" Sốt " chứng khoán Việt Nam ở nước ngoài

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhvnn11, 07/04/2007.

7733 người đang online, trong đó có 993 thành viên. 14:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 910 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. minhvnn11

    minhvnn11 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2007
    Đã được thích:
    0
    -Bài này hình như đăng hơn 1 tháng rồi
  2. hondaudoson

    hondaudoson Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Đã được thích:
    0
    " Sốt " chứng khoán Việt Nam ở nước ngoài

    ?oSốt? chứng khoán Việt Nam ở nước ngoài

    Theo nhận định của giới chuyên môn, thị trường tài chính Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong năm 2006, đầu năm 2007 thị trường vốn và tài chính Việt Nam trở thành ?ođịa chỉ? đầu tư hấp dẫn trong con mắt của các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài.


    Sốt chứng khoán Việt Nam tại Nhật
    Dự kiến trong tuần tới, TV Tokyo, một trong năm đài truyền hình lớn nhất Nhật Bản, sẽ phát một phóng sự dài 15-20 phút giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt Nam. Phóng sự này bắt đầu bằng cảnh quay 21 đại diện của các công ty và nhà đầu tư cá nhân Nhật đến thăm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư ?" Phát triển (BSC) và Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) vào đầu tháng 2 vừa rồi.
    Gần đây, số tài khoản của người Nhật tăng chóng mặt. Theo ông Trần Huy Công, đại diện của hãng sản xuất chương trình truyền hình NDN tại Hà Nội và là người trực tiếp thực hiện, phóng sự này là nhằm thỏa mãn sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư Nhật đối với thị trường chứng khoán mới nổi lên và đang rất nóng này. Trong số những người Nhật tham dự tour này đã có 9 người mở ngay tài khoản giao dịch tại BSC. Theo ông Phạm Văn Thanh Dũng, Trưởng nhóm đầu tư Nhật của BSC, cho tới nay đã có khoảng 600 nhà đầu tư Nhật mở tài khoản tại BSC, với số lượng trung bình khoảng 50-60 tài khoản/tháng trong vòng nửa năm trở lại đây.
    Tại sàn giao dịch của SSI, số lượng nhà đầu tư Nhật đăng ký thậm chí còn đông hơn gần gấp đôi với 1.100 tài khoản, với trung bình khoảng 30-40 tài khoản mới được mở mỗi tuần kể từ cuối 2006. Trong tổng số đó có khoảng 55% đã tham gia giao dịch. Đặc biệt, một số quỹ đầu tư của Nhật đã hiện diện tại SSI, trong đó nổi bật là Tokyo Marine Asstes Management và Daiwa Sowa, quỹ đầu tư lớn thứ hai của Nhật. Trưởng nhóm đầu tư Nhật của SSI Nguyễn Huỳnh Bách Khoa cho biết rằng, hiện quỹ đầu tư số 1 của Nhật là Nomura Sowa đang đàm phán hợp đồng hợp tác đầu tư với SSI để thông qua công ty này thực hiện việc môi giới đầu tư chứng khoán. Ông Ushiyama, nguyên Phân xã trưởng Hà Nội của Nikkei (tờ nhật báo kinh tế hàng đầu của Nhật), trong chuyến về thăm quê vợ vào dịp tết vừa rồi, có kể rằng trong mấy tháng gần đây, ở Nhật đang có cơn sốt mang tên Việt Nam. Cứ mở website ra thì thấy tuần nào cũng có hội thảo, hội nghị về đầu tư ở Việt Nam, và các nhà đầu tư Nhật rất quan tâm tại sao chỉ số VN-Index lại tăng nhanh đến thế, ông Ushiyama nói.
    Ông Trần Huy Công cho biết, 21 nhà đầu tư trong phóng sự trên qua Việt Nam theo một tour du lịch đặc biệt do HG Travel tổ chức. Còn theo BSC, khoảng 70-80% các nhà đầu tư Nhật mới mở tài khoản tại công ty này trong thời gian gần đây là do Công ty Du lịch APEX Vietnam, công ty con tại Việt Nam của APEX Japan, dẫn tới. Số lượng du khách Nhật quan tâm đến chứng khoán chỉ chiếm dưới 1% nên vẫn còn quá sớm để tổ chức những tour du lịch chứng khoán, ông Huỳnh Minh Sơn, Trưởng phòng Điều hành của APEX Vietnam, nói. Tuy nhiên, với con số khách tuyệt đối tăng lên từ khoảng hơn 5 ngàn/tháng vào năm ngoái lên 7 ngàn/tháng vào đầu năm nay, theo ông Sơn, rõ ràng số lượng khách vào Việt Nam vì mục đích này đang tăng lên.
    ?oCó một điểm khác biệt lớn nhất là phần nhiều các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam là những người trẻ tuổi, trong khi đó các nhà đầu tư của Nhật chủ yếu thuộc tầng lớp già, có thu nhập cao và ổn định?, ông Công nhận xét. Được biết, kể từ đầu năm 2007 này, thế hệ bùng nổ dân số thời hậu chiến của Nhật bắt đầu nghỉ hưu, và các hãng du lịch đang tìm cách khai thác tầng lớp được coi là giàu có nhất nhì ở Nhật này. Cùng với việc đầu tư của các quỹ hưu trí, các hãng bảo hiểm nhân thọ, như Daiichi Mutuai Life vừa mua lại Bảo Minh CMG, việc thu hút nguồn đầu tư vào thị trường chứng khoán từ các cá nhân này là một xu hướng hoàn toàn có thể. Việc mới chỉ có hai công ty kể trên có bộ phận giao dịch bằng tiếng Nhật là một hạn chế lớn trong việc đón nhận xu thế này, ông Công nêu lại nhận xét của các nhà đầu tư Nhật trong phóng sự của ông.
    Còn ông Sơn lại dẫn ra thực tế khi APEX Vietnam phải từ chối một loạt tour do bên Tokyo giới thiệu sang vì tình trạng thiếu khách sạn đạt tiêu chuẩn tại cả TP.HCM và Hà Nội. Không những thế, giá cả do các khách sạn đưa ra tăng vọt lên gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi, khiến chúng tôi không biết ăn nói thế nào với khách, ông Sơn than thở. Thị trường Việt Nam đang mở ra một cách đầy hứa hẹn với người nước ngoài, trong đó có người Nhật, khi tham gia WTO. Nhưng để kỳ vọng này được thể hiện bằng việc chỉ số VN-Index tăng 5% trong phiên mở hàng sau tết (như cách kết thúc của phóng sự trên) biến thành hiện thực chứ không phải bằng bong bóng, như một số người đã cảnh báo, rõ ràng còn nhiều việc phải làm.
    Theo nhiều chuyên gia quốc tế, hiện tại, tiềm năng tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, bởi xuất phát điểm của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp ở nước ngoài còn thấp. Ông Sammy Ho cho rằng, chính điều này đã đặc biệt hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, việc nhiều doanh nghiệp đang niêm yết tại thị trường Việt Nam chuẩn bị niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài, cùng với tốc độ phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn một năm qua đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài thêm quan tâm vào cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường trái phiếu ?" kênh huy động vốn rất hiệu quả hiện nay ?" cũng đã phát đi những tín hiệu khả quan ra thị trường thế giới. Bà Yoko Ogimoto, chuyên gia của Viện Nomura (NRI) Nhật Bản nói: ?oChúng tôi dự đoán việc phát hành trái phiếu từ Việt Nam sẽ tăng nhanh trong năm 2007-2008 do các công ty phát hành trái phiếu mới sẽ gia tăng. Giấy chứng nhận sở hữu hiện tại của Việt Nam hoạt động khá tốt trên thị trường thứ cấp (qua đợt phát hành 500 triệu trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế năm 2006) và điều này cho thấy các nhà đầu tư rất muốn được tiếp cận nhiều hơn với Việt Nam đồng thời cũng mở đường cho các công ty Việt Nam tiếp cận các nhà đầu tư toàn cầu.


    (Thời báo tài chính)

    http://vinanet.com.vn/EconomicDetail.aspx?NewsID=119550

    ******************************
  3. hondaudoson

    hondaudoson Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Bài này mới toe này bác

    Kim ngạch xuất khẩu thủy sản quí I tăng hơn 35%

    Bộ Thủy sản cho biết, trong tháng 3 kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 250 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong quý đầu năm đạt 700 triệu USD, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm trước.


    Theo đánh giá của các chuyên gia thủy sản, tình hình chế biến tôm và cá basa - hai mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam - tương đối ổn định. Mặc dù trong tháng 3, lượng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản ít hơn do đã hết vụ thu hoạch, song giá cả vẫn tương đối ổn định.

    Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng đã tăng cường kiểm soát chất lượng thủy sản từ khâu nhập nguyên liệu tới thành phẩm, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống./.

    (Thông tấn xã Việt Nam)

    http://vinanet.com.vn/EconomicDetail.aspx?NewsID=119696

    ************************
  4. hoangtt

    hoangtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Đã được thích:
    0
    XK thủy sản tính đến hết quý I tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái! là tăng ít nhất trong quý I năm nay!
  5. hondaudoson

    hondaudoson Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Khó tái diễn ''sốt'' nhà đất

    Sau một thời gian ?osốt?, giá nhà đất tại một số khu vực đã tạm thời hạ nhiệt. Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Mai Ái Trực nhận định tình trạng nhà nhà mua đất như trước đây khó lặp lại.


    Bộ trưởng Mai Ái Trực. Ảnh:Tuổi Trẻ.
    - Vài tháng gần đây, nhà đất một số khu vực thuộc TP HCM và Hà Nội được nhiều người tìm mua và trở nên ?osốt? giá. Bộ trưởng nhận định gì về tình hình này?

    - Thị trường nhà ở, đất ở thường diễn biến theo chu kỳ nhộn nhịp - trầm lắng, quá mức đó là ?osốt? - ?ođóng băng?. Từ những tháng cuối năm 2006 trở lại đây, thị trường nhà ở, đất ở đã ấm lên sau một thời gian trầm lắng. Điều này phù hợp với nhận định ngay từ đầu năm 2006 của Bộ Tài nguyên Môi trường. Việc ấm lên của thị trường nhà đất là kết quả của nhiều nguyên nhân như môi trường đầu tư nước ta tốt lên sau khi trở thành thành viên của WTO và Mỹ thông qua PNTR đối với Việt Nam; tăng trưởng kinh tế liên tục đạt mức cao trong nhiều năm; thu nhập của một bộ phận nhân dân tăng khá và có nhu cầu cải thiện nhà ở.

    * Bất động sản thơm lây nhờ chứng khoán
    * Thị trường ấm lên
    * Kinh doanh nhà cao cấp được mùa
    Tuy nhiên, việc ?osốt? giá nhà ở, đất ở như đang diễn ra tại một số khu vực của TP HCM và Hà Nội thời gian gần đây có những dấu hiệu bất thường. Theo nhận định chung, có tình trạng này là do nhiều người ?otrúng? chứng khoán đã chuyển sang mua nhà hoặc đầu tư bất động sản. Nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất. Quan sát số người đang săn lùng mua nhà hoặc đất dự án hiện nay, có thể thấy một bộ phận không nhỏ trong số họ là những người chuyên mua bán nhà đất, sau một thời gian thúc thủ nay thấy nhà đất lên giá đã tung tiền ra mua để bán kiếm chênh lệch giá. Cũng có một bộ phận thật sự có nhu cầu về nhà ở, lâu nay chần chừ đợi giá xuống thêm, nhưng nay thấy giá nhà đất lên đã vội tìm mua. Cùng một lúc có nhiều người tìm đến các dự án nhà đất làm cho cầu tăng đột biến, trong khi cung chưa kịp tăng tương ứng đã gây nên tình trạng ?osốt? giá như chúng ta đang thấy.

    - Theo bộ trưởng, tình hình ?osốt? giá nhà đất lần này có gì khác so với lần ?osốt? giá trước đây?

    - Chưa thể đưa ra một sự so sánh toàn diện bởi cơn sốt mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu so sánh cơn sốt hiện tại với cơn sốt vào các năm 2000-2002 thì có mấy điểm khác như sau. Trước hết về quy mô, cơn sốt này hiện chỉ diễn ra trên một số khu vực có hạ tầng tốt hoặc một số khu đô thị mới có cự ly gần với trung tâm TP HCM hoặc Hà Nội, mặc dù trước mắt có thể cách trở về giao thông nhưng sẽ được giải quyết sau khi khu đô thị mới được hình thành. Hai là, về loại địa ốc, chủ yếu tập trung vào căn hộ chung cư cao cấp, biệt thự và nền đất ở các khu vực như đã nêu trên. Ba là, về tốc độ tăng giá, cơn sốt lần này tăng nhanh hơn.

    - Bộ trưởng có cho rằng cơn sốt nhà đất này tiếp tục kéo dài và thời gian tới sẽ lan rộng trên phạm vi cả nước?

    - Chúng tôi đang theo dõi để có thể đưa ra dự báo có căn cứ. Tuy nhiên, khó có khả năng tái diễn cơn sốt nhà đất như những năm 2000-2002, bởi lẽ trong thời gian qua hành lang pháp lý về kinh doanh bất động sản đã được hoàn thiện một bước quan trọng, vừa quản lý chặt hơn việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, vừa tạo môi trường để đầu tư kinh doanh các dự án về nhà ở. Tình trạng đầu cơ nền đất và nhà nhà, người người mua nền đất để cất trữ hoặc chờ bán kiếm chênh lệch giá từng xảy ra trước đây đã bị quy định ?ocấm phân lô bán nền? của nghị định 181/2004 chặn lại. Số nền đất đang giao dịch tại các thành phố, thị xã hiện nay là của những dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư được phê duyệt trước khi nghị định trên có hiệu lực.

    - Vậy Nhà nước cần có những chính sách ra sao để thị trường phát triển bình thường, không quá ?onóng??

    - Có ý kiến đề xuất đánh thuế cao đối với người có nhà, đất thứ hai trở đi, hoặc có chế tài đối với các nhà đầu tư nếu dự án triển khai chậm. Những chính sách như thế đều đã được tính đến. Bộ Tài chính đang chuẩn bị để Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật thuế sử dụng đất, trong đó sẽ có các quy định về tính thuế lũy tiến đối với người có nhiều diện tích đất ở. Luật thuế tài sản, trong đó chủ yếu là nhà đất, cũng đang được xúc tiến nghiên cứu. Còn chế tài đối với nhà đầu tư chậm sử dụng đất trong các dự án đã được quy định trong Luật đất đai.

    Điều quan trọng hiện nay là phải đẩy nhanh việc tăng cung về nhà đất cùng với thực hiện nghiêm các qui định hiện có về chống đầu cơ nhà ở, đất ở. Riêng về đất ở, trong kế hoạch sử dụng đất năm năm 2006-2010 của từng tỉnh, thành phố, Chính phủ đã phê duyệt, bảo đảm nhu cầu nhà ở, đất ở tăng lên với mức cao.

    Như TP HCM, trong 5 năm tới được chuyển gần 3.000 ha đất sang làm đất ở trong đô thị. Nếu thành phố sử dụng tốt diện tích này cho các dự án đầu tư về nhà ở cùng với đẩy nhanh tiến độ thực hiện gần 360 dự án nhà ở đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng hiện nay, nguồn cung về nhà ở sẽ tăng lên và vì vậy sẽ hạn chế ?osốt? giá.

    (Theo Tuổi Trẻ)
  6. hondaudoson

    hondaudoson Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Tiền từ Bất động sản lại đổ về chứng khoán.
  7. hondaudoson

    hondaudoson Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, từ đầu tháng 4, khoai tây âm thầm múc.


    **************
    Chứng khoán tuần qua: Nhà đầu tư nước ngoài mua gấp bốn lần bán

    Trong tuần đầu tháng 4, thị trường giao dịch tiếp tục suy giảm, số lượng đặt mua, đặt bán đều giảm mạnh, khối lượng khớp lệnh chỉ bằng hơn nửa so với tuần cuối tháng 3.


    Duy nhất một phiên ngày thứ 4 có lượng cầu lớn hơn cung. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng sụt mạnh, nhất là lượng bán ra. Sau 5 phiên, chỉ số VN-Index giảm 37,41 điểm, HASTC-Index cũng giảm 5,40 điểm.
    Nhận định về sức cầu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong tuần đầu tháng 4 tiếp tục suy giảm và yếu nhất kể từ đầu năm đến nay, một số chuyên gia cho rằng, thị trường quá ?ođỏng đảnh? làm cho nhiều nhà đầu tư trong nước chán nản, tạm nghỉ để suy ngẫm và điều chỉnh danh mục đầu tư của mình.
    Đa số những nhà đầu tư nhỏ, lẻ đến sau đã bị thua lỗ sau những đợt thị trường điều chỉnh trong tháng 3 và tuần đầu tháng 4/2007. Điều này đã làm cho sức nóng của thị trường dịu đi khá nhiều. Mặt khác, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài suy giảm cũng tác động không nhỏ đến không khí giao dịch uể oải trên thị trường.
    Một chuyên gia nhận định, tháng 6 tới sẽ có cuộc đấu giá với số lượng cổ phiếu khổng lồ của Vietcombank, do đó, nhà đầu tư nước ngoài không gia tăng lượng giao dịch mà chủ động giảm để giá nhiều cổ phiếu đi xuống, khi đấu giá cổ phiếu Vietcombank, giá trúng đấu giá sẽ không bị đẩy lên mức quá cao so với giá mà nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư dài hạn vào ngân hàng này.
    Vậy bao giờ thì thị trường giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ phục hồi? Nhiều nhà đầu tư cho rằng, thị trường sẽ còn suy giảm nhưng sẽ không giảm trong thời gian vài tháng liền như trước đây, thị trường sẽ tăng trưởng mạnh khi nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền ra ?ongốn? gần hết số lượng cổ phiếu của 4 ngân hàng quốc doanh và những tổng công ty - tập đoàn lớn, khi những ?ođại đại gia? này bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
    Tại sàn Tp.HCM, diễn biến giao dịch trong tuần đầu tháng 4 tương tự như tuần cuối tháng 3/2007. Trong 2 hai phiên đầu tuần, giao dịch cổ phiếu sụt mạnh, chỉ bằng khoảng một nửa so với những phiên giữa tháng trước do nhu cầu mua giảm mạnh, trong khi lượng bán ra quá lớn so với số lượng mua vào.
    Tổng số lượng đặt bán lên tới 27 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong khi tổng số lượng đặt mua chỉ có 16 triệu, cung cao hơn cầu tới 11 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, lượng dư bán 2 phiên tăng mạnh, lên 13,6 triệu chứng khoán.
    Chỉ số VN-Index rớt mạnh, 2 phiên giảm tới 43,8 điểm do gần như toàn bộ các cổ phiếu đều giảm giá, trong đó rất nhiều cổ phiếu giảm giá sàn.
    Phiên ngày thứ 4, thị trường đột ngột đổi chiều, lượng đặt mua tăng vọt lên 13,05 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tăng 6,2 triệu so phiên trước và cao hơn lượng đặt bán 5,88 triệu chứng khoán, giá 69 chứng khoán tăng, trong đó có 24 chứng khoán tăng giá trần. Đây là phiên duy nhất trong tuần có lượng cung thấp hơn cầu.
    Trong 2 phiên cuối tuần, giao dịch cổ phiếu tiếp tục ở mức thấp do lượng bán ra vượt xa lượng mua vào, số lượng dư bán 2 phiên đạt mức 12,3 triệu chứng khoán, VN-Index lại xuống dốc.
    Tổng khối lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 44,64 triệu chứng khoán, giảm 11 triệu chứng khoán, lượng dư mua lên tới 16,92 triệu chứng khoán, giảm 9 triệu so với tuần trước.
    Tổng khối lượng đặt bán 56,47, giảm 17 triệu chứng khoán, lượng dư bán tiếp tục ở mức cao là 28,04, giảm 4,2 triệu chứng khoán so tuần trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 27,722 triệu chứng khoán, giảm gần 13 triệu chứng khoán, tổng trị giá khớp lệnh đạt 3.007 tỷ, giảm 1.740 tỷ đồng.
    5 chứng khoán có khối lượng khớp lệnh nhiều nhất gồm: PPC đạt 3,592 triệu cổ phiếu, trị giá 270 tỷ đồng, STB với 3,047 triệu cổ phiếu, trị giá 442 tỷ đồng, BF1 có 1,906 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá 29 tỷ đồng, VF1 với 1,715 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá 64 tỷ đồng và REE đạt 1,441 triệu cổ phiếu (giảm gần 600.000 cổ phiếu so tuần trước), trị giá 379 tỷ đồng.
    Giao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư nước ngoài giảm, đặc biệt lượng bán ra sụt mạnh so với tuần trước đó, lượng mua vào gấp 4 lần lượng bán ra. Họ mua 6,11 triệu chứng khoán, giảm 0,25 triệu chứng khoán, trị giá 770 tỷ đồng, giảm 210 tỷ đồng.
    Họ bán ra chỉ có 1,49 triệu chứng khoán, giảm gần 4 triệu chứng khoán, tổng trị giá bán ra chỉ có 147 tỷ đồng, giảm gần 500 tỷ đồng so với tuần cuối tháng 3/2007.

    (Thời báo kinh tế Việt nam)

    http://www.vinanet.com.vn/EconomicDetail.aspx?NewsID=119761

Chia sẻ trang này