bất động sản thì cũng kém sôi động, chủ yếu là do nhu cầu nhà ở. Theo tôi, mặt bằng giá chứng khoán bây giờ là vô cùng hấp dẫn (nhưng không phải đúng với tất cả mọi người).

    Chính sách nhà nước đưa ra để định hướng cho các nhà đầu tư đư dài hạn hơn. Đối với những người đầu tư chứng khoán thì dù đầu tư thành công hay thua lỗ, dù lạc quan, bi quan thậm chí có lúc hoảng loạn nhưng nếu có giai đoạn đầu tư thành công họ cũng có niềm đam mê, không dứt được.

    PV: Vậy theo nghiên cứu của ông, trong những trường hợp tương tự, kinh nghiệm xử lý của các nước khác như thế nào?


    Ông Nguyễn Hoàng Hải : Hiện nay, thị trường Việt Nam còn non trẻ, hệ thống cơ sở pháp lý của nhà nước còn phải tiếp tục bổ sung nhiều.

    Xét về lực lượng đầu tư tính ở bình diện chung trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam (cả OTC, cả niêm yết) thì nhà đầu tư cá nhân chiếm đông đảo, chắc khoảng trên 40%. Vì thế nên không tránh khỏi tâm lý bầy đàn mạnh.

    Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì nhà đầu tư tổ chức là nòng cốt (khoảng 80-85%). Khi thị trường khủng hoảng nhà nước cũng can thiệp vào. Ví dụ như thị trường Mỹ, FED cũng cắt giảm lãi suất, bơm tiền vào; áp dụng chính sách về thuế; hay chính phủ đầu tư vào những doanh nghiệp chủ chốt ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán tránh ảnh hưởng Domino.

    Thị trường chứng khoán ở Việt Nam có những đặc thù nên không phải cái gì mình cũng rập khuôn của các nước được. Trong bối cảnh hiện nay giải pháp thu hẹp biên độ cộng với những biện pháp ổn định thị trường của thủ tướng ban hành hôm 25.3 (theo công văn Số:1909/VPCP-KTTH) sẽ giúp cho thị trường chứng khoán đi vào ổn định.

    Vũ Minh thực hiện
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Việc điều chỉnh giảm biên độ tạm thời trong ngắn hạn sẽ loại đi phần lớn những nhà đầu cơ, những tay lướt sóng hay những suy nghĩ đầu cơ, lướt sóng khi tham gia TTCK.

    Do đó, phần nào sẽ làm giảm đi nguồn cầu Chứng khoán do lực lượng đầu cơ bị giảm. Nhưng đây lại là cơ hội tốt cho lực lượng đầu tư giải ngân với rủi ro giảm đi rất nhiều so với biên độ giao dịch trước đây (nếu với biên độ giao dịch cũ, trong tình hình TTCK rớt mạnh với biên độ lớn, lượng dư cung quá nhiều, thì dù đã xác định là giá cổ phiếu đã rẻ nhưng vẫn có thể sẽ do dự, chùn bước thì quyết định tham gia đầu tư vì rủi ro là quá lớn, có thể mất 5%/ngày đối với HOSE và 10%/ngày đối với HASTC).

    Lực lượng đầu cơ giảm, lực lượng đầu tư tăng là điều kiện tốt để TTCK VN sau này có thể tăng ổn định và bền vững, chứ không phải theo kiểu tiến 03 bước để lùi lại 7-8 bước như thời gian vừa qua.

    Vậy, vì sao bây giờ và sắp tới nếu TTCK VN tiếp tục giảm lại là cơ hội tốt để giải ngân cho mục đích đầu tư?

    Thứ nhất là vì về cơ bản nền kinh tế Việt Nam vẫn được nhiều chuyên gia và tổ chức uy tín đánh giá là vẫn có nhiều khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong vài năm tới, mặc dù năm nay có những khó khăn nhất định do những yếu tố khách quan lẫn chủ quan, nhưng nhiều khả năng tăng trưởng GDP vẫn trên 8%, khủng hoảng hay suy thoái kinh tế là những cụm từ ?oxa xỉ? chưa thể xuất hiện ở Việt Nam ít nhất cho đến năm 2010.

    Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang hoạt động và tăng trưởng tốt, mặc dù năm nay có khó khăn do những yếu tố như lạm phát, tỷ giá, chính sách tiền tệ thắt chặt tác động, nhưng khi những yếu tố bất lợi này được giải quyết thì các doanh nghiệp Việt Nam lại trở lại với guồng máy tăng trưởng cao, tại sao các doanh nghiệp Việt Nam lại có giá rẻ hơn các doanh nghiệp Mỹ nếu so sánh về các chỉ số thị trường như PE, PB, PS và càng rẻ hơn nữa nếu chúng ta xem xét đến tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp Mỹ.

    Vậy tại sao TTCK của chúng ta lại có tốc độ rơi cứ như là Việt Nam chúng ta đang rơi vào khủng hoảng, các doanh nghiệp của chúng ta đang lâm vào cảnh phá sản hàng loạt, phải chăng chúng ta đang ở trong tình trạng đó?!

    Với việc tạm thời điều chỉnh biên độ giao dịch hiện nay thì TTCK muốn về với "mái nhà lá" ngày xưa (mức điểm 399,8 của ngày 03/08/2006) chắc chắn sẽ mất thời gian lâu hơn rất nhiều so với trường hợp 01.

    Có thể xem đây là một kế hoãn binh trong tình hình có nhiều yếu tố bất lợi hiện nay. Và trong thời gian đó thì một mặt các nhà quản lý của chúng ta sẽ tập trung giải quyết các khuyết tật của vĩ mô hiện nay, mà nhất là vấn đề lạm phát và tỷ giá.

    Với các biện pháp nặng đô hiện nay thì có lẽ quý 3 sẽ có kết quả khả quan, nền kinh tế sẽ dần đi vào lại quỹ đạo ổn định.

    Mặt khác, các nhà quản lý cũng sẽ nghĩ ra các biện pháp để ổn định và kích thích TTCK trở lại. Các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh việc mua cổ phiếu quỹ sẽ góp phần ổn định thị trường, cân bằng cung cầu.

    Cộng với những thông tin tích cực từ thị trường thế giới, dự kiến sẽ thoát khỏi suy thoái và trở lại quỹ đạo tăng trưởng vào khoảng quý IV sau những nỗ lực của nhiều thành phần như các chính phủ, các ngân hàng nhà nước.

    Sự cộng hưởng của nhiều yếu tố thuận lợi giúp TTCK VN ổn định và tăng trưởng trở lại, khi có dấu hiệu bền vững thì biên độ lại được mở ra, chắc lúc này các nhà đầu cơ, các tay lướt sóng sẽ lại nhảy vào.

    Nếu kịch bản này thực sự xảy ra thì các nhà đầu tư chúng ta sẽ được hưởng quả ngọt sau thời gian dài trồng cây vất vả đến ốm cả người, lép cả ví.


    Võ Phụng Kim
  3. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Đối với nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường, dường như đều bất ngờ trước việc thay đổi biên độ này. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên biên độ giao dịch giá chứng khoán được thay đổi. Sau 8 năm kể từ phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 28/7/2000, đây là lần thứ 6 biên độ giao dịch được điều chỉnh.



    Ngày 28/7/2000: Lần thay đổi biên độ giá đầu tiên xảy ra ngay trước khi phiên giao dịch đầu tiên diễn ra. Vào thời điểm đó, sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam đang là vấn đề thời sự trên các tạp chí tài chính quốc tế và đặc biệt là sự đón đợi của giới đầu tư tài chính trong nước, các quỹ đầu tư nước ngoài. Thị trường bắt đầu từ mốc 100 điểm của chỉ số VN-Index, một tuần giao dịch 3 phiên. Để kích cầu, thay vì phải áp dụng đúng theo quy định với mức biên độ ±5%, các nhà chức trách đã linh hoạt sử dụng mức ±2%, qua đó thị trường sẽ tăng dễ dàng do biên độ nhỏ, tạo ra tâm lý phấn chấn đối với nhà đầu tư và càng làm cho thị trường tăng lên nhanh chóng hơn. Và 1 năm sau VN-Index tăng lên 571 điểm.



    Ngày 13/6/2001: Biên độ giá được điều chỉnh tăng từ ±2% lên ±7% lại được xem như món quà hào phóng đồng thời cũng là một sự răn đe đối với thị trường. Khi đó, giá các loại cổ phiếu đang ở giai đoạn tăng trưởng quá nóng. Liên tục trong nhiều tháng, giá cổ phiếu tăng đều +2%/phiên. Một lần nữa, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán lại tiếp tục không tham khảo mức ± 5%. Tính hợp lý của biên độ ± 7% được lý giải rằng, nhà đầu tư đã có khả năng tự điều tiết giá, biên độ rộng mang đến cho họ cơ hội kiếm lời nhanh, đồng thời buộc họ đối mặt với rủi ro lớn hơn. Theo đó, hoạt động của thị trường sẽ phản ánh quan hệ cung cầu trung thực hơn và tính thanh khoản của thị trường cũng được củng cố. Sau 131 phiên giao dịch áp dụng biên độ dao động giá ±2%, các nhà đầu tư hoàn toàn bị bất ngờ trước thông báo về biên độ mới. Kết quả thị trường tiếp tục tăng nóng từ mốc 430 điểm lên mức 571 điểm trong vòng 6 phiên giao dịch trước khi tụt giảm kỉ lục xuống mức 203 điểm ngày 12/10/2001.



    Ngày 15/10/2001: Lần thay đổi biên độ thứ ba diễn ra khi nhiều nhà đầu tư không còn chấp nhận nổi việc giá cổ phiếu rớt đều 7%/phiên. Nhà đầu tư hoảng loạn và rút ra khỏi thị trường khi thị trường chứng khoán rớt giá liên tục trong 1 tuần. Khi đó Nhà nước quay lại kích cầu bằng cách giảm lô cổ phiếu chẵn từ 100 xuống 10, tăng phiên giao dịch (tuần 6 buổi) và giảm biên độ. Một mức an toàn nhất đã được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán cứu xét là biên độ ± 2%. Thi trường liên tục tăng 19 phiên giao dich liên tiếp lên sát mốc 300 điểm (28/11/2001) trước khi tụt giảm trở lại.



    Ngày 1/8/2002: Tăng biên độ giá từ ±2% lên ±3%. Thị trường không phản ứng tức thời tuy nhiên vẫn trong giai đoạn suy giảm. Cả ba lần thay đổi trước đó, Trung tâm đều đưa ra lý do "căn cứ tình hình diễn biến thực tế của thị trường...". Nhưng đến lần thứ tư này, thị trường hoàn toàn bất ngờ trước việc biên độ tự dưng được nâng lên ± 3%. Có lẽ, đó là lý do khiến quyết định mới của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán hầu như không nhận được hồi âm từ thị trường.



    Ngày 23/12/2002: Tăng biên độ từ 3% lên 5% nhằm tăng tính hấp dẫn cho thị trường, tăng khả năng thanh khoản trong điều kiện cầu yếu hơn cung. Tuy nhiên, thị trường vẫn trong xu thế suy giảm trong suốt năm 2003.



    Ngày 27/3/2008: Giảm biên độ giá từ 5% xuống 1% đối với HoSE và 10% xuống 2% đối với HaSTC.



    Có thể thấy lần thay đổi biên độ giá hiện nay có mục đích giống với lần thay đổi từ 7% xuống 2% tháng 10/2001: nhằm bình ổn thị trường và tâm lý nhà đầu tư khi thị trường lao dốc quá nhanh và sâu. Bối cảnh kinh tế vĩ mô tại thời điểm hiện nay và thời điểm đó cũng có nét tương đồng. Kinh tế Mỹ năm 2001 chìm vào suy thoái đặc biệt sau vụ khủng bố WTC ngày 11/9, kinh tế các cường quốc khác như Đức, Nhật cũng gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2001, Việt Nam vẫn còn chịu dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997- 1999, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 6,8%.



    Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán VCBS, tác động của biện pháp này tới thị trường sẽ có những tác động trái chiều nhau. Biện pháp này có thể khiến gia tăng tính cạnh tranh giữa những người bán. Đứng trước nguy cơ đóng băng giao dịch, những người bán trong đó có ngân hàng bán cổ phiếu cầm cố phải tìm cách bán ra nhanh hơn trước để thu hồi vốn. Mức giảm giá thấp hơn cũng khiến động cơ bán của họ mạnh hơn vì tỷ lệ thiệt vốn giảm xuống. Do đó, biện pháp này có thể không làm suy giảm lượng bán ra. Những người mua lướt sóng thì hầu như không còn động lực. Với biên độ dao động chỉ 1% trong khi phí môi giới cả chiều mua và bán lên tới 0.7 ?" 0.8% cộng các chi phí liên quan khác khiến việc lướt sóng T+ trở nên không hấp dẫn. Về phía người mua dài hạn cảm thấy an toàn hơn khi mức giảm giá hàng ngày không còn là 5% - 10%. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo là họ sẽ mua vào nhiều hơn. Họ sẽ mua vào một cách thong thả và kiên nhẫn hơn.



    Biện pháp hành chính này cũng sẽ làm giảm tính hấp dẫn và tính thanh khoản của thị trường vốn là chức năng chính của thị trường thứ cấp. Đồng thời tác động không tích cực tới hoạt động môi giới, tự doanh của các công ty chứng khoán. Nếu quy định này kéo dài, doanh thu và lợi nhuận của các công ty chứng khoán có thể tụt giảm, đặc biệt là các công ty có hoạt động môi giới mạnh như SSI. Do đó, nhóm các công ty chứng khoán niêm yết như SSI, BVS, HPC, KLS có thể tiếp tục giảm giá. Tuy nhiên, UBCKNN cũng cho biét đây chỉ là biện pháp tạm thời và sẽ nhanh chóng được gỡ bỏ khi thị trường ổn định trở lại.



    Đây là biện pháp cần thiết nhằm giúp bình ổn thị trường, tránh thiệt hại cho nhà đầu tư khi mất bình tĩnh do việc chứng khoán giảm giá quá nhanh. Biện pháp này sẽ chỉ có tác dụng nếu trong thời gian áp dụng, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước tiến hành mua thỏa thuận các hợp đồng cầm cố repo cổ phiếu đến hạn bị giải chấp bởi các ngân hàng thương mại. Cùng với các việc thực hiện các giải pháp đồng bộ của Chính Phủ đưa ra trong thời gian tới sẽ giúp thị trường lấy được sự ổn định, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán.


    (ĐTCK-online)
  4. hangha9999

    hangha9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Bài viết đã chỉ ra những kinh nghiệm thay đổi biên độ TTCK, thanks. da vote 5* cho bác.


  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1

Chia sẻ trang này