Sơn Hà Nội - Doanh nghiệp mạnh nhất trong ngành sơn Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoathuong_thich_du_thu, 19/11/2006.

4581 người đang online, trong đó có 379 thành viên. 11:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2757 lượt đọc và 22 bài trả lời
  1. hoathuong_thich_du_thu

    hoathuong_thich_du_thu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Đã được thích:
    1
    Sơn Hà Nội - Doanh nghiệp mạnh nhất trong ngành sơn Việt Nam

    Được chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Mitsui. Hiện là doanh nghiệp mạnh nhất trong ngành sơn Việt Nam. Độc quyền cung cấp sơn cho 3 hãng xe máy Nhật: Honda, Yamaha và Suzuki. Ngoài ra còn sản xuất sơn dân dụng nhãn hiệu Sơn Đại Bàng. Hãng Mitsui không chỉ cung cấp nguyên liệu, máy móc, công nghệ mà còn mua 8% cổ phần của Sơn Hà Nội.

    Ngành sơn thuộc loại ngành siêu lợi nhuận tại Việt Nam. Thông thường thì mức lợi nhuận chung của ngành này là khoảng 60%/năm. Chú này có thể còn đạt cao hơn vì chú ta độc quyền bán sơn cho 3 hãng xe máy Nhật tại Việt Nam.
  2. wishman

    wishman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Đã được thích:
    0
    Tài chính của nó thế nào , bác post lên anh em tham khảo !
  3. Fico_Vitaly

    Fico_Vitaly Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Muốn đọc báo cáo tài chính thì cứ hỏi mấy bác bên công ty chứng khoán BSC ấy. Công ty BSC tư vấn cho Sơn Hà Nội, nhân viên bên ấy cũng rả rích gom chú này từ mấy tháng nay.
  4. S_Fone2006

    S_Fone2006 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Đã được thích:
    0
    Đúng là ngành sơn thuộc loại ngành siêu lợi nhuận. Xưa nay trên thế giới 5 ngành siêu lợi nhuận thường được nhắc đến: cờ bạc, quảng cáo, bất động sản, sơn-hoá chất, chứng khoán.
  5. kmit06

    kmit06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Rao ké bác, cần bán cp Cty CP Sơn Tổng Hợp Hà Nội (www.sondaibang.com.vn). Số lượng 3700cp, giá 49.000đ/1cp. Liên hệ: 0919019090, sổ sách đầy đủ, có trách nhiệm làm đầy đủ thủ tục, giấy tờ
  6. kmit06

    kmit06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Đã được thích:
    0
    http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/news_detail.asp?period_id=1&cat_id=31&news_id=146
    Chú ý: để có những quyết định cho sự đầu tư của mình vào 1 loại cp nào đó, thì thông tin về ngành hàng là rất quan trọng. Dưới đây là những thông tin thêm cho các bác tham khảo,

    CƠ HỘI ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    I. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hoá chất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

    Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Trong chương trình hiện đại hóa và phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2010 đã xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn là: cơ khí, điện tử, tin học, ứng dụng công nghệ sinh học và sản xuất vật liệu mới. Bên cạnh đó thành phố vẫn tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và thiết bị cho các ngành hàng truyền thống mà thành phố có thế mạnh như: dệt, da, may, chế biến lương thực-thực phẩm, vật liệu xây dựng, công nghiệp giấy, hóa chất, nhựa cao su...

    Ngành sản xuất hoá chất trên địa bàn thành phố với hơn 565 cơ sở, với 17.814 lao động làm ra giá trị sản xuất công nghiệp 3.571 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7.9% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

    1. Dự báo nhu cầu hoá chất cơ bản:

    Hiện nay nhu cầu hóa chất cơ bản của nước ta chưa lớn lắm do các ngành công nghiệp phát triển chưa đồng bộ. Chính điều này sinh ra nghịch lý ví dụ sản xuất nhiều xút thì dư clor, sản xuất sẽ kém hiệu quả. Nhu cầu NAOH hiện nay khoảng 7000 tấn/năm.

    Năm 2001-2010 thỏa mãn nhu cầu hoá chất cơ bản cho các ngành sản xuất, đồng thời có sản phẩm xuất khẩu như: Etylen, Metanol... các oxyt cho sơn và bột màu. Ðầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Etylen và các sản phẩm Etylen để xuất khẩu với công suất 300 ngàn tấn/năm và 150 ngàn tấn EDC/năm.

    Xây dựng nhà máy sản xuất methanol từ methanol có thể làm ra hàng trăm sản phẩm phục vụ công nghiệp, y tế và nhiều ngành khác.

    2. Dự báo công nghiệp hoá chất tiêu dùng:

    Gồm rất nhiều sản phẩm như bột giặt, xà bông thơm, kem đánh răng, nước hoa các loại...

    2.1. Nhu cầu thị trường:

    Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hoá chất tiêu dùng rất lớn. Hiện nay nước ta mới cung cấp được khoảng 1kg/người/năm chất tẩy rửa (thế giới là 5.5 kg/người). Năm 2005 tăng lên 240 ngàn tấn/năm sẽ đạt 3 kg/người/năm. Các sản phẩm khác như xà bông thơm, kem đánh răng... đều có nhu cầu rất lớn, rõ ràng là thị trường trong nước còn rất rộng đối với nhà sản xuất.

    2.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp hoá chất tiêu dùng thời kỳ 2001-2005:

    Tiếp tục đổi mới công nghệ, máy móc và thiết bị. Năm 2005 xóa bỏ hoàn toàn công nghệ lạc hậu. Ða dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã, mở rộng mặt hàng có chất lượng cao, thỏa mãn đầy đủ nhu cầu trong nước, đẩy lùi hàng ngoại nhập tiến tới xuất khẩu cả thành phẩm lẫn nguyên liệu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15-20% trong thời kỳ 2001-2005.

    2.3. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp hoá chất Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2005:

    Dự báo ngành công nghiệp hoá chất có tính quốc tế rất cao. Hầu hết mọi nguồn đầu tư cho ngành hoá chất sẽ được đưa vào châu á với mức tăng trưởng khoảng 11%/năm so với châu Âu chỉ tăng 2.5%. Tại các nước đang phát triển các mặt hàng hoá chất có mức tăng nhanh hơn so với mức tăng GDP, còn ở các nước OECD thì tình hình ngược lại, đặc biệt về các hóa phẩm PTA, Styrelene và Parexylen.

    Ở VN ngoài việc tiếp tục phát triển ngành công nghiệp hoá chất cơ bản và hóa tiêu dùng còn có một ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ-khí đốt ngày càng phát triển mạnh, xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn nằm trong diện phát triển ưu tiên hàng đầu của nước ta. Việc xây dựng nhà máy lọc dầu và hóa dầu ở khu cảng Dung Quất, VN quyết tâm khai thác đến năm 2005 đưa sản lượng khai thác trên 200 triệu tấn/năm. Khi ngành hóa dầu hoạt động thì có tác động lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp nhựa, công nghiệp hoá chất ở VN trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.

    Dự báo giá trị tăng thêm ngành công nghiệp hoá chất Thành phố Hồ Chí Minh :

    Ngành
    2000
    2005
    2010

    GT tỷ đồng
    Cơ cấu %
    GT tỷ đồng
    Cơ cấu %
    GT tỷ đồng
    Cơ cấu %

    Công nghiệp sản xuất hoá chất
    1284
    4.57
    2109
    3.85
    3136
    3.1

    Sản xuất sản phẩm cao su nhựa
    1565
    5.57
    3177
    5.8
    6120
    6.05
  7. kmit06

    kmit06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Đã được thích:
    0
    II. Thực trạng ngành sản xuất hoá chất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

    Phần này chỉ đề cập tập trung vào đổi mới công nghệ và hiện đại hóa ngành. Ngành sản xuất hoá chất mặc dù chưa đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu nhưng ngành công nghiệp hoá chất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò to lớn đối với cả nước, nhất là đối với các loại sản phẩm kem đánh răng, chất tẩy rửa, sơn, hóa mỹ phẩm...

    1. Sản xuất xà bông và chất tẩy rửa:

    Ðối với sản xuất xà bông và chất tẩy rửa phần lớn là máy móc thiết bị cũ và tự chế tạo, trình độ công nghệ ở vào khoảng 1972 của thế giới. Tuy nhiên nhờ bổ sung thiết bị thường xuyên và cải tiến hệ thống cung cấp nhiệt cho tháp sấy phun, thiết kế lại buồng đốt để tăng hiệu quả truyền nhiệt, trang bị thêm các khâu đóng gói tự động, ra đời các sản phẩm chất tẩy trắng quang học và các hoạt chất sinh học... đã nâng cao được chất lượng sản phẩm ngành tẩy rửa.

    Trước đây ngành sản xuất nguyên liệu để sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp đa số phải nhập từ nước ngoài, công nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi sinh, môi trường lớn trong khu vực sản xuất. Ðến nay nhiều cơ sở đã nghiên cứu đưa thiết bị lọc tay áo vào hoạt động. Các thiết bị này có tác dụng lọc bụi, bột giặt trong khí thải từ hệ thống phun sấy.

    Công nghệ sản xuất các sản phẩm trong ngành tẩy rửa khả năng trong nước đã đáp ứng được thị hiếu nhưng riêng công nghệ chế tạo mẫu mã, bao bì và các thiết bị nhằm hạn chế tốc độ ô nhiễm môi trường là rất quan trọng.

    Về nhu cầu thị trường : thị trường chất tẩy rửa hiện nay rất phong phú và đa dạng. Các công ty liên doanh đã cho nhiều loại sản phẩm và khuyến mãi ào ạt. Mặt hàng bột giặt hầu như không có nhập khẩu từ nước ngoài, chỉ có khoảng dưới 10% là hàng nhập lậu qua biên giới. Như vậy trên 90% thị trường bột giặt là hàng sản xuất trong nước.

    Về quy hoạch ngành: sản xuất chất tẩy rửa dạng bột và kem, xà bông các loại khoảng 24 ngàn tấn/năm. Trình độ công nghệ tự động, bán tự động và thủ công. Việc đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất nhóm ngành xà bông và chất tẩy rửa nhằm hạn chế việc ô nhiễm môi sinh và môi trường trong khu vực sản xuất và trên địa bàn dân cư, hạn chế sản xuất chất DBSA chuyển sang sản xuất LAS để phục vụ cho nhu cầu nguyên liệu chất tẩy rửa.

    2. Sản xuất kem đánh răng:

    2.1. Về nhu cầu thị trường:

    Theo ước tính của các nhà sản xuất, hiện nay mức tiêu thụ bình quân mỗi người là 160g/năm thì phải sản xuất 130 triệu ống/năm. Công ty P/S cung cấp được 80 triệu ống/năm và phấn đấu xuất khẩu 5-10% các loại kem đánh răng cao cấp qua thị trường Nga, châu Phi để thu ngoại tệ và trao đổi nguyên liệu vật tư dùng cho sản xuất.

    Ðã có một số doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị máy trộn, khuấy, nghiền liên hợp, máy vô ống và kẹp đuôi cho ống nhôm và ống phức hợp... đã nâng cao được năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp điển hình như các công ty P/S, công ty Daso, công ty Như Ngọc...

    2.2. Về lựa chọn công nghệ:

    Các công nghệ sản xuất kem đáng răng hiện nay chủ yếu là của Ðức, Thụy Ðiển, Mỹ bao gồm các thiết bị: máy trộn, nghiền, hút chân không, máy vô kem đóng ống, máy vô hộp chiết tự động.

    Ðể nâng cao chất lượng sản phẩm: trước mắt cần tập trung sản xuất nguyên liệu vì hầu hết các nguyên liệu làm kem đánh răng phải nhập ngoại. Muốn quản lý tốt về chất lượng kem đánh răng thì TP nên cấp vốn cho các cơ sở sản xuất calcium cabonate light, glycerin, sorbitol... những nguyên liệu để sản xuất những chất nêu trên trong nước ta có, đồng thời đầu tư từ khâu mẫu mã bao bì để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

    3. Sản xuất sơn:

    Ngành sơn ở TP chủ yếu thuộc lĩnh vực sơn dân dụng với một số xí nghiệp tên tuổi như: sơn Bạch Tuyết, sơn á Ðông... và một số cơ sở ngoài quốc doanh với sản lượng khoảng 8000 tấn/năm.

    Thiết bị, công nghệ đổi mới được khoảng từ 30-40%, đơn vị khá nhất ở TP thì tụt hậu 20 năm so với khu vực.

    Ngành sơn là ngành có lợi nhuận khá cao, nhu cầu ngày càng tăng. VN mức tiêu thụ khoảng 0.6kg/đầu người/năm. Dự kiến đến năm 2005 phấn đấu đạt mức sản lượng trên 17 ngàn tấn/năm. Vì vậy mục tiêu ngành sơn là phải đổi mới công nghệ và thiết bị khoảng 200 triệu USD, tạo nguồn nguyên liệu căn bản trong nước để sản xuất ra nguyên liệu sản xuất sơn như các chất dung môi xylène, toluene, bột màu sản xuất sơn...

    Cần nghiên cứu đổi mới toàn bộ thiết bị sản xuất của ngành sơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường nơi sản xuất. Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất sơn trong nước, không cho công ty nước ngoài đầu tư vì với khả năng tài chính lớn sẽ cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp trong nước.

    4. Sản xuất hóa mỹ phẩm:

    Ngành hóa mỹ phẩm vài năm trở lại đây sản xuất thu được lợi nhuận khá cao. Riêng các doanh nghiệp thuộc Sở công nghiệp đã sản xuất được 8.5 triệu chai nước hoa loại 30cc, 9.9 triệu chai dầu gội đầu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang thị trường Ðông Âu.

    Trên địa bàn TP có khoảng 100 đơn vị đang sản xuất ngành hóa mỹ phẩm với doanh số 45 tỷ đồng/năm, tập trung chủ yếu ở 4 quận: 5,6,11 và Bình Thạnh.

    Về công nghệ ngoài một số thiết bị chuyên dùng tự động như khuấy trộn, vô chai, ngành sản xuất hóa mỹ phẩm còn sử dụng các thiết bị thủ công. Cần đầu tư trang thiết bị để sản xuất bao bì đựng mỹ phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế sử dụng nguyên liệu ngoại nhập, tân dụng sẵn các nguồn hương thiên nhiên ở VN.

    III. Danh mục các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp hoá chất và nhựa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

    TT
    Công trình, chủ đầu tư
    ÐÐ đầu tư
    Nội dung đầu tư
    Công suất sản phẩm
    Vốn đầu tư (triệu USD)

    1
    Liên doanh sản xuất bột giặt (công ty bột giặt Viso)
    Thủ đức
    Mở rộng nhà máy, nâng công suất



    2
    XN sản xuất hương liệu (công ty hóa mỹ phẩm hương liệu)
    Thủ đức
    đầu tư mới



    3
    XN sản xuất nước hoa và mỹ phẩm khác (Sở công nghiệp )
    Quận 5
    đầu tư mới



    4
    Dây chuyền sản xuất pin R6P
    Quận6
    đầu tư chiều sâu
    50-60 triệu viên pin/năm


    5
    Dây chuyền sản xuất sơn ôtô (công ty sơn chất dẻo miền Nam)

    xây dựng mới
    5000 tấn/năm


    6
    Tổng công ty nhựa VN
    nhiều địa điểm
    đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, cải tạo nhà xưởng
    70 ngàn tấn nhựa các loại
    70

    7
    Tổng công ty nhựa VN
    nhiều địa điểm
    đầu tư mới XN sản xuất form
    25 tấn form
    50.5

    8
    Công ty nhựa Rạng Ðông
    Quận 11
    đầu tư chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm
    50000 tấn sản phẩm các loại
    25

    9
    Công ty nhựa Bình Minh
    Quận 6
    đầu tư chiều sâu, mở rộng mặt bằng nhà xưởng
    60000 tấn nhựa
    20

    10
    Công ty nhựa Tân Tiến
    Quận TB
    đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị
    40000 tấn thủy tinh/năm
    10

    11
    XN nhựa 4 (Sở công nghiệp )

    sản xuất các loại phao bơi, ván lướt

    0.22

    12
    Công ty nhựa Ðô Thành (Sở công nghi-p )

    sản xuất chai Pet, khuôn nhựa

    1.1




    IV. Các cơ chế, chính sách khuyến khích và biện pháp hỗ trợ:

    Trên cơ sở đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp hoá chất từ nay đến 2005 có nhiều giải pháp như: giải pháp về xuất khẩu, huy động các nguồn vốn, đa dạng hóa hình thức sở hữu, đổi mới cơ chế quản lý... trong đó đổi mới cơ chế quản lý đóng vai trò quan trọng vì nó liên quan đến công tác quản lý nhà nước các cấp.

    1. Về cơ chế quản lý:

    Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ trong kế hoạch, phương án sản xuất sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật, tổ chức tuyển dụng lao động và trả công lao động.

    Giám sát hoạt động doanh nghiệp bằng luật pháp: luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư trong nước...

    Hỗ trợ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp bằng các chính sách như:

    - Ðầu tư trực tiếp cơ sở hạ tầng, hệ thống đường, điện, nước.

    - Có chính sách miễn giảm thuế, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thông tin giá cả thị trường, cho vay vốn theo các dự án giải quyết việc làm. Thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường, chính sách nộp thuế,...

    1.1. Chính sách ngành nghề và ngành hàng:

    Tính đa dạng và phong phú về ngành nghề,ngành hàng trong kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là vấn đề khách quan phù hợp với kinh tế thị trường mới phát triển ở VN. Vì vậy quyết định theo ngành nghề nào, ngành hàng nào của các doanh nghiệp là tùy thuộc vào đặc thù của từng giai đoạn.

    Cần có chính sách ưu đãi đối với ngành công nghiệp hoá chất, là ngành lớn. có tính độc hại cao, ngành thu hút nhiều lao động kỹ thuật và sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp khác.

    Ngành công nghiệp sản xuất hoá chất hầu hết có ảnh hưởng đến môi sinh môi trường nơi sản xuất vì vậy cần phải có chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm vào khu công nghiệp tập trung đồng thời hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhằm đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa từng bước công nghệ nhằm cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.

    1.2. Chính sách thuế:

    Cần giảm thuế doanh thu đối với một số mặt hàng tiêu dùng được sản xuất trong nước, tăng thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng cùng loại mà trong nước sản xuất được, có giá thành rẻ hơn.

    Không tính thuế thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ.

    Giảm thuế lợi tức từ 30-40% xuống còn 20-25% cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

    Ðối với ngành sản xuất hoá chất nên chia làm 3 nhóm:

    + Nhóm 1: sản phẩm hóa tiêu dùng, thuế suất 1-2%.

    + Nhóm 2: nguyên liệu hoá chất nên áp dụng tối đa 1%.

    + Nhóm 3: hoá chất cơ bản thì miễn thuế.

    1.3. Chính sách xuất nhập khẩu:

    Khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu nếu doanh nghiệp đạt được 3 điều kiện:

    + Uy tín của hàng hóa.

    + Uy tín của công ty mẹ.

    + Uy tín của doanh nghiệp.

    Cần có sự tài trợ xuất khẩu của ngân hàng ngoại thương, thương mại để có thể bảo hiểm xuất nhập khẩu, tư vấn cho quá trình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

    1.4. Chính sách về vốn:

    Các doanh nghiệp chủ yếu thiếu vốn đầu tư nhà xưởng, đổi mới công nghệ nhưng vay ngân hàng chỉ được giải quyết vay ngắn hạn, lãi suất cao nên không thể tự đầu tư được. Vì thế một số doanh nghiệp đầu tư chui. Cần thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung được nguồn vốn phụcvụ sản xuất kinh doanh.

    Xúc tiến và mở rộng huy động vốn thông qua mua bán chứng khoán, cổ phần thông qua ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp bổ sung vốn để kinh doanh.

    1.5. Chính sách lao động:

    Cần thực hiện tốt việc ký hợp đồng lao động. Nhà nước cần đầu tư mở rộng các cơ sở dạy nghề để đào tạo công nhân kỹ thuật cung ứng cho doanh nghiệp.

    Cần có chính sách sử dụng và nâng cao trình độ hiện có, thu hút lực lượng khoa học kỹ thuật, sử dụng chất xám vào sản xuất.

    1.6. Chính sách du nhập công nghệ nước ngoài:

    Cố gắng đưa kỹ thuật, công nghệ cao vào trong nước bằng hình thức ký hợp đồng nhập khẩu công nghệ, bằng sáng chế kỹ thuật, tránh đầu tư trực tiếp.

    Hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài dưới mức 49%. Lập các trung tâm dữ liệu về tin tức khoa học, công nghệ, thị trường.

    2. Về cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp:

    Cần phải thực hiện ngành hàng vào khu công nghiệp tập trung để có chính sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm vào khu công nghiệp như giảm giá thuê đất, kéo dài thời hạn trả tiền thuê đất, hỗ trợ kinh phí di dời...

    Tăng cường các biện pháp quản lý sau giấy phép thông qua việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề mà ngành sản xuất công nghiệp hoá chất là ngành có điều kiện nhằm ngăn chặn tệ làm hàng gian, hàng giả gây tác hại cho người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường trong khu vực sản xuất và trên địa bàn dân cư. Có biện pháp xử lý thích đáng đối với những trường hợp vi phạm.

    Tăng cường quản lý nhất là công tác thuế và thực hiện miễn giảm thuế cho doanh nghiệp theo đúng luật khuyến khích đầu tư trong nước.

    Nghiên cứu và tổ chức thực hiện tốt các chính sách về bảo hiểm xã hội, y tế, xây dựng các tổ chức cơ sở Ðảng, công đoàn thanh niên, phụ nữ trong các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

    Vận động thi đua, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp hoá chất nhằm góp phần vào tiến trình phát triển ngành công nghiệp TP theo các chỉ tiêu kinh tế xã hội mà Nghị quyết đại hội Ðảng bộ TP đã đề ra./
  8. kmit06

    kmit06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Nói về kinh nghiệm "làm ăn" với người Nhật, ông Nguyễn Thiện Ái - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP sơn tổng hợp Hà Nội - cho biết: "Có 3 nguyên tắc bất di bất dịch cộng tác với đối tác Nhật: Đảm bảo giao hàng đúng hạn, chất lượng sản phẩm luôn ổn định và giá cả luôn cạnh tranh. Để trở thành DN vệ tinh chuyên cung cấp sơn cho nhà sản xuất Honda và Yamaha VN, ông Ái đã phải bỏ nhiều công sức tìm hiểu đối tác, nắm bắt công nghệ và cách quản lý, điều hành của các Cty Nhật, bên cạnh đó là đầu tư thiết bị, nhà xưởng, cải tạo điều kiện làm việc, áp dụng các tiêu chuẩn ISO...?.

    (nguồn tin lấy từ báo điện tử **********************: http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=28&subtopic=114&leader_topic=181&id=BT310417021 )

    Quan điểm của tôi là: cùng đầu tư & cùng thắng lợi, thằng này ít nữa bọn cty Nhật còn sẽ gom tiếp cp, 1 cách ngắn nhất để tham gia thị trường ngành Sơn (cùng với Nippon), giống đại gia nhật mua lại Bảo Hiểm Bảo Minh.
  9. kmit06

    kmit06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Phát triển công nghiệp phụ trợ (CNPT) có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình CNH. Hiện tại, do ngành CN ở VN đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dịch sang "thế hệ CN thứ hai" nên việc thực hiện tỷ lệ NĐH cao là khó có thể đạt được.
    Thực trạng yếu kém
    Nhìn chung ngành CNPT VN vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai, yếu kém, manh mún. Số lượng các DN phụ trợ nội địa mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản và cơ cấu giá trị NĐH rất nhỏ. Nhận dạng CN này có thể dựa vào 3 yếu tố. Thứ nhất, tính chất và đặc thù của các sản phẩm, loại sản phẩm phụ trợ như phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ kiện... Các DN VN hiện chỉ có thể tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ tùng linh kiện có kích cỡ cồng kềnh với công nghệ sản xuất không phức tạp và chỉ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của các DN FDI.
    Thứ hai, năng lực của các nhà cung ứng chưa mạnh. Các DN nội địa có trình độ công nghệ lạc hậu, trung bình, năng lực tổ chức sản xuất và quản lý chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư FDI. Một trong những điểm yếu nhất là khả năng nghiên cứu, phát triển (R&D).
    Thứ ba, yêu cầu đặt ra cũng như chính sách thu mua từ phía các Cty FDI rất khắt khe về chất lượng, thông số kỹ thuật, nguồn nguyên vật liệu và thời hạn giao hàng. Thực tế, các DN nội địa khó có khả năng đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu này. Xin đưa ra một dẫn chứng trong lĩnh vực xe máy: số lượng DN phụ trợ nội địa trong ngành này khá nhiều nhưng số lượng trở thành nhà cung ứng cho DN FDI lại không đáng kể. Cũng có quan điểm cho rằng, tình hình này là do các DN FDI nặng về loại hình phụ trợ "ruột". Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là năng lực sản xuất kinh doanh và uy tín của các DN nội địa vẫn chưa mạnh, hay nói rõ hơn là thực trạng ngành CNPT vẫn còn yếu.
    Khai thông thế nào?
    Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như yêu cầu và sự hỗ trợ của các hãng chính cho DN phụ trợ VN; các chính sách cơ bản của Chính phủ... Nắm rõ được những vấn đề này sẽ giúp VN cũng như DN đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành CNPT.
    Theo kết quả khảo sát, có một số tiêu chí yêu cầu từ các hãng nói chung đối với các nhà cung ứng: Dù các nhà cung ứng phụ tùng, phụ kiện hoàn toàn độc lập trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng họ luôn phải tuân thủ theo những cam kết hợp đồng về nguồn gốc hay xuất xứ nguyên vật liệu và các nguyên vật liệu này thường phải được nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... Loại sản phẩm mà các hãng yêu cầu thường là linh kiện phụ tùng có kích cỡ cồng kềnh, trọng lượng lớn như vỏ nhựa, ống kim loại, khuôn đúc, dập, ép... với công nghệ sản xuất không cao nhưng chất lượng, thời gian và các dịch vụ sau bán hàng lại phải ưu tiên hàng đầu.
    Tính hai chiều giữa các Cty lắp ráp (DN FDI) và các nhà cung ứng (DN nội địa) chưa thực sự rõ ràng, nhất là phía nhà lắp ráp. Nhiều Cty lắp ráp có hỗ trợ cho DN cung cấp nhưng mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ kỹ thuật như gửi chuyên gia đào tạo tại chỗ, cung cấp khuôn mẫu hoặc bản vẽ cho DN phụ trợ.
    Chính những yếu tố này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Chính phủ, của các nhà lắp ráp và DN nội địa trongviệc thiết lập các cơ quan đầu mối, tại sự chuyên nghiệp về CNPT. Hiện VN đã có 3 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại Hà nội, TP HCM, Đà Nẵng với mục tiêu hỗ trợ các DNNVV nhằm đáp ứng yêu cầu của các DN lắp ráp FDI; tạo ưu đãi cần thiết cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực phụ trợ; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... Đây là vấn đề có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các nhà phụ trợ nội địa trong giai đoạn hiện nay. Đương nhiên, yếu tố không thể thiếu là nỗ lực đầu tư, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ các hãng chính hoặc các DN phụ trợ nước ngoàicủa các DN nội địa.
    PGS, TS Phan Đăng Tuất - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công nghiệp)
    Ông Lê Đức Tuyên - TGĐ Cty cổ phần CN và thương mại LIDOVIT: Cần đầu mối để hỗ trợ DN
    Hiện nay, CNPT của VN vẫn chưa có một đầu mối chính thức nên các DN gặp không ít khó khăn. CNPT của VN cần có một đầu mối để giúp các DN, chẳng hạn như hiệp hội, hoặc một cơ quan trực thuộc Chính phủ. Các DN sản xuất mặt hàng phụ trợ phần lớn là các DNNVV, do vậy tiềm lực còn yếu. Chúng tôi mong muốn được Chính phủ hỗ trợ về mặt tài chính cũng như hỗ trợ về mặt pháp lý để các DN có thể yên tâm đầu tư sản xuất.Các DN cũng mong muốn được các chuyên gia từ chính hãngtư vấn về mặt kỹ thuật, cách thức quản lý sản xuất sao cho hiệu quả...
    Ông Nguyễn Thiện Ái - GĐ Cty Sơn tổng hợp Hà Nội: Mạnh dạn tìm đối tác thích hợp
    Cách đây gần 10 năm, với sự giúp đỡ của JETRO, chúng tôi đãhợp tác với Cty sơn Kawakima - một Cty sản xuất sơn loại vừa của Nhật. Cty này đang sản xuất và bán sơn xe máy cho các Cty sản xuất xe máy tại Nhật như: Honda, Yamaha... Qua hợp tác với các Cty Nhật, tôi thấy rằng chúng ta cần phải đáp ứng được các điều kiện như: hệ thống quản lý chất lượng phải tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000. Chúng ta cần phải thẳng thắn, trung thực trong quan hệ, thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã hứa và cam kết đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi của các bên. Tôi cho rằng, các DNNVV sản xuất các mặt hàng phụ trợ nên mạnh dạn tiếp cận và tìm đối tác thích hợp thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại.
  10. thienthanthom

    thienthanthom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Thank vì những thông tin bổ ích tiếp tục phát huy nhé. Làm giá chuyên nghiệp phết.hihi

Chia sẻ trang này