"Siêu chuyên gia" chứng khoán: Lỗ như thường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockbanmevn, 25/04/2012.

6482 người đang online, trong đó có 624 thành viên. 22:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 245 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. stockbanmevn

    stockbanmevn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Đã được thích:
    22
    Soi lại các hoạt động kinh doanh của một số công ty chứng khoán cho thấy, dù là các “siêu chuyên gia” tính toán trên thị trường chứng khoán nhưng vẫn chịu lỗ liên tiếp....

    "Ăn" cụt vốn điều lệ

    Sau những cảnh báo của Ủy ban Chứng khoán, ngày hôm qua (24/4) “chiểu theo” Thông tư số 226 (ngày 31/12/2010) của Bộ Tài chính về quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, Ủy ban Chứng khoán đặt 6 công ty chứng khoán vào tình trạng kiểm soát đặc biệt từ ngày 23/4/2012 do tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro nhỏ hơn 120%, gồm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Cao Su; Công ty Cổ phần Chứng khoán Vina; Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Nội; Công ty Cổ phần Chứng khoán Trường Sơn; Công ty Cổ phần Chứng khoán Đà Nẵng; Công ty Cổ phần Chứng khoán Mê Kông.

    Theo quy định tại Thông tư số 226, trong thời hạn kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán mọi hoạt động mở rộng, chi phí… của công ty đó đều phải dừng lại.

    Điểm lại hoạt động kinh doanh của các công ty trên cho thấy, phần lớn đều thua lỗ liên tiếp trong hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán. Trong năm 2011, nhiều công ty đã phải ngừng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, trong khi đây là một trong những lĩnh vực chủ chốt sinh lời có tính đặc thù riêng, sau các dịch vụ như tư vấn, mội giới chứng khoán của các công ty chứng khoán.

    Công ty CPCK Cao Su (RUBSE) có trụ sở chính tại Q3, Tp.HCM, vốn điều lệ khoảng 40 tỷ đồng. Đây là công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2007.

    RUBSE đã đặt mục tiêu trong giai đoạn 2012-2013 sẽ tăng vốn điều lệ lên 180 tỷ đồng. Tuy vậy, “giấc mơ” này sẽ khó thực hiện khi sóng gió trên thị trường chứng khoán đã “quật ngã” RUBSE với khoản lợi nhuận sau thuế âm hơn 1 tỷ đồng trong năm 2010 và hơn 7 tỷ đồng trong năm 2011.

    Tính đến cuối năm 2011, lỗ lũy kế của RUBSE ở mức trên 33 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ có 40 tỷ đồng.

    Theo RUBSE, năm 2011 là năm đầy sóng gió của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng với biến động lãi suất ngân hàng, vàng tăng giảm “nóng”, bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán ảm đạm… điều này đã tác động rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán trong đó có RUBSE.

    Cũng theo RUBSE, trong năm 2011 là năm RUBSE có nhiều thay đổi về điều hành, trong đó có sự thay đổi lớn về cổ đông sở hữu dẫn đến sự điều chỉnh trong HĐQT của RUBSE. Sự thay đổi này cũng góp phần đem lại sự chuyển biến mới, tuy nhiên là một công ty chứng khoán với vốn điều lệ thấp, nghiệp vụ kinh doanh hạn chế, cùng với lỗ lũy kế từ các năm trước để lại nên công ty vẫn không tránh khỏi tình trạng chung thua lỗ.

    Tổng doanh thu năm 2011 của RUBSE đạt trên 10,6 tỷ đồng, trong khi kế hoạch đặt ra là 30 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đặt mục tiêu là 3 tỷ đồng.

    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ, không đạt doanh thu được RUBSE tự đánh giá là vốn thấp, chưa đủ năng lực tài chính để cung cấp các hỗ trợ tài chính cho khách hàng và tính thanh khoản của thị trường quá yếu, nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn chứng khoán…

    Ban lãnh đạo của RUBSE đã đặt kế hoạch, nếu tăng vốn điều lệ lên 180 tỷ đồng sẽ giúp công ty này hoạt động hiệu quả hơn, sẽ dần bù đắp được khoản lỗ lũy kế…

    [​IMG]
    Biến động của nền kinh tế khiến nhiều công ty chứng khoán thua lỗ.

    "Chuyên gia" nước ngoài vẫn lỗ như thường

    Công ty CP chứng khoán Mê Kông có trụ sở chính tại phố Ngô Quyền, Hà Nội, có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Trong năm 2009 Công ty CPCK Mê Kông cũng đã xin dừng hoạt động tự doanh chứng khoán, từ đó đến nay, công ty chủ yếu được hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán.

    Có tới 4 thành viên cao cấp là người nước ngoài, yếu tố được cho là sẽ rất chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh lẫn quản trị công ty. Tuy vậy,trong năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (trong đó doanh thu chính từ mội giới chứng khoán, tư vấn,…) chỉ đạt trên 20,2 tỷ đồng. Trong khi đó chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán lên tới trên 34,6 tỷ đồng.

    Công ty CP chứng khoán Vina, có vốn điều lệ 185 tỷ đồng. Từ năm 2010 đến 2011 công ty này đã chịu thua lỗ khá nặng. Theo báo cáo tài chính của Vina lỗ lũy kế tới ngày 31/12/2012 là trên 154 tỷ đồng.

    Trong một thời gian dài Vina đã phải ngừng hoạt động đầu tư chứng khoán do khoản này không mang lại doanh thu lớn cho công ty. Trong năm 2010 khoản doanh thu từ đầu tư chứng khoán chỉ mang lại khoản tiền hơn 700 triệu đồng, trong khi các hoạt động khác như môi giới chứng khoán, tư vấn…đạt doanh thu trên 10 tỷ đồng.

    Theo báo cáo tài chính của Vina, tính tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán trong năm 2011, Vina chỉ đạt khoảng trên 45 tỷ đồng. Nhưng chi phí hoạt động chứng khoán lại đội lên tới trên 58 tỷ đồng, trong đó chi phí cho hoạt động đầu tư chứng khoán tính đến 31/12/2011 khoảng trên 285 triệu đồng.Tính đến ngày 31/12/2011 công ty CPCK Vina còn các khoản nợ khoảng trên 27 tỷ đồng.

Chia sẻ trang này