Số lượng công ty cổ phần

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nganxuyen, 07/02/2007.

5489 người đang online, trong đó có 479 thành viên. 23:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1290 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. nganxuyen

    nganxuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Đã được thích:
    0
    Số lượng công ty cổ phần

    Xin các bạn cho hỏi hiện nay có bao nhiêu công ty cổ phần ở Việt Nam và tình hình hoạt động kinh doanh chung của họ như thế nào.
  2. kmit06

    kmit06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Đã được thích:
    0
    - Hiện còn khoảng 1500 DNNN chưa cổ phần hoá. Trong bài phân tích này, đối tượng phục vụ là nhà đầu tư tài chính, nên chúng tôi chỉ nhận định việc cổ phần hoá những doanh nghiệp vừa và lớn ở những ngành đáng quan tâm đầu tư và thuộc diện thu hút đông đảo nhà đầu tư tổ chức và cá nhân quan tâm đầu tư :

    + Ngành ngân hàng : Tiến độ cổ phần hoá hết sức chậm chễ, không như kế hoạch mà Ngân hàng nhà nước và Chính phủ công bố. Năm 2006 chỉ hoàn thành cổ phần hoá được Vietcombank và Ngan hàng phát triẻn nhà đồng băng SCL. BIDV, INCOMBank có lẽ hoàn thành cổ phần hoá vào năm 2008 hoặc 2009.

    + Ngành viễn thông : Việc cổ phần hoá 3 mạng di động là mobiphone, vinaphone, Viêttell hết sức chậm chạp, trong khi đó nhiều hãng viễn thông nước ngoài đang tiếp cạn, cạnh tranh và xúc tiến để trở thành đối tác chiến lược trong tương lai. Việc hoàn thành cổ phần hoá Mobiphone trong năm 2007 là 1 thách thức và có thể không hoàn thành nếu tiến trình cổ phần hoá diễn biến như hiện nay. VNPT sẽ tiếp tục lựa chọn các đơn vị thành viên cổ phần hoá, tuy nhiên VNPT chưa có định hướng việc cổ phần hoá các Bưu điện địa phương ra sao ? Có thể năm 2007 sẽ không có doanh nghiệp nào nổi bật được cổ phần hoá.

    + Ngành điện : Tiếp tục cổ phần hoá các nhà máy điện và thực hiện cổ phần hoá 1 công ty phân phối khu vực. Trong phương án cổ phần hoá các nhà máy điện, phương án giá thành điện chắc sẽ không như các nhà máy đã cổ phần hoá, tuy nhiên xác định giá bán điện , giá thành điện thế nào để hấp dẫn vốn đầu tư của công chúng đang là 1 vấn đề đặt ra ? Nếu tính toán không có cơ sở thì sẽ không hấp dẫn bằng việc đầu tư vào các nhà máy điện mới khi mà EVN phải ký hợp đồng mua điện với các nhà đầu tư xây dựng nhà máy điện theo giá mua bằng ngoại tệ và trong 1 khoảng thời gian dài. Việc cổ phần hoá các công ty phân phối khu vực là 1 thách thức vì EVN cần phải đảm bảo giá mua, giá bán hợp lý trong khoảng thời gian dài.

    + Ngành than : Sau khi hoàn thành cổ phần hoá 5 mỏ than lộ thiên, TVN tiếp tục cổ phần hoá các mỏ than hầm, có thể cổ phần hoá các nhà máy điện đã xây dựng xong trong các năm 2008, 2009 và Tập đoàn than có thể tiến tới cổ phần hoá toàn bộ vào năm 2009 hoặc 2010.

    + Ngành cao su : Sau khi thí điểm thành công việc cổ phần hoá cao su Hoà Bình, Bình phuớc, Tây Ninh, Ngành cao su sẽ tiếp tục cổ phần hoá các đơn vị thành viên ( còn trên 30 đơn vị trồng cao su). Có thể tốc độ cổ phàn hoá của ngành cao su sẽ không được nhanh như các ngành khác vì còn vướng qui hoạch đất đai. Hiện nhiều địa phương muốn phát triển nhiều khu công nghiệp mới và như vậy phụ thuộc vào công tác qui hoạch địa phương.

    + Ngành Dầu khí : Tiếp tục cổ phần hoá 1 số đơn vị thành viên như Nhà máy đạm Phú Mỹ, công ty kinh doanh gas, 1 vài công ty dịch vụ, 1 nhà máy điện. Nhà máy gas Dinh cố chưa rõ có kịp cổ phần hoá trong năm 2007 hay không ?

    + Ngành Hàng hải. Tiếp tục cổ phần hoá 3 hãng tàu còn lại, 1 vài đơn vị dịch vụ còn lại và có thể 1 vài cảng biển địa phương đã rõ về qui hoạch. Riêng cảng Sài gòn, cảng Hải phòng khó cổ phần hoá theo như chính sách hiện hành vì vướng về Qui hoạch tại các đô thị lớn này.

    + Tổng công ty hoá chất : từ trước tới nay mới cổ phần hoá những doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Tổng công ty, còn các nhà máy lớn sản xuất phân bón , hoá chất... chưa tiến hành cổ phần hoá. Không rõ trong năm 2007 có tiến hành cổ phần hoá 1 đơn vị lớn nào không .

    + Ngành Bảo hiểm : Dự kiến hoàn thành cổ phần hoá Tập đoàn Bảo Việt vào cuối Quí 2/2007 sau khi Tập đoàn tiến hành lựa chọn xong đối tác chiến lược.

    + Ngành thép ( Tổng công ty thép VN ): Sẽ tiến hành cổ phần hoá 1 số công ty sản xuất thép lớn như công ty Gang Thép Thái Nguyên....Công ty Thép Mién nam, công ty thép lá Phú Mỹ là 2 đơn vị kinh doanh hiệu quả thì được rút về công ty mẹ và trỏ thành các đơn vị phụ thuộc. VAFI đã và tiếp tục kiến nghị Chính phủ cổ phần hoá Tổng công ty thép VN.

    + Ngành kinh doanh bất động sản : Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thuộc Bộ Xây dựng, UBNDTPHCM, HN, Đồng Nai , Hải phòng sẽ tiếp tục được cổ phần hoá hết, tuy nhiên hiện chưa thấy Tổng công ty xây dựng nào đăng ký cổ phần hoá cả Tổng Công ty. Kinh doanh bất động sản là 1 ngành nghề tiềm năng và tăng trưởng nhanh , thị trường còn rất lớn, tuy nhiên đa phần các đơn vị trong ngành này chưa nắm bắt và áp dụng phương thức quản trị kinh doanh mới.

    + Ngành sản xuất Bia : Cách đây 10 năm tại các tỉnh nở rộ trào lưu xây dựng nhà máy Bia tại địa phương. Thời kỳ đầu do không có công nghệ chế biến và kinh nghiệm quản lý nên hàng loạt nhà máy bia địa phương rơi vào cảnh sản xuất ra sản phẩm không hợp gu người tiêu dùng, không có thương hiệu dẫn đến nguy cơ phá sản của đa phần các nhà máy Bia địa phưong, trước tình hình đó, Chính phủ chủ trương đưa các nhà máy bia địa phương kinh doanh không hiệu quả về các Tổng công ty Bia Hà Nội, Bia Sài gòn nhằm mục đích đưa công nghệ và thương hiệu sản phẩm của Bia Hà Nội, Bia Sài gòn , rồi cách đây mấy năm đến hiện tại , hàng loạt các nhà máy Bia địa phương đã tiến hành cổ phần hoá. Hiện tại Tổng công ty Bia ruợu Hà Nội, Sài Gòn rất tích cực triển khai cổ phần hoá phần công ty mẹ, dự kiến khoảng cưối Quí 2/2007 sẽ tiến hành bán đấu giá cổ phiếu của 2 Tổng công ty này. Với Tổng công ty Bia Hà Nội đã lựa chọn xong nhà đầu tư chiến lựoc nước ngoài trong cùng ngành sản xuất Bia, còn Tổng công ty Bia Sài gòn đang tiến hành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.

    + Ngành hàng không : Chưa thấy Vienam Airline định ra chiến lược cổ phần hoá cả Tổng công ty mặc dù rất thiếu vốn đầu tư vào các máy bay. Chính phủ còn phải đóng vai trò bảo lãnh việc vay vốn và 1 số nghiệp vụ bảo hiểm. Sẽ tiếp tục cổ phần hoá các đơn vị thành viên của Tổng công ty, trong đó có vài đơn vị có thể đưa vào Danh mục đầu tư được. Về phía Pacic Airline, sẽ tiến hành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sau đó mới phát hành IPO ra công chúng.
    + Ngành xăng dầu : Mặc dù Petrolimex muốn cổ phần hoá cả Tổng công ty nhưng chưa được chấp thuận của Bộ Thương mại. Theo 1 quan chức trong Ban đổi mới Bộ Thương mại thì để cổ phần hoá cả Tổng công ty, Bộ thương mại phải xây dựng được cơ chế bán lẻ giá xăng theo giá thị trường thế giói nhưng phải kiểm soát được tình trạng lạm dụng độc quyền để chi phối giá bán xăng, sau đó mới tiến hành cổ phần hoá cả Tổng công ty. Chưa rõ trong thời gian trước mắt, Tổng công ty xăng dầu có chủ trương cổ phần hoá các công ty xăng dầu ở từng khu vực hay không ? Nhưng có thể còn vướng mắc những cơ chế đặc thù về giá mua giá bán, cơ chế bù lỗ....

    + Các địa phương lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bà rịa, vũng tàu. Đồng Nai, Hải Phòng, Bình Dương .....sẽ lựa chọn các đơn vị lớn để cổ phần hoá trong năm 2007, 2008, 2009, tập trung các ngành như xây dựng phát triển kinh doanh hạ tằng, kinh doanh nước, giao thông công cộng....Dự báo đây cũng là nguồn hàng ổn định và tiềm năng.

    - Trong năm 2007 các Bộ ngành, UBND tỉnh, Tổng công ty nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương bán bớt phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần và với số lượng doanh nghiệp được dự kiến như năm 2006
  3. sharemaster

    sharemaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Đã được thích:
    5
    Cảm ơn bác rất nhiều vì đã đưa ra toàn cảnh về lộ trình cổ phần hoá VN

    Nói chung là cơ hội kiếm tiền còn nhiều , EASYMONEY !

Chia sẻ trang này