Số liệu vĩ mô tháng 09/2024 - nói lên điều gì

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 07/10/2024 lúc 17:23.

5904 người đang online, trong đó có 470 thành viên. 19:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 2):
  2. manhbu,
  3. Dzung_Nguyen
Chủ đề này đã có 148 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.253
    I. Cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 09 năm 2024
    [​IMG]
    1. GDP Quý 3 mức tăng trưởng 7,4% svck. Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm đạt 6,82% và xu hướng phục hồi luân phiên duy trì.

    2. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) - đại diện cho phía cung, tăng 10.8% yoy. Tính chung 9 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6% yoy (ngang với trung bình trước dịch).

    3. Chỉ số tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (RSI) - đại diện cho phía cầu, tăng 7.6% yoy. Tính chung 9 tháng năm 2024, RSI tăng 8,8% yoy (thấp hơn trung bình trước dịch).
    Nhận xét: GDP Quý 3 tăng trưởng bất ngờ, cho thấy sức bật mạnh mẽ của nền kinh tế và ảnh hưởng của bão Yagi là không đáng kể. Nền kinh tế phục hồi dựa trên khối doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nội địa vẫn phục hồi chậm, cho thấy nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi tốt.

    1. Tín dụng tăng 8.52%, M2 và tiền gửi tăng thấp hơn so với cuối năm 2023.

    2. CPI tăng 2.63% yoy, bình quân 9 tháng tăng 3.88% yoy.

    3. Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 9/2024 ước đạt 94,3 nghìn tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 85,1% dự toán năm. Trong khi đó, tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 9/2024 ước đạt 153,3 nghìn tỷ đồng, lũy kế đạt 59,3% dự toán năm.
    Nhận xét: CPI nằm trong mức mục tiêu của chính phủ, chính sách tiền tệ ở trạng thái cân bằng. Tăng trưởng tín dụng thấp hơn kỳ vọng, cho thấy việc thúc đẩy tín dụng không đạt hiệu quả, đồng thời hoạt động đâu tư công không được thực hiện tốt khi tốc độ chi tiêu vẫn thấp hơn nhiều so với dự toán năm.

    II. Đánh giá chung và Mối liên quan đến thị trường chứng khoán
    Sự phục hồi tốt của nền kinh tế thông qua các con số trên và sự ổn định trong chính sách tiền tệ là nền tảng dài hạn vững chắc cho TTCK Việt Nam. Từ đó cũng sẽ thu hút dòng tiền quay trở lại trong giai đoạn cuối năm.

    GDP 9 tháng đầu năm tăng trưởng 6.82%, như vậy kịch bản tăng trưởng 6,5% - 7,0% cho năm 2024 là khả thi. Trong khi vốn đầu tư Ngân sách nhà nước chỉ tăng 1.1%yoy, tiếp tục cho thấy chính sách thúc đẩy đầu tư công diễn ra không hiệu quả. Chính vì vậy, theo đánh giá của em, đầu tư công sẽ không còn là mục tiêu chính của Chính phủ (đầu tư công là một biến trong công thức tính GDP)

    Mà thay vào đó, lạm phát giảm ơ mức thấp - tạo cơ sở cho NHNN tiếp tục duy trì chính sách nởi lỏng, có thêm room để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Dẫn đến, mục tiêu cho 3 tháng cuối năm được dự đoán sẽ là Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Với mục tiêu này, chúng ta sẽ cùng kỳ vọng cho “tiền trong nền kinh tế” sẽ nhiều hơn bằng nhiều cách, nhiều chính sách hỗ trợ từ NHNN, và các kênh đầu tư tài sản sẽ được hưởng lợi như chứng khoán, bất động sản, vàng,…

    Kết luận:

    Nhìn sang thị trường chứng khoán, xu hướng đi ngang được hình thành từ tháng 4/2024 và chưa thể vượt 1300 là do thị trường thiếu thanh khoản. Nếu đẩy mạnh tín dụng, dòng tiền rất có thể sẽ được đẩy vào thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, các chỉ tiêu chúng ta cùng theo dõi sắp tới sẽ là: Lãi suất liên ngân hàng; Nghiệp vụ thị trường mở (OMO); Tỷ giá;…

Chia sẻ trang này