Siêu lạm phát 500 triệu USD = 2 ổ bánh mỳ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi locphat6899, 16/05/2008.

3898 người đang online, trong đó có 268 thành viên. 06:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 325 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. locphat6899

    locphat6899 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Đã được thích:
    203
    Siêu lạm phát 500 triệu USD = 2 ổ bánh mỳ

    http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/2008/5/1627086.epi?refer=http%3a%2f%2fcafef.channelvn.net%2fNews%2f500-trieu-usd--2-o-banh-my%2f200851617201140.chn

    (CafeF) - Ngân hàng trung ương Zimbabwe phát hành tờ tiền mệnh giá 500 triệu USD chỉ có giá trị tương đương 2 đô-la Mỹ để làm dịu tình trạng thiếu tiền mặt.
    >Khủng hoảng lương thực bắt nguồn từ các nước giàu / 2008: Năm khủng hoảng lương thực toàn cầu / Lạm phát tại Anh tăng cao nhất trong 7 năm

    Người dân có thể mua được khoảng hai ổ bánh mì với tờ tiền này. Cách đây 10 ngày, Zimbabwe đã phát hành tờ tiền mệnh giá 250 triệu đô-la.

    Ngân hàng trung ương cũng phát hành các tấm séc nông nghiệp mệnh giá 5, 25 và 50 tỷ đô-la để tạo điều kiện thanh toán dễ dàng hơn cho các nông dân đang trong vụ mùa thu hoạch. Các nông dân thường thu về cả núi tiền khi bán nông sản trong khi người tiêu dùng phải mang theo những túi tiền lớn khi đi mua sắm hằng ngày.

    Tỷ lệ lạm phát ở Zimbabwe là 165 nghìn% so với năm 2007. Giá cả hiện cứ mỗi tuần, thay vì mỗi tháng như trước đây, lại tăng gấp đôi.

    Năm 1980, khi nước này giành được độc lập, một đô-la Zimbabwe có giá hơn một đô-la Mỹ. Nền kinh tế Zimbabwe đã lâm vào khủng hoảng từ nhiều năm nay, nguồn cung các mặt hàng thực phẩm, dầu ăn và xăng đều khan hiếm. Zimbabwe cũng đã bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng cơ bản như dầu ăn, gạo và xà phòng nhằm chống lạm phát.

    Ước tính, cứ 5 người thì có khoảng 4 người thất nghiệp. Tình hình tồi tệ tới mức có tin mỗi ngày có khoảng 3.000 người dân Zimbabwe vượt biên giới sang các nước láng giềng kiếm kế sinh nhai. Và ngày càng nhiều người dân Zimbabwe phải sống nhờ vào sự tài trợ của người thân và bạn bè ở nước ngoài để có bữa ăn qua ngày.

    Nguyên nhân dẫn đến suy sụp kinh tế

    Theo nhiều người, nguyên nhân chính của tình hình tồi tệ hiện nay là chương trình cải cách đất đai của Zimbabwe.

    Tuy nhiên đến năm 1999, trong bối cảnh hầu như chưa có một sự thay đổi lớn nào, Chính phủ Zimbabwe đã công bố các kế hoạch tịch thu đất trang trại người da trắng mà không cần đền bù - một quá trình bắt đầu ngay từ năm 2000.

    Khoản chi tiêu ngân sách lớn của Zimbabwe cho sự can thiệp vào cuộc xung đột tại Cộng hòa Dân chủ Congo cũng đã làm giảm mạnh ngân sách.

    Hậu quả cuộc khủng hoảng lương thực xảy ra và nguồn thu ngoại tệ giảm mạnh - cả từ nông nghiệp và du lịch, trong khi đó bạo lực gia tăng do chương trình cải cách đất đai.

    Chính phủ Zimbabwe cho rằng các biện pháp trừng phạt đối với nước đã làm nền kinh tế suy sụp. Các nước phương Tây cho rằng, các biện pháp này chỉ nhằm vào các nhà lãnh đạo Zimbabwe, chứ không phải vào nền kinh tế nước này.
  2. bnw2006

    bnw2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    7.042
    Sai toè loè mà hay nói, USD khác đô la Mỹ(?)
  3. cdoivanthe

    cdoivanthe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Đã được thích:
    4.933
    Cái tin này có bao lâu rồi giờ bác đưa lên làm gì vậy.

Chia sẻ trang này