Sóng bất động sản mới bắt đầu ???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Jordan_Belfort, 18/04/2012.

5881 người đang online, trong đó có 623 thành viên. 21:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 430 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. Jordan_Belfort

    Jordan_Belfort Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Không chim lợn nhưng các bác đừng kỳ vọng quá cao vào tác động tức thời của việc hạ LS đối với BĐS nhé. BĐS sẽ ngon nhưng là khi nào mới quan trọng. Quan điểm đầu tư phải đặt mục tiêu an toàn là trên hết, đừng để mất thành quả mấy tháng đầu năm.

    Quan điểm: Q3 mới ngon được.


    http://*********.vn/ChannelID/763/Tin-tuc/220484-doanh-nghiep-dia-oc-xin-nop-thue-bang-dat.aspx
    Doanh nghiệp địa ốc xin nộp thuế bằng đất

    Dự kiến bán dự án được 60 tỷ đồng, trong khi phải nộp thuế đất là 57 tỷ đồng, Giám đốc Công ty địa ốc Bình Dân - Lê Ngọc Tú kiến nghị được đóng tiền sử dụng đất bằng đất.

    Ông Tú đầu tư dự án rộng 14.000 m2 dành cho đối tượng có thu nhập trung bình thấp. Công ty địa ốc Bình Dân được hướng dẫn nộp tiền sử dụng đất 57 tỷ đồng trong khi dự trù bán hết dự án chỉ thu được 60 tỷ đồng. Trước viễn cảnh đó, doanh nhân này đã gõ cửa nhiều nơi để xin cứu xét vì tiền sử dụng đất bất hợp lý. Tuy nhiên, 3 năm qua ông vẫn chưa được giải quyết.
    "Tiền sử dụng đất quá cao, thị trường lại khó nên tôi xin được đóng thuế bằng đất của dự án. Nếu vẫn không xong, tôi xin giao dự án lại cho Nhà nước, chính quyền kinh doanh, sau khi bù trừ cho tôi lại được nhiêu thì cho”, ông Tú giãi bày.
    Trường hợp bế tắc của Công ty địa ốc Bình Dân vì tiền sử dụng đất không phải là cá biệt. Trong bối cảnh thị trường bất động sản xuống dốc, giá giảm rất mạnh, Nghị định 69 do Chính phủ ban hành ngày 13/8/2009 quy định thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường đã khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản phải "méo mặt".
    Trước đây, tiền sử dụng đất được tính dựa theo bảng giá đất chỉ bằng 20-30% giá thị trường. Nay tiền sử dụng đất căn cứ vào giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế. Điều này có nghĩa là khi bù trừ các chi phí hạ tầng, bồi thường giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất thì doanh nghiệp có thể không có lãi mà còn cạn vốn.
    Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa chia sẻ, trong khi các doanh nghiệp khác án binh bất động chờ giải quyết bất hợp lý về tiền sử dụng đất thì ông sốt ruột làm thử. "Kết quả là thay vì bán nhà 11-13 triệu đồng mỗi m2 thì giá thành phải đội lên thành 16-17 triệu đồng mỗi m2 mới có tiền đóng tiền sử dụng đất cho dự án", ông Nghĩa cho biết.

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=59830 Lãnh đạo Công ty Lê Thành cho hay, doanh nghiệp ông chuyên bán căn hộ giá rẻ cho đối tượng có thu nhập trung bình thấp. Mọi chi phí đều phải cắt giảm nên lợi nhuận của doanh nghiệp không cao, chủ yếu lấy công làm lời. Nay phải đội giá thành lên để đóng tiền sử dụng đất là đi ngược lại với xu thế thị trường hướng đến người tiêu dùng có nhu cầu thật. "Vả lại bán căn hộ giá 16-17 triệu đồng cho người có thu nhập trung bình thấp thì không ai mua nổi. Tôi đang phản ánh tình trạng này lên các cơ quan chức năng để tìm hướng giải quyết", ông Nghĩa nói.
    Theo Giám đốc Công ty An Thiên Lý, Nguyễn Cảnh Hà, Nghị định 69 quy định mức thuế đóng tiền sử dụng đất là 100% theo giá thị trường tại thời điểm nộp hồ sơ. Việc tính thuế do công ty thẩm định giá thực hiện và phải được sự đồng ý của tổ liên ngành. Doanh nghiệp muốn triển khai dự án phải hoàn thành bốn bước theo thứ tự: chi phí thủ tục, chi phí giải phóng mặt bằng, hạ tầng và sau cùng là đóng thuế.
    Ông Hà phân tích, việc phải trả 3 chi phí đầu rồi mới tính đến thuế với khung giá cao sẽ khiến doanh nghiệp không có đường lùi nữa. "Nghị định 69 đang đẩy thị trường vốn rất khó khăn vào bước đường cùng. Tiền sử dụng đất chỉ nên thu 10-20% theo bảng giá đất hàng năm là hợp lý nhất”, ông kiến nghị.
    Trong khi đó Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Nam Long, Lương Hoài Nam cho rằng, Nghị định 69 đang đánh đố doanh nghiệp. Chủ đầu tư đối mặt với ẩn số không biết được chi phí đầu tư bao nhiêu khi tiền sử dụng đất vẫn còn gây nhiều tranh cãi. "Doanh nghiệp phải án binh bất động các dự án sẽ kéo theo Nhà nước không thể thu thuế, không mang lợi ích gì cho nền kinh tế", ông nói.
    Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM - Lê Hoàng Châu cho hay, Hiệp hội Bất động sản TP HCM đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét thu tiền sử dụng đất trên cơ sở ấn định tỷ lệ 10-20%. "Những trường hợp dự án bị tính tiền sử dụng đất chưa hợp lý, khiến không thể thực hiện dự án hoặc khoản thuế này đẩy giá nhà đất lên cao cũng đã được Hiệp hội trình thành phố xem xét", ông nói.
    Về phản hồi của thành phố, ông Châu cho biết thêm, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo Sở Tài chính rà soát lại cách tính tiền sử dụng đất để giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.
    Vũ Lê
    vnexpress
  2. Jordan_Belfort

    Jordan_Belfort Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2012
    Đã được thích:
    0
    đang có hiện tượng xả hàng rất mạnh các mã BĐS tăng nóng, và sẽ dịch chuyển đi đâu hỡi dòng tiền???
    Cổ phiếu ngành sản xuất nào đây???;));));))
  3. Jordan_Belfort

    Jordan_Belfort Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ đặt kỳ vọng hơn 500 tỷ đi!!! Sóng BĐS chính thức đặt dấu chấm từ hôm nay! Tin xăng dầu có khẳ năng tăng
    http://cafef.vn/20120419064116257CA51/4-doanh-nghiep-dau-moi-de-nghi-tang-gia-xang-dau.chn

    cộng với sự thất vọng về KQKD Q1 của các doanh nghiệp bất động sản, làn sóng chốt lời cổ phiếu BĐS đã đẩy VNI tụt dốc, gây tâm lý hoảng loạn và lan sang các cổ phiếu ngành khác!!! ;));));))

    http://cafef.vn/20120419120915390CA...y-dong-q1-giam-manh-hon-85-so-voi-cung-ky.chn

    NTL: Công ty mẹ Lãi sau thuế 5,54 tỷ đồng Q1, giảm mạnh hơn 85% so với cùng kỳ
    Do tỷ trọng giá vốn hàng bán bật tăng mạnh từ 37,17% hồi quý I/2011 lên 96,12% quý I/2012 khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh 92%.

    Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL) báo cáo kết quả kinh doanh quý I năm 2012 của riêng công ty mẹ.

    Quý I năm 2012, NTL đạt 86,29 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 29,45% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy doanh thu thuần tăng nhưng tỷ trọng giá vốn hàng bán bật tăng mạnh từ 37,17% hồi quý I/2011 lên 96,12% quý I/2012 khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh 92%.

    Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ bằng phân nửa cùng kỳ nhưng công ty được hoàn nhập 3,25 tỷ đồng chi phí tài chính.

    Sau khi trừ các phí khác, NTL lãi sau thuế 5,54 tỷ đồng, giảm mạnh 85,27% so với cùng kỳ.

    Báo cáo KQKD

    Hải An
    Theo TTVN/NTL
  4. Jordan_Belfort

    Jordan_Belfort Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Đúng là cái vòng luẩn quẩn, nợ thêm nợ chồng chất.
    http://land.cafef.vn/20120420111346...nh-nghiep-bds-hien-nay-cang-vay-cang-chet.chn

    Chủ tịch NTL Nguyễn Văn Kha: “Doanh nghiệp BĐS hiện nay càng vay càng chết”
    Ông Nguyễn Văn Kha Chủ tịch NTL
    Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là khôi phục lại tâm lý khách hàng, giải quyết hàng tồn, chứ không phải là đi vay ngân hàng để đầu tư tiếp, doanh nghiệp càng vay đầu tư càng lún sâu vào “cái chết”.

    Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Kha, Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL) khi trao đổi với phóng viên bên lề Đại hội cổ đông của NTL được tổ chức ngày 14/4 vừa qua.

    Thời gian gần đây, tín hiệu từ chính sách tiền tệ của Chính phủ đối với Bất động sản phần nào nới lỏng hơn so với trước đây. Giải pháp dần hạ lãi suất, hỗ trợ cho vay cho hầu hết các đối tượng trong lĩnh vực bất động sản đã có những tín hiệu tích cực và tốt hơn cho thị trường BĐS vốn dĩ đã mất thanh khoản khá trầm trọng trong thời gian dài vừa qua.

    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, động thái của NHNN sẽ có tác động tịch cực vào tâm lý của khách hàng, “đánh vào” dòng tiền huy động trong dân bởi khi hạ lãi suất huy động xuống 12%/năm sẽ tác động ngay đến sự so sánh giữa gửi tiền vào ngân hàng hay đổ tiền vào bất động sản của người dùng.

    Theo quan điểm của ông Nguyễn Văn Kha, vấn đề ở đây là tính thanh khoản của thị trường, chứ không phải là các DN bất động sản thiếu quá nhiều vốn để đầu tư xây dựng. Nếu vẫn cứ vay ngân hàng và đem đầu tư các dự án thì doanh nghiệp bất động sản sẽ ngày càng lún sâu vào “cái chết”. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải tạo được niềm tin cho người dùng và tăng tính thanh khoản của thị trường để giải quyết hàng tồn.

    Ông có đánh giá ra sao về những giải pháp tín dụng mà NHNN vừa mới ban hành nhằm hỗ trợ cho thị trường bất động sản vừa qua, thưa ông?

    Với giải pháp này của Chính phủ đưa ra thời gian qua sẽ chưa có tác động ngay mà có độ trễ của nó, giải pháp này nhằm tạo niềm tin. Người kinh doanh có thể được một chút, mất một chút nhưng cũng không quan trọng bằng mất niềm tin. Niềm tin của khách hàng mới là quan trọng nhất hiện nay.

    Khi niềm tin mà bị mất thì rất khó kéo lại được, kinh nghiệm của chúng tôi là tạo dựng được niềm tin cho toàn xã hội là cái then chốt trong điều hành doanh nghiệp. Nhìn xa hơn là niềm tin của người dân đối với các chính sách của Chính phủ, nếu mất niềm tin của người dân thì mọi hoạt động kinh tế sẽ trì trệ và khó khăn.

    Giảm lãi suất nhưng vay vốn vẫn khó khăn, lãi suất cao, DN kinh doanh bất động sản sẽ ứng phó với điều này như thế nào trong thời gian tới?

    Tín hiệu nới tín dụng và giẩm lãi suất của cả đầu ra và đầu vào đó là một tín hiệu tốt không chỉ cho riêng các doanh nghiệp bất động sản mà còn cho tất cả các lĩnh vực khác đều được tháo gỡ. Đương nhiên là điều đó còn có độ trễ, chứ không phải là nói một cái là có tác dụng ngay. Nói một cái mà có tác động ngay thì chỉ là lãi suất huy động, còn cho vay thì không dễ gì ngân hàng có thể hạ ngay vì thực tế là hiện nay các ngân hàng vẫn còn khó khăn về thanh khoán. Nhưng tôi nghĩ rằng, sau quý 2/2012 thì các ngân hàng sẽ bội thu về tiền.

    Chúng ta vẫn thường nói nhiều đến các doanh nghiệp bất động sản thiếu vốn, nhưng quan điểm của tôi lại khác. Đương nhiên là thiếu vốn nhưng không phải là quá nhiều. Vấn đề là ở tính thanh khoản của thị trường, thanh khoản hiện nay là rất kém. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tạo được niềm tin cho người sử dụng bỏ tiền ra mua bất động sản.

    Chúng ta đã đặt nặng vấn đề “cái chết” của bất động sản, do đó, người dân đang chờ cho bất động sản xuống nữa. Đây là một tâm lý rất nguy hiểm cho thị trường. Làm sao để cho người sử dụng thấy đây là thời điểm tốt để mua nhà ở, tạo nguồn vốn cho người dân vay mua nhà còn tốt hơn.

    Còn bản thân các doanhnghiệp BĐS bây giờ mà vay vào để tạo ra sản phẩm nhưng lại không tiêu thụ được thì còn “chết nữa ”, lún sâu hơn nữa vào “cái chết”.

    Doanh nghiệp bất động sản hiện nay nên từ từ trong việc tạo ra sản phẩm (đầu tư xây dựng dự án), mà cần dần dần giải quyết số lượng hàng tồn kho. Sau khi giải quyết xong lượng hàng đang tồn kho quá lớn đó thì các doanh nghiệp mới đủ sức để kinh doanh tiếp.

    Ngoài giải pháp tín dụng, còn có thể có biện pháp nào tạo tính thanh khoản?

    Hiện nay thực tế là người dân đang mất lòng tin nhiều, nhiều người đang có tâm lý chờ cho BĐS chết để mua được bất động sản rẻ. Vì thế, điều quan trọng hiện nay là phải gây dựng lại được niềm tin cho người mua hàng.

    Trên thực tế, Công ty Nhà Từ Liêm đã có khá nhiều khách hàng đã có sản cả trục tỷ đồng chuẩn bị “xuống tiền” mua sản phẩm nhưng lại thấy tín hiệu thị trường là ngành kinh doanh bất động sản sắp chết, người ta lại dừng lại không mua nữa, khách hàng đã xác định giá, và đồng ý mua với giá đó rồi nhưng lại “khất”, lại để tiền vào kho không mua nữa.

    Ông có nhận định như thế nào cho thị trường bất động sản thời gian tới?

    Đây là giai đoạn mua phù hợp, trong năm 2012 người mua dùng là nhiều chứ không còn là những người đầu tư thứ cấp nữa.

    Thị trường bất động sản năm 2012 sẽ không thể sốt như năm 2010, chỉ ở mức có thanh khoản và có giao dịch nhưng sẽ dần dần hồi phục hơn. Giá tại thời điểm này hiện tại là đã khá thấp, nhiều nhà đầu tư hiện tại muốn bán sản phẩm ra để thu hồi vốn thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, chứ không còn là mục đích kiếm lợi nhuận cao.

    Xin cám ơn ông!

    Phạm An (thực hiện)

    Theo TTVN
  5. Jordan_Belfort

    Jordan_Belfort Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2012
    Đã được thích:
    0
    và có vẻ như, có nhiều bác bị kẹp hàng BĐS lắm!!!

    Cái chết được báo trước!

    Cái chết được báo trước!
    Hàng chục ngàn doanh nghiệp đã chết và sẽ còn có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp khác phải ra đi nếu tình hình khó khăn như hiện nay vẫn kéo dài. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân của những cái chết đó là do lãi vay ngân hàng quá cao, sức mua của thị trường giảm sút. Thực tế, những yếu tố trên chỉ đóng vai trò như chất xúc tác cho một kết cục tất yếu. Câu chuyện của ngành bất động sản và vật liệu xây dựng là một ví dụ điển hình.

    Bong bóng trên thị trường bất động sản đã lây lan nhanh sang nhiều ngành có liên quan khác, mà gần nhất là ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

    Thời bong bóng!

    Trở lại năm 2007, thời điểm thị trường chứng khoán và địa ốc đang lên cơn sốt cao độ. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã không cưỡng lại được sức cám dỗ của những khoản lợi nhuận kếch xù mà chứng khoán, bất động sản hứa hẹn sẽ mang lại.

    Ở thời điểm đó, các công ty địa ốc là thượng đế. Người ta xếp hàng rồng rắn hoặc tận dụng những mối quan hệ cá nhân để giành cho được quyền mua căn hộ, bởi chỉ cần có được một suất mua là đã có thể sang tay để kiếm vài chục triệu đồng. Bầu không khí đó đã thúc đẩy rất nhiều doanh nghiệp lao vào chứng khoán, bất động sản. Nhưng ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thép Việt, lại tỏ ra rất cảnh giác. “Một khi có rất nhiều người tham gia, thì thị trường sẽ trở thành bong bóng”, ông nhận định. Giờ đây, nhớ lại giai đoạn đó, ông mừng vì mình đã cảnh giác, trong khi rất nhiều đồng nghiệp và những doanh nhân mà ông biết đang ôm đất và chết dần, chết mòn.

    Các cơ quan quản lý đã không làm gì, thậm chí còn chiều theo doanh nghiệp, theo nhà đầu tư bằng việc xé rào quy hoạch để đổi lấy thành tích thu hút vốn đầu tư cho ngành, cho địa phương mình.

    Quay lại quá khứ, nếu bình tĩnh suy xét một chút, chúng ta có thể nhận ra đằng sau những hàng người xếp hàng rồng rắn mua căn hộ có một cái gì đó bất thường. Thứ nhất, với giá bán đến vài chục triệu đồng một mét vuông, thì những người thực muốn mua đó không phải là người không có chỗ ở, mà chủ yếu là mua để đầu cơ với hy vọng có thể nhanh chóng sang tay để kiếm lời. Hơn nữa, với chính sách thanh toán, thường là chỉ đặt cọc trước 5% giá trị căn hộ, nên một người với số tiền đủ mua một căn hộ vẫn có thể đặt mua 4-5 căn, càng làm cho sức mua bị thổi phồng. Thứ hai, số lượng dự án chung cư đưa ra chào bán chỉ đếm trên đầu ngón tay, càng làm cho thị trường căn hộ trở nên nóng hơn dẫn đến phong trào đầu tư ồ ạt vào chung cư, bất chấp lời cảnh báo về nguy cơ bong bóng của các chuyên gia kinh tế.

    Nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cũng vào cuộc và phớt lờ các cảnh báo. Thậm chí, đáp lại khuyến cáo của các chuyên gia kinh tế, ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) lúc ấy, còn khẳng định đầu tư vào địa ốc là “lấy ngắn nuôi dài”. Đến nay, thực tế “ngắn” có nuôi được “dài” hay không, hẳn mọi người đã biết.

    Điều đáng nói là bong bóng trên thị trường bất động sản đã lây lan nhanh sang nhiều ngành có liên quan khác, mà gần nhất là ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

    Trong giai đoạn 2005-2009, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của thị trường tăng bình quân tới 20%/năm, trong đó đỉnh điểm là năm 2008 tăng gần 30%. Còn nguồn cung xi măng thì thường bị thiếu hụt trong mùa khô, thậm chí năm 2008 còn xảy ra một cơn sốt và đẩy giá bán lẻ xi măng tăng vọt. Thế là các doanh nghiệp ồ ạt đầu tư vào sản xuất vật liệu xây dựng. Chỉ trong vòng bảy năm, năng lực sản xuất xi măng tăng gần ba lần, lên 65 triệu tấn vào năm 2011. Năng lực sản xuất thép xây dựng tăng hơn hai lần trong sáu năm, từ hơn 4 triệu tấn vào năm 2006 lên 9,1 triệu tấn trong năm 2011.

    Ngành sản xuất gạch ốp lát cũng không kém cạnh, từ 150 triệu mét vuông năm 2005 lên 400 triệu mét vuông vào cuối năm 2011. Thế nhưng, từ sau năm 2009 sức mua của thị trường đã bắt đầu chững lại hẳn và đến năm 2011 thậm chí không tăng mà còn giảm. Đến nay, rất nhiều doanh nghiệp thép, xi măng, gạch ốp lát... dù chỉ hoạt động một nửa công suất, nhưng hàng vẫn tồn đầy kho. Đây là hậu quả của những năm tháng phát triển chạy theo bong bóng của thị trường bất động sản.

    Doanh nghiệp say thì Nhà nước phải tỉnh!

    Nhìn lại những gì diễn ra trong gần 10 năm qua, chúng ta có thể thấy từ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đến công tác quản lý ở tầm vĩ mô của các cơ quan quản lý nhà nước đều có vấn vấn đề.

    Trước hết là về phía doanh nghiệp. Dường như hoạt động kinh doanh của nhiều công ty không dựa trên chiến lược bài bản và mang tính dài hạn, mà chủ yếu là kiểu kinh doanh chụp giựt, đánh quả hay nói thẳng ra là kinh doanh theo kiểu đánh bạc. Hãy thử nhìn vào ngành thép và xi măng. Để chớp được thời cơ khi thị trường đang sốt, rất nhiều doanh nghiệp đã chọn thiết bị kém chất lượng, rẻ tiền của Trung Quốc nhưng có thể mua, lắp đặt và vận hành trong vòng một năm, thay vì mua của châu Âu hay Nhật Bản, dù chất lượng tốt và hiệu quả hơn, nhưng bù lại phải chờ nhà cung cấp chế tạo. Rất nhiều nhà máy xi măng, lò luyện thép mà Trung Quốc đã bỏ đi được nhập về Việt Nam trong năm năm qua.

    Bên cạnh đó, việc nhận ra tình trạng bong bóng của thị trường không khó, nhất là khi nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã liên tục cảnh báo về nguy cơ này. Có lẽ doanh nghiệp đã quá say sưa với viễn cảnh những khoản lợi nhuận lớn sẽ thu được nhanh chóng và họ cũng không ngờ mọi thứ lại có thể sụp đổ nhanh chóng như thế, nên đã bất chấp mọi cảnh báo mà lao vào cuộc.

    Thế nhưng, cho dù doanh nghiệp, các nhà đầu tư có say sưa đến đâu mà không có vốn thì cũng đành bó tay. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là vai trò của các ngân hàng. Lẽ ra, khi các doanh nghiệp say thì các ngân hàng càng phải rất tỉnh táo. Nhưng thực tế lại không như thế, mà ngược lại còn lao vào cuộc đua để thỏa mãn cơn khát vốn của các nhà đầu tư. Mức cung tiền của nền kinh tế trong giai đoạn 2004- 2009 tăng bình quân tới 32,2%/năm, tăng trưởng tín dụng lên đến 37%/năm, cao gấp nhiều lần so với các nước trong khu vực.

    Trong bối cảnh đó, nhất là khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008, lẽ ra các cơ quan quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô phải kịp thời nhìn ra nguy cơ và có biện pháp kìm hãm cơn say của các doanh nghiệp, các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đáng lẽ đã phải siết lại đà tăng của cung tiền, của tín dụng từ nhiều năm trước. Các bộ quản lý ngành, các địa phương lẽ ra phải có biện pháp hạ sốt đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mà khả năng sản xuất đã trở nên dư thừa. Nhưng các cơ quan quản lý đã không làm gì, thậm chí còn chiều theo doanh nghiệp, theo nhà đầu tư bằng việc xé rào quy hoạch để đổi lấy thành tích thu hút vốn đầu tư cho ngành, cho địa phương mình.

    Tóm lại, doanh nghiệp, doanh nhân là những người săn tìm lợi nhuận, họ có thể chấp nhận rủi ro lớn để đổi lấy cơ hội có lợi nhuận cao. Nhưng điều hành một ngành hay một nền kinh tế với tư cách quản lý nhà nước lại phải luôn tỉnh táo và cảnh giác cao độ với mọi rủi ro.

    Tấn Đức

    TBKTSG Online
  6. Jordan_Belfort

    Jordan_Belfort Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ có tiền cũng không bỏ vào bất động sản'

    'Tôi tin là thị trường bất động sản còn tiếp tục đi xuống nữa, vì giá trị thực và giá cung cầu vẫn chưa ăn khớp nhau'.

    Ông Alan Phan

    Với những chính sách mới về đất đai, thị trường có thể “thoát hiểm”, nhưng cơ hội thành công cũng chỉ dưới 50%, TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hồng Kông và Thượng Hải nhìn nhận về thị trường bất động sản Việt Nam.

    Ông Alan Phan nói:

    - Thị trường bất động sản xưa nay vốn có hai vấn đề cốt lõi, một là vấn đề về luật cung cầu, nếu cung ít, cầu nhiều thì tác động đến giá bán. Phần thứ hai là giá trị thật của nó, tức là dựa trên thu nhập của người dân. Bất động sản vốn phức tạp, có rất nhiều phân khúc. Mấy năm trước chỉ có nguồn cung cao cấp khá dồi dào, trong khi người dân vẫn thu nhập thấp là chủ yếu. Trước đây chỉ có các nhà đầu tư thứ cấp ôm vào. Giờ họ không ôm nổi nữa lại càng khiến cung dư thừa nhiều, giá giảm là điều tất yếu.

    Trong khi ở phân khúc bình dân, cầu cao nhưng cung gần như không có. Ở Malaysia, họ xây căn hộ 100 m2 bán khoảng 500 triệu đồng là rất phổ biến. Nhưng ở ta, do chi phí xây dựng, chi phí đất đai... quá cao nên xây căn hộ giá rẻ là không thể làm được.

    Nếu so sánh giá trị thực của bất động sản với thu nhập của người dân, hiện giá bất động sản trung bình ở Việt Nam gấp khoảng 25 lần thu nhập, trong khi ở Thái Lan là 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần... Khi giá quá cao, thì đó là hiện tượng bong bóng, và bong bóng sẽ nổ vì không ai có thể chịu đựng nổi.

    Tất cả mọi yếu tố trên cho thấy, bất động sản sau một thời gian trầm lắng, nó sẽ tới một giai đoạn phải giải quyết vào cuối năm nay, có thể nó sẽ rẽ sang một đường khác. Trong bối cảnh đó, nếu người nào biết nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ tốt thì có thể có lợi.

    Có ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản tồn tại những nghịch lý nói trên là do có sự chi phối của một nhóm lợi ích nào đó?

    Đương nhiên là nó chịu chi phối của một nhóm đầu cơ nhất định. Thực tế thì họ đã làm rồi, vì thị trường non trẻ nên rất dễ để người ta lợi dụng để trục lợi. Giá nhà đất đã được thổi lên khá cao trong mấy năm qua. Ngay trước khi có tin Hà Tây nhập vào Hà Nội thì thiên hạ đã gặt được khá nhiều điều từ tin đó.

    Nhưng một bộ phận không nhỏ này hiện nay đã hết tiền, không còn cơ hội để đầu cơ nữa, nên cuối năm nay sẽ phải thay đổi.

    Trong một bài viết mới đây, ông có nói thị trường bất động sản có thể “thoát hiểm” với chính sách đất đai mới. Cơ sở của nhận định này là gì?

    Thoát hiểm ở đây có nghĩa là, nếu có một luật đất đai mới, cho phép người nước ngoài sở hữu nhà, đất đai, bỏ hộ khẩu... thì nó sẽ kích cầu được một phần, thu hút được một lượng tiền không nhỏ vào bất động sản.

    Thứ hai nữa, hiện Chính phủ đang rất muốn đẩy cầu chứng khoán, bất động sản lên để đỡ phần nào cho ngân hàng.

    Nhưng để có được một luật đất đai mới cũng rất khó khăn. Theo tôi, cơ hội để thị trường không tụt giảm nữa, dân tin và sẽ mua thêm chỉ dưới 50%.

    Nhưng nếu chính sách “thoáng” quá thì thị trường lại quay lại sốt nóng, khó kiểm soát?

    Tôi cho rằng, không thể sốt nóng được nữa vì với tình trạng kinh tế suy thoái như hiện nay, nếu nó đứng yên được thì cũng đã là khó khăn và may mắn rồi.

    Còn ở cả góc độ quản lý cũng không phải băn khoăn gì vì đây là một thị trường quá lớn, nó chịu chi phối, quản lý của nhiều cơ quan, bộ ngành khác nhau.

    Ông nhìn nhận thế nào về động thái hạ lãi suất của ngân hàng vừa qua, nó tác động đến thị trường bất động sản thế nào?

    Vấn đề giảm lãi suất cũng là một cố gắng của Chính phủ trong việc kích cầu bất động sản. Nó sẽ có ảnh hưởng đến thị trường, nhưng cũng không nhiều. Vì thực thế hiện người dân, doanh nghiệp vẫn đang thiếu tiền, suy sụp, người ta vẫn phải lo ăn uống, tồn tại của doanh nghiệp trước, chưa thể vung tiền cho bất động sản được.

    Những động thái của Chính phủ sẽ gây ra động thái tâm lý tốt, có thể có tác dụng trong vài ba tháng tới nhưng sang năm thì nó lại vô hiệu.

    Bởi, những chính sách đó giống như một người uống thuốc giảm đau, cơn đau sẽ cắt trong vòng vài tiếng đồng hồ nhưng ngày hôm sau sẽ đau trở lại, buộc phải uống thêm. Nhưng thực tế là thuốc không thể uống hoài được.

    Thị trường bất động sản hiện vẫn tồn tại mâu thuẫn khi người dân cho rằng giá vẫn cao, trong khi chủ đầu tư lại cho rằng, giá đã chạm đáy. Theo ông làm sao giải được bài toán này?

    Không nên xem đó là bài toán cần giải quyết mà nên xem đó là định luật của thị trường. Nếu làm ăn đúng thời điểm, cơ hội thì kiếm nhiều lợi nhuận. Giờ thị trường khó khăn, bước sang một chu kỳ mới nếu rút ra không kịp thì đương nhiên phải mất tiền.

    Còn ở tầm vĩ mô, đó là một cơ hội cho người dân co cơ hội mua nhà giá rẻ.

    Nhưng nếu không giải cứu bất động sản, rất có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác vì bất động sản vốn được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế?

    Thế giới họ đánh giá nền kinh tế Mỹ mạnh hay yếu có phải do bất động sản Mỹ đâu. Hiệu quả nền kinh tế dựa trên nhiều yếu tố, từ hiệu năng sản xuất, GDP, thu nhập người dân...

    Nếu có tiền, ông có bỏ vào bất động sản lúc này?

    Tôi sẽ không làm điều đó, dù có người nghĩ đó là động thái đúng, có thể làm nóng lại thị trường. Tôi tin là thị trường còn tiếp tục đi xuống nữa, vì giá trị thực và giá cung cầu vẫn chưa ăn khớp nhau.

    Nếu nhà đầu tư mua bất động sản rồi giữ lại trong vòng 20 năm thì sẽ có lời. Nhưng nếu mua rồi bán lại trong vòng 3 -5 năm thì không nên làm. Tốt hơn là nên giữ tiền hoặc đầu tư vào hướng khác.

    Vừa qua, một số người có chào tôi dự án bất động sản nhưng tôi thấy giá đó chưa phù hợp, vì theo tôi thị trường khoảng 10 năm nữa mới bắt đầu hưng thịnh thực sự.

    Kinh nghiệm ở Thái Lan, Mỹ... cho thấy, một chu kỳ của bất động sản phải mất 7 - 8 năm để thay đổi, để tạo một mặt bằng mới. Bất động sản chúng ta dù khó khăn vài năm nay nhưng theo tôi vẫn chưa chạm đáy. Nó phải xuống đáy đã rồi mới từ từ đi lên.

    Hiện giới đầu tư, đầu cơ lướt sóng bất động sản vẫn còn vướng rất nhiều dư vị đắng cay của vài năm qua nên dường như chưa mấy ai nhảy vào.

    * TS. Alan Phan đã có trên 43 năm kinh doanh tại Mỹ và Trung Quốc. Ông hiện là Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải. Du học tại Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ với thị giá hơn 700 triệu USD. Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách về kinh tế tài chính của các quốc gia mới nổi.

    Theo Bảo Anh - VnEconomy
  7. torrabcac

    torrabcac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Đã được thích:
    546
    mấy ngày rồi có mình bác chủ top chắc buồn nhẩy, vào chơi với bác tí !
  8. torrabcac

    torrabcac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Đã được thích:
    546
    nếu chờ đến q3 mà múc chắc ko toác mỏ được bác ah, vậy nên canh múc dần.... Là ok
  9. Jordan_Belfort

    Jordan_Belfort Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2012
    Đã được thích:
    0
    chỉ nên mua những mã bị định giá thấp thôi, gom khi điều chỉnh, chứ em thấy nhiều bác cứ đua trần, rồi nó FL dài dài, thấy xót hết cả ruột bác ạ! tỷ trọng mã BĐS của em chỉ chiếm phần nhỏ. ăn ít nhưng an toàn hơn.;))

Chia sẻ trang này