SOS!!!!!!!! Hãy xem những người đang nuôi sống Việt Nam nói gì.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bangbang1, 13/04/2012.

5827 người đang online, trong đó có 599 thành viên. 20:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 730 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Con đẻ: Hàng ngày lao động sản xuất, xuất khẩu tạo ra của cải, nguồn thu nuôi sống cả Việt Nam.
    http://ndhmoney.vn/web/guest/s03/-/...khong-tin-vay-đuoc-von-lai-suat-14-16phantram
    Doanh nghiệp không tin vay được vốn lãi suất 14-16%
    Lãi suất cho vay được hi vọng sẽ giảm xuống 14-16%/năm nhưng các doanh nghiệp khẳng định, tuyên bố và thực thi có khoảng cách rất lớn.
    Chưa kể, hạ lãi suất là một chuyện, vay được vốn hay không lại là chuyện khác. Thực tế, doanh nghiệp vẫn đang gánh mức lãi 18-19%/năm cho các khoản vay hiện tại.

    Ngân hàng Nhà nước đang làm đúng lời hứa, sẽ đưa dần lãi suất về mức 11-12%/năm, mỗi Quý hạ 1% lãi suất. Tuy nhiên, cú hạ lãi suất trần huy động nhanh chóng về 12%/năm hôm 11/4 lại không khiến các doanh nghiệp hoan hỉ, vui mừng cho lắm. Thay vào đó, họ vẫn mang vẻ mặt nghi ngại, băn khoăn và thậm chí, không tin cậy.
    Con hoang: Ôm cả đống tiền triệu tỷ của nền kinh tế nằm đắp chiếu.
    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/...ghiep-dia-oc-chet-tren-khoi-tai-san-cua-minh/
    Doanh nghiệp địa ốc 'chết' trên khối tài sản của mình

    Không bán được hàng, chẳng vay được vốn, dự án đình trệ, huy động tiền từ cổ đông khó khăn, nợ chồng chất... đang khiến doanh nghiệp bất động sản đối mặt với nỗi lo chết mòn vì khối tài sản cứ xẹp dần.
    Đến cuối năm 2010 và 2011, khi ngân hàng gặp khó khăn thì nhà đất bước vào giai đoạn “im lìm” tuyệt đối. Đến năm 2012 các doanh nghiệp địa ốc hầu như không có khả năng đóng góp cho nền kinh tế, không tạo ra được việc làm. Hầu như các doanh nghiệp đều dừng sản xuất, cho nhân viên nghỉ.

    Cứu ai?Ai cứu? Tiền đâu ra cứu?
    Chỉ là cú Bull cho BĐS.
    2 năm qua Xác N ĐT chất đống cũng bởi kỳ vọng hão huyền. Đầu tư = cái tai.
    BĐS chưa phải là đáy. 5 năm nữa quay lại CP B ĐS chưa muộn.
    Ai ham hố tiếp tục banh xác.
    Ngân hàng còn ko chịu nổi với đống thịt thối B ĐS thì cổ đông chỉ là con tép.
  2. riaxac

    riaxac Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Để tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng cần 15 tỷ đô còn chưa có tiền để thực hiện.
    Móc mắt ra 47 tỷ đô để cứu B ĐS.
    Hoang đường. :)):)):)):)):)):)):))
  3. manhtd04

    manhtd04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Đã được thích:
    804


    Bác nhìn được bề nổi thôi, Melia đang đánh xuống BĐS để găm đấy.
  4. riaxac

    riaxac Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/03/2012
    Đã được thích:
    0
    =))=))=))=))=)) Móc mả ra tiền để găm ah?
    Quan trọng vẫn là tiền.
    Nó còn 1 bụng cổ thiu thối muốn xả ra để khỏi trích lập kìa.
    Nhìn PVF, tài chính cao su.... nó điên cuồng bán CP B ĐS kìa.
    Chân tay to tháo chạy hàng loạt.
    Ngân hàng phải sát nhập vì B ĐS nổ.
    A Đức bỏ B ĐS, A vượng nghiến răng bán tháp B để tử thủ.
    Còn nhỏ lẻ ngu muội làm ngược họ.
  5. NamNV

    NamNV Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    655
    Ai chia gánh nặng oằn vai nông dân?

    Người nông dân muốn bỏ ruộng mà đi, người nuôi cá thấy con cá thành gánh nợ và người trồng rau thấy "sa lầy" trên những luống rau của mình... là thực tế đau lòng đang diễn ra. Ai sẽ chìa vai chia sẻ những gánh nặng oằn trên vai những người nông dân ấy?
    ứng trước mâm cỗ mà không được ăn"
    Những đầm cá tra quá lứa, dù đã kí hợp đồng thu mua vẫn không ai đến bắt. Người nông dân năm lần, bảy lượt tìm DN hỏi và chỉ nhận được câu trả lời: ĐỢI. Tự nguyện hoặc bị cưỡng ép, họ buộc phải viết đơn xin giảm giá bán, điều chỉnh hợp đồng chỉ mong DN sớm đến bắt cá. Một chữ ký đồng nghĩa với mất đi gần trăm triệu đồng nhưng họ vẫn phải ngậm ngùi đặt bút...
    "Con cá tra thành của nợ" mà "hầu hết nông dân đều muốn tìm cách rũ ra nhanh nhất", Thời báo Kinh tế Sài Gòn nhận định.
    Cùng lúc đó, người trồng lúa cũng điêu đứng, ngay cả khi được mùa. Với quyết định thu thuế xuất khẩu gạo mới được đưa ra, các DN lập tức ngưng thu mua chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính. Giá lúa đang giảm dần mà cũng không ai chịu thu mua cho nông dân. Chưa biết sự tình sẽ đi đến đâu, nhưng giám đốc một DN xuất khẩu gạo đã nhận định: "trước mắt, nông dân sẽ phải gánh khoản thuế này".
    Tình trạng người trồng rau, trồng lúa, nuôi cá... không khác nhau bao nhiêu, "giống đứa trẻ đứng trước mâm cỗ mà không được ăn". Mất mùa đã khổ, được mùa cũng không sướng hơn là bao. Con đường thoát khỏi cảnh chịu thiệt ấy vẫn tắc, trong khi đời sống của họ ngày càng khó khăn hơn.
    Cách đây 3 tháng, người nông dân ở Đồng Tháp, ông Lê Văn Lam đã mạnh bạo gửi thư tới Thủ tướng, "kêu khổ" giúp người nông dân. Trong thư ông viết, "lúa đem về nhà chưa ấm chỗ đã bị ngân hàng tới đòi, các chủ cửa hàng vật tư đến nhắc nhở số tiền nợ vụ vừa rồi". Ông chua chát "nông dân mấy chục năm làm lúa cũng chỉ đủ ăn là mừng..."
    Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, theo hình thẳng đứng, dù gần đây gia tốc tăng có giảm lại, thì đủ ăn cũng trở thành giấc mơ của các hộ nông dân.

    "Lạm phát cuối năm 2008 dự báo khoảng 30%. Nói cách khác, thu nhập của dân cư tự nhiên mất 30%, chưa nói tới thu nhập mất do mất việc làm hoặc giảm lương. Số hộ cận nghèo bị giảm thu nhập nói trên sẽ bổ sung vào số hộ nghèo, làm cho danh sách đã dày lại càng dày thêm", Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời một chuyên gia kinh tế.
    Ts. Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng, ngay cả khi thu nhập của người dân tăng lên, nếu trừ đi mức tăng giá của lạm phát, chất lượng sống của người dân về cơ bản không được nâng lên. Ngay cả khi lạm phát giữ được mức như hiện nay, thì đến cuối năm, tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam có thể tăng tới 6-7% so với năm ngoái.


    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Tuy nhiên, con số này mới chỉ là đối chiếu với chuẩn nghèo của Việt Nam. Nếu so với tiêu chí 2 USD/người/ngày của chuẩn nghèo thế giới, con số người nghèo của Việt Nam sẽ lớn hơn nhiều, lên tới hàng triệu người, mà đa số họ là nông dân. Ts Nguyễn Quang A cho rằng, bản thân con số hàng triệu người này gắn với vấn đề chính trị - xã hội phức tạp, đòi hỏi Nhà nước cần sớm có biện pháp giải quyết.

    Những tấm khiên che chắn

    "Yếu tố quyết định để giải quyết câu chuyện này chính là xã hội quan tâm đến đâu cho nông dân, cho người nghèo. Nếu ta may cho họ cái áo hoặc ít ra chuẩn bị vải, cúc, kim chỉ thì họ sẽ chống được rét". Trong quá trình phát triển, chiếc áo bảo hộ của người nông dân đã bị tả tơi.
    "Đừng để quá lạnh mới thấy họ thiếu áo", lời nhắn gửi của Gs. - Viện sĩ Đào Thế Tuấn, Chủ tịch Hội phát triển nông thôn, nguyên Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp hồi đầu năm 2008, khi thời tiết rét đậm đến thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
    Những chính sách hỗ trợ cần được đưa ra và triển khai thực tế, gấp rút như cứu hỏa. "Không thể chỉ trông chờ ở Nhà nước. Đó là trách nhiệm của từng địa phương, thôn bản, gắn với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu. Một thôn, một bản chưa làm được, cũng cần phải xử lý kịp thời", Ts. Lê Đăng Doanh từng nói. "Chính sách đã có, vấn đề còn lại là thực hiện. Nhà nước sẽ đóng vai trò giám sát, đôn đốc, kiểm tra".
    Câu chuyện tại xã nghèo nhất của tỉnh Bắc Giang, nơi 1300 hộ gia đình đã phải 6 tháng sống trong cảnh tối tăm bởi không một giọt dầu... dù nhà nước đã có chính sách hỗ trợ mỗi gia đình 5 lít dầu mỗi tháng là bài học thấm thía về việc chính sách đi vào đời sống. Một cuộc điện thoại chỉ đạo của tân Chủ tịch, chỉ 2 giờ sau, 1300 hộ dân có dầu thắp, vậy mà suốt 6 tháng người dân phải đợi chờ trong mỏi mòn mà không biết kêu ai.
    Chính sách hỗ trợ diezel cho ngư dân dù có từ lâu nhưng ngay cả đợt hỗ trợ ban đầu, người dân cũng chưa được thụ hưởng, bởi sự phức tạp của quản lý hành chính...
    [​IMG]
    Ảnh: agro.gov.vn

    Trong khi đó, theo ghi nhận của Viện Quản lý kinh tế trung ương qua khảo sát ở các địa phương, ngay trong năm 2007, Việt Nam đã có một số vùng thiếu đói.
    "Rất cần những tấm khiên che chắn cho người nghèo, nhất là người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa, giúp họ giảm sốc do lạm phát", nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng nói.
    Một hệ thống an sinh căn cơ, hiện đại cần được thiết lập, như một ngôi nhà vững chãi được thiết kế sẵn hệ thống báo bão và chống bão thay thế hệ thống an sinh truyền thống lụp xụp giống ngôi nhà tranh lợp tạm bằng những vật liệu sẵn có, loay hoay chống đỡ từng góc nhà tùy theo hướng tấn công của bão như hiện nay.

    "Một hệ thống an sinh vững vàng thì không những cuộc sống nông dân không bị xáo động nhiều mà Chính phủ cũng sẽ dễ dàng vượt qua khủng hoảng". (Thời báo Kinh tế Sài Gòn).
    Quan hệ đối tác DN - nông dân?
    Để làm được điều đó cần không ít thời gian và những tính toán cẩn trọng. Trong khi đợi dựng khiên che chắn, mặc áo bảo hộ cho nông dân, trước mắt, rất cần những chính sách để họ được thụ hưởng chính thành quả lao động vất vả của mình, thay vì cảnh "đứng trước mâm cỗ mà không được ăn" như hiện nay.
    Đơn cử, trong câu chuyện về con cá tra, khi hợp đồng mua bán kinh tế đã được kí kết, tại sao người ta có thể thay đổi dễ dàng đến thế mà không chịu sự ràng buộc pháp lý? Tại sao quan hệ giữa người mua - DN và kẻ bán - người nông dân lại nóng lạnh thất thường theo sự trồi sụt mang tính chu kì của thị trường?
    Ở Việt Nam, trong cuộc doanh thương, người nông dân vẫn chưa được xem là một đối tác bình đẳng, để đàm phán và giao thương. Quan hệ giữa họ với DN dường như vẫn nghiêng về hình thức ban ơn và nhận ơn, cho và nhận...
    [​IMG]


    Nếu như "nông dân Việt Nam là những người tự do nhất thế giới, muốn trồng cây gì, nuôi con gì thì làm mà không biết bán cho ai, bán bao nhiêu. Tới lúc thu hoạch là lo gấp rút bán cho thương lái...", theo nhận định của Giáo sư Võ Tòng Xuân, thì các DN Việt Nam hiện nay đang làm vai trò của thương lái, nhiều hơn là người biết làm ăn thực thụ, lâu dài, có chiến lược rõ ràng. Các DN đều không có vùng nguyên liệu cho mình.
    Nhìn sang các nước, những nền nông nghiệp thành công là khi quan hệ giữa DN và nông dân thực sự là đối tác. Những người nông dân với vùng đất của họ trở thành vùng nguyên liệu đảm bảo cho DN phát triển, giảm thiểu những tác động trồi sụt của thị trường.
    Cách làm tự phát, thiếu gắn kết, thiếu định hướng, hướng dẫn hiện nay đẩy người nông dân vào thế bị ép và phải chấp nhận thua thiệt mọi bề. Theo ông Xuân, chừng nào tình trạng mua đứt, bán đoạn còn chưa chấm dứt, thì người nông dân vẫn ở bi kịch và nền nông nghiệp Việt Nam không thể khá lên.
    Để nông dân và DN cùng hưởng lợi, theo ông Xuân, cần thiết lập mối gắn bó giữa DN và nông dân với tư cách người sản xuất và vùng nguyên liệu. Người nông dân cũng không làm ăn cá thể nữa, tập hợp với nhau thành các HTX kiểu mới, gắn kết có sức mạnh hơn trong định giá.


    • Phương Loan
  6. rosesiis2004

    rosesiis2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Đã được thích:
    219
    cũng có thể ! nhưng chơi cái kiểu mù mờ này dễ úp sọt lắm! cửa thắng thua là 25/75!
  7. riaxac

    riaxac Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/03/2012
    Đã được thích:
    0

    2 năm nay tớ nghe câu này nhiều lắm.
    may mà tớ ko tin ko thì banh xác, đào hố chôn mình lâu rồi. [r2)][r2)]
  8. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    rất chuẩn!
  9. riaxac

    riaxac Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/03/2012
    Đã được thích:
    0
  10. rosesiis2004

    rosesiis2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Đã được thích:
    219
    chuận ! tốt nhất là không chơi cái kiểu cửa thua nhiều hơn thắng! ít nhất 50/50 còn ham hố[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này