STB: Nhận dạng một trò chơi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi My2Cents, 10/04/2007.

2868 người đang online, trong đó có 62 thành viên. 05:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 2628 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. My2Cents

    My2Cents Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Đã được thích:
    0
    STB: Nhận dạng một trò chơi

    Xin trình bà con phần khởi đầu của một cuộc bút chiến giữa người đầu tư và STB. Màn này rất hay. Mọi người sẽ thấy rất nhiều điều bổ ích.

    Để trò vui được huyên náo hơn, đề nghị mọi người tham gia bình loạn.

  2. misami

    misami Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2003
    Đã được thích:
    486
    Sao lại phải bút chiến giữa STB và nhà đầu tư hả bác.STB nó có nói được đâu mà phản biện
    Bác muốn có ý kiến trái chiều vế STB thì vào topic Phản biện về STB ấy
  3. My2Cents

    My2Cents Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Đã được thích:
    0
    STB - NHẬN BIẾT VỀ MỘT TRÒ CHƠI
    Ngày 29/3/2007

    Bước chân vào thị trường chứng khoán, điều đầu tiên mỗi nhà đầu tư phải luôn xác định rằng đầy là một trò chơi kiểu ?ozero sum game? ?" có nghĩa là trong trò chơi này lợi ích của kẻ mất sẽ được chuyển sang tay của người được. Mặc dù pháp luật luôn tìm cách bảo hộ cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ nhưng đó mới chỉ là trên giấy tờ và câu chữ, sự thực luôn luôn thể hiện sự trái ngược mà để nhận ra điều đó biết bao con người phải ngậm ngùi trả giá. Tôi xin gửi đến bạn đọc và các nhà đầu tư nhỏ, cụ thể là những cổ đông của STB, về một trò chơi với mong muốn qua bài viết này, chúng ta có thể hiểu thêm về thị trường, về những gì chúng ta đang làm và thiên hạ đang làm và nên làm. Để bạn đọc tiện theo dõi tôi xin gọi tắt trò chơi ?otin ?" giá ?" thao túng ?" thu mua? với cổ phiếu STB là ?otrò chơi STB.?

    [​IMG]

    Trò chơi STB bắt đầu từ những ngày cuối của tháng 12/2006, khi mà toàn thị trường tăng giá ầm ầm thì ?ocon khủng long STB? ?" theo cách gọi của cổ đông STB - vẫn còn đang ?olình xình? với mức giá 70,000+ VND/1 cổ phiếu. Tại thời điểm đó có nhiều sự kiện lớn về các chính sách của NHNN về vấn đề cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng. Sự ?olình xình? giá kéo dài từ cuối tháng 12/2006 đến giữa tháng 1/2007.

    Có thể nói mức giá 70,000 VND/ 1 cổ phiếu là hết sức ?orẻ? đối với một ngân hàng có hiệu quả kinh doanh ở mức khá và quy mô trung bình như STB. Tin tức về kết quả kinh doanh của quý 4/2006 được đưa ra kết hợp với các tin đồn về khả năng tăng vốn và mở rộng thị trường của STB làm dậy lên làn sóng đầu cơ thứ nhất (Làn sóng I trên biểu đồ). Làn sóng I bắt đầu từ ngày 15/1/2007 đến 24/1/2007 với mức tăng giá từ 70,000 lên đến 100,000 VND/ cp. Khối lượng giao dịch đạt tổng số trên 5 triệu cổ phiếu (1). Đối tượng thu mua chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ lẻ có tin nội bộ, giới đầu cơ theo tin và các quỹ. Dư lượng cầu của đợt đầu cơ này khá mạnh đến mức vào ngày 25/1/2007 thị trường phải cần một số lượng rất lớn (gần 2 triệu cp) được bán ra nhằm ép giá xuống đến mức sàn.

    Tuy nhiên, sự chèn ép này không gây làn sóng bán ra mà ngược lại, tâm lý nắm giữ lâu dài được định hình. Tại sao vậy? một lý do thuyết phục nhất đó là tin đồn về chuyện bà Ngọc (vợ của chủ tịch HĐQT STB) sẽ mua cổ phiếu. Ngay sau đó, vào ngày 2/2/2007, trung tâm giao dịch ck HCMC thông báo chính thức việc bà Ngọc đăng ký mua 75,999 cổ phiếu với thời gian ấn định là từ ngày 14/2/2007. Số lượng cổ phiếu tại thời điểm xin phép do bà Ngọc nắm giữ là 0 cổ phiếu. Nói cách khác, chiến dịch thu mua mới bắt đầu.

    Diễn biến giá cả gần như không biến động từ 26/1/2007 đến 16/3/2007 (ngày giao dịch cuối tuần trước Tết) thoạt nhìn có vẻ như bình thường nhưng thực tế không phải vậy. Thực tế mức giá giao dịch được khống chế xoay quanh mức tham chiếu 1 giá. Kỹ thuật khống chế là dùng lệnh mua hay bán với khối lượng lớn nhằm khống chế giá không thay đổi lớn. Nếu nhìn vào biểu đồ trên sẽ thấy, để cần khống chế giá ở mức bình ổn thì người thực hiện chỉ cần sử dụng lệnh mua và bán giá tham chiếu với số lượng điều chỉnh không lớn căn cứ theo quy mô giao dịch. Khối lượng mua tích luỹ trong thời gian này của toàn thị trường vào khoảng 8 triệu cổ phiếu (2). Nếu đem so với 5 triệu cổ phiếu đầu cơ trước đó sẽ thấy lượng bổ sung với mục đích điều chỉnh không lớn hơn 3 triệu cổ phiếu. Kế hoạch thu mua đợt đầu tiên của bà Ngọc được thực hiện với mức giá rất tròn trịa ?" 100,000 VND/cp.

    Trong thời gian nghỉ Tết, các thông tin về kết quả hoạt động đầu năm của STB liên tiếp được công bố với những con số đầy ấn tượng như ?otháng 1/2007 lãi hơn 60 tỷ đồng?, các thông tin nội gián về cổ phiếu thưởng và quyền mua cổ phiếu được tung ra dưới nhiều hình thức. Tất cả chiến dịch tin nói trên được tung ra đúng thời điểm đầu năm tạo ra một trào lưu đầu cơ mới rất mạnh ?" Làn sóng II.

    Làn sóng II bắt đầu từ ngày 26/2 đến ngày 13/3/2007. Khối lượng giao dịch trong những ngày đầu của năm mới đẩy mức giá lên nhanh chóng. Sự tăng giá càng trở nên nóng khi nguồn cung bị hạn chế đẩy giá lên từ 100,000 VND/cp (26/2/2007) đến 154,000 VND/cp (vào ngày 13/3/2007). Trong thời gian này các tin tức tiếp tục được ?obơm? ra trong đó có một tin có tính thuyết phục nhất ?obà Ngọc xin đăng ký mua thêm 50,000 cổ phiếu và thời gian thực hiện là 15/3/2007.? Tổng số cổ phiếu giao dịch trong đợt này đạt mức 8 triệu cp (3).

    Sự hãm phanh đột ngột vào ngày 13/3/2007 ở mức giá dưới trần và khối lượng giao dịch đạt 1 triệu cổ phiếu đã lặp lại sự chèn ép lần thứ 2 về giá (lần thứ nhất là vào ngày 24/1/2007). Trong thời gian tăng giá nói trên, công ty bào hiểm Viễn Đông xin phép bán ra trên 200,000 cổ phiếu. Tổng mức giao dịch trong 2 ngày này đạt trên 2 triệu cp (4).

    Liên tiếp trong 2 ngày 14 và 15/3/2007, thị trường rơi đột biến với giá sàn để đạt mức ?ođáy? với giá 140,000 VND/ cổ phiếu cho bà Ngọc thực hiện sự thu mua. Sau khi việc thu mua nói trên được thực hiện, giá cả tăng ngược trở lại với tốc độ chóng mặt từ 140,000 VND/cp vào ngày 15/3/2007 lên 167,000VND/cp vào ngày 21/3/2006 ?" Làn sóng III. Tổng khối lượng giao dịch tích luỹ trong đợt này đạt mức trên 3 triệu cp (5). Nguyên nhân của sự tăng giá là do sự kiện đại hội cổ đông họp vào ngày 19/3/2007 với những kế hoạch rất lớn và đầy tham vọng. Mục tiêu đầu cơ lấy cổ phiếu thưởng và quyền mua được xác lập. Cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên căng thẳng.

    Tại mức đỉnh 167,000 vào ngày 21/3/2007 xuất hiện sự bán ra với quy mô rất lớn sử dụng các lệnh đặt bán trên tham chiếu (khối lượng giao dịch đạt 2 triệu cp). Diễn biến này thể hiện sự bán tháo ra của một số quỹ. Sự kiện ngày 21/3/2007 làm giới đầu cơ chuyên nghiệp lo ngại về một vụ rơi giá. Sự tháo chạy toán loạn bắt đầu ngay ngày hôm sau. Phía mua liên tục đặt các lệnh mua trên giá sàn từ 2 ?" 3 giá để khống chế giá giao dịch. Khối lượng giao dịch tăng vọt theo độ rơi và nếu như ai để ý kỹ thì sau các phiên luôn tồn tại các lệnh dư mua với mục đích đóng giá dưới tham chiếu. Một cú lừa ngoạn mục của những kẻ thu mua đối với một đàn cừu đầu tư ngờ nghệch.

    Câu chuyện lặp lại liên tục 5 ngày sau đó. Trong bối cảnh thị trường rơi, sự ép giá càng mạnh. Những thông tin úp mở từ những quan chức điều hành STB càng tạo tâm lý hoảng sợ bán ra của các cổ đông. Một cú rơi khủng khiếp từ độ cao 169,000 (P2 ngày 21/3/2007) xuống đáy 138,000 VND/cp (tại P1 ngày 28/3/2007) diễn ra trong 6 ngày. Trong khoảng thời gian nói trên tổng khối lượng giao dịch đạt trên 8 triệu cổ phiếu (6).

    Tổng hợp từ (1) đến (6) sẽ thấy diễn biến thị trường có chiều hướng giao dịch dạng thu mua vào. Câu hỏi đặt ra là ai đang thu mua? Cho đến hôm nay 29/3/2007 đã có câu trả lời thích đáng ?" Theo thông báo của VSE ngày 29/3/2007.

    ?oNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)công bố thông tin về việc mua cổ phiếu STB của tổ chức có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị như sau:
    Tổ chức thực hiện giao dịch: Công ty TNHH SX-TM Thành Thành Công (đại diện là bà Huỳnh Bích Ngọc ?" chức vụ Giám đốc)
    Số lượng cổ phiếu STB đang sở hữu: 500.000 cổ phiếu
    Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 500.000 cổ phiếu
    Tên của người có liên quan tại tổ chức niêm yết: Đặng Văn Thành (là chồng của bà Huỳnh Bích Ngọc)
    Chức vụ hiện nay tại tổ chức niêm yết: Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank
    Số lượng cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 1.000.000 cổ phiếu
    Thời hạn thực hiện giao dịch: kể từ ngày 11/04/2007?
    http://www.vse.org.vn/vse/Modules/News/NewsDetail.aspx?id=8208


    Nếu không để ý kỹ sẽ không phát hiện ra các hành vi gian lận ở đây. Cụ thể, như đề nghị thu mua 2 đợt vừa qua, số cổ phiếu của bà Ngọc chỉ có thể đạt 125,000 cổ phiếu. Tuy nhiên con số trong thông báo đã nhảy lên mức 500,000 cổ phiếu. Điều này chứng tỏ bà Ngọc đã kịp mua vào ít nhất 375,000 cổ phiếu trong thời gian qua. Và câu hỏi tiếp theo cần đặt ra là thực sự bà Ngọc đang nắm giữ bao nhiêu? 500,000, 1 triệu hay nhiều hơn? Ngoài bà Ngọc ra còn những ai ăn theo nữa không? Và cuối cùng ?" ai là người đã để tuột mất số cổ phiếu của bản thân vào tay những đối tượng đầu cơ này?

    Để trả lời cho các câu hỏi trên, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề ở một số khía cạnh sau:

    - Mục tiêu đầu cơ và đầu tiêu đều chú tâm vào cổ phiếu thưởng và quyền mua cổ phiếu trong tương lai.
    - Sự gian lận về khối lượng mua bán cổ phiếu liên quan đến lãnh đạo STB không phải là lần đầu. Lần trước được bào chữa với lý do ?okhông nắm rõ pháp luật.? Lần này thì xập xí xập ngầu đánh lận con đen, nói mua ít nhưng thực tế mua nhiều. Chính vì vậy con số đăng ký lên mức sở hữu 1 triệu cổ phiếu sau đợt mua thứ 3 trong tháng 4 chỉ là hình thức hợp thức hoá cho các hành vi lừa đảo trong thời gian qua của phu nhân ngài chủ tịch.
    - Với con số nắm giữ tương lai sẽ đạt 1 triệu của bà Ngọc, đội ngũ ăn theo chắc chắn có quy mô thu mua và nắm giữ không nhỏ, điều này hoàn toàn phù hợp với khối lượng giao dịch thu mua vào khoảng 8 ?" 10 triệu cổ phiếu trong thời gian qua.
    - STB không thông báo ngày chốt quyền mà úp mở bắn các tin giả tạo ra thị trường qua nhiều cách thức khác nhau. Ban đầu là ngày 6/4, sau đó là cuối tháng 4 và có nguồn tin là vào tháng 6. Các thông tin nhiễu loạn này làm các nhà đầu cơ mất phương hướng, gây ra tâm lý tháo chạy.
    - Với số lượng thu mua lớn nói trên, cơ cấu sở hữu của công ty sẽ có nhiều thay đổi lớn. Số lượng nắm giữ của các quan chức STB sẽ tăng lên theo cách thức giống như kịch bản của bà Ngọc. Vậy thì nguồn cung tương lai cho họ là ở đâu?

    Có lẽ không cần trả lời cho câu hỏi tại sao họ mua vào, và ai là người được lợi, ai là người chịu thiệt thòi trong trò chơi STB. Tôi xin kết thúc bài viết bằng một lời khuyên ?" hãy nắm giữ tài sản của mình và bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Vì lợi ích những người tham gia trò chơi STB đã bất chấp thủ đoạn và pháp luật. Mua và nắm giữ cổ phiếu STB cho bản thân và gia đình sẽ giúp các bạn chia sẻ được những lợi ích mà những kẻ đầu cơ nói trên phải vất vả kiến thiết tạo dựng để chiếm đoạt.
  4. My2Cents

    My2Cents Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Phần phản công của STB

    PHẢN BIỆN BÀI BÁO ?oSTB ?" NHẬN BIẾT MỘT TRÒ CHƠI?

    Đầu tiên, khái niệm ?ozero sum game? mà tác giả bài viết đưa ra không chính xác. Thị trường chứng khoán bản thân của nó có sự tăng trưởng về chất. Khi nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tạo ra lợi nhuận, và phần lợi nhuận đó được chia cho cổ đông dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu (gọi là cổ tức). Do vậy, khái niệm ?ozero sum game? chỉ đúng đối với hoạt động đầu cơ, kinh doanh chứng khoán trong ngắn hạn, và bản thân cá nhân hay tổ chức tham gia đầu cơ đều ý thức được rằng lợi nhuận cao luôn đi cùng với rủi ro cao. Rõ ràng, ngay từ đầu tác giả đã có ý đả kích và có mục đích không tốt khi đặt ra vấn đề này.

    Giá STB biến động đúng quy luật
    Trong cả 02 đợt tăng giá của STB thì bản thân của thị trường cũng tăng nhưng tăng trước STB một khoảng thời gian ngắn (vài ngày giao dịch), vì vậy không thể nói rằng giao dịch của STB bị thao túng bởi một số cá nhân hay tổ chức. Nếu nhìn vào đồ thị của VNIndex và STB trong giai đoạn 12/2006 ?" 03/2007, chúng ta thấy biểu đồ giá của STB và VNIndex chuyển động tương đối giống nhau. Như chúng ta biết, TTCK Việt Nam vẫn chưa ổn định, vì vậy biến động chung của thị trường ảnh hưởng rất lớn đến bản thân 01 cổ phiếu và STB cũng không nằm ngoài quy luật này. Như vậy, nói theo tác giả bài viết khi thị trường tăng giá ?oầm ầm? trong giai đoạn đầu năm 2007 và STB không tăng là không chính xác.

    [​IMG]
    Đường đậm: chỉ số VNIndex, đường nhạt: giá STB

    Tác giả đề cập đến làn sóng đầu cơ thứ nhất khi ?otin tức về kết quả kinh doanh tốt của quý 4/2007 và tin đồn về khả năng tăng vốn, mở rộng thị trường?. Thật ra đây không phải là làn sóng đầu cơ mà đơn giản thông tin tốt về ngân hàng đã điều chỉnh mức giá STB lên mức mới, đây là điều hết sức bình thường trên thị trường chứng khoán khi mà hoạt động của doanh nghiệp vượt quá kỳ vọng của nhà đầu tư, lập tức giá sẽ được điều chỉnh phù hợp với giá trị của doanh nghiệp.
    Tác giả đề cập đến Bà Ngọc thực hiện mua bán không đúng qui định là không có cơ sở vì những lý do sau:
    - Khối lượng giao dịch của STB bình quân rất lớn, trung bình khoảng 800,000 cp/ngày, tương đương với giá trị giao dịch trung bình khoảng 100 tỷ đồng/ngày, được đánh giá là cổ phiếu có tính thanh khoản tốt nhất thị trường. Do đó, khả năng làm giá, gìm giá STB có thể nói là rất khó, vì muốn làm vậy người ta phải đổ vào thị trường một lượng tiền rất lớn và chịu rủi ro rất cao.
    - Trước khi thực hiện giao dịch, bà Ngọc đã công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
    - Tác giả đề cập việc bà Ngọc mua đợt 2 ở mức giá 140 là giá rẻ, nhờ dựa vào những thủ thuật gìm giá. Trên thực tế, bà Ngọc đã mua cao hơn đến 40% so với thời điểm báo cáo xin mua giai đoạn tháng 01 và tháng 02/2007.
    - Người có liên quan mua cổ phiếu là dấu hiệu tốt cho chúng ta thấy sức hấp dẫn của cổ phiếu, đó là dấu hiệu của doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Trong trường hợp xin mua của bà Ngọc là hoàn toàn hợp lệ, và mua sau thị trường (vd: công bố thông tin ngày 2/2, thực hiện mua bắt đầu từ ngày 14/2).
    - Tác giả cũng đề cập đến ?ohành vi gian lận? cụ thể bà Ngọc đã mua lần 1, lần 2 tổng số khoảng 125,000 cổ phiếu, con số đăng ký mua ở đợt 3 đã là 500,000 cổ phiếu và quy chụp bà Ngọc đã âm thầm mua thêm 375,000 cổ phiếu. Khi lý luận về vấn đề này rõ ràng là tác giả đã có ý định nói sai sự thật và đánh lừa công chúng. Với lý do như sau:
    + Trong đợt mua lần 1 và lần 2, bà Ngọc xin mua với tư cách là cá nhân và công bố thông tin cổ phiếu cá nhân bà Ngọc sở hữu là hoàn toàn hợp với quy định công bố thông tin của pháp luật.
    + Trong đợt mua thứ 3, bà Ngọc là đại diện pháp nhân công ty TNHH Thành Thành Công xin mua thêm 500.000 cổ phiếu, và công ty này đã sở hữu 500.000 cổ phiếu STB trước đây, do vậy trong thông báo xin mua phải công bố số cổ phần sẽ sở hữu sau khi mua sẽ nâng lên 1.000.000 cổ phần là đúng.
    - Như vậy, việc cá nhân bà Ngọc và công ty TNHH Thành Thành Công mua cổ phiếu Sacombank là hai chuyện khác nhau, hoàn toàn hợp lệ và tuân thủ đúng theo quy định về công bố thông tin của UBCKNN. Tác giả bài viết đã cố ý đánh lận việc này với ý đồ cá nhân, gây lũng đoạn thị trường.

    Khối lượng thể hiện xu thế chung thị trường
    Khối lượng giao dịch trong thời gian vừa qua của STB cũng không có dấu hiệu của giao dịch nội gián. Trong những phiên tăng nóng, lượng cổ phiếu dư mua của STB cao và nhà đầu tư găm giữ cổ phiếu làm khối lượng giao dịch giảm là chuyện bình thường đối với bất kỳ cổ phiếu nào.
    Nếu nói khối lượng giao dịch cổ phiếu của STB là bất thường thì tất cả các cổ phiếu trên thị trường trong thời gian qua đều bất thường, khi thị trường tăng nóng đều dư mua và thị trường giảm đều dư bán!!!

    Sacombank công bố thông tin đúng luật
    Sacombank là 01 trong những tổ chức niêm yết công bố thông tin đúng và nhanh nhất trên TTCK hiện tại. Sacombank tuân thủ quy chế công bố thông tin theo thông tư 57/2004/TT-BTC. Đồng thời kết quả kinh doanh hàng tháng được cung cấp đến nhà đầu tư, mặc dù điều này không bắt buộc trong quy chế công bố thông tin (chỉ bắt buộc cung cấp hàng quý).
    Việc cung cấp thông tin thường xuyên nhằm đảm bảo lợi ích nhà đầu tư và Sacombank hiểu rõ điều này. Trong khi đó, tác giả lại viện dẫn Sacombank công bố thông tin về kết quả kinh doanh quý I/2007 theo quy định của UBCKNN là để thực hiện đầu cơ!!!
    Tác giả nói STB không thông báo ngày chốt quyền là hoàn toàn không chính xác và không hiểu rõ quy trình công bố thông tin của tổ chức niêm yết, mà đặc biệt là quy trình công bố thông tin của ngân hàng niêm yết. Phương án phát hành thêm của Sacombank đã được đại hội thông qua ngày 19/3/2007. Sau khi được đại hội cổ đông thông qua, Sacombank phải lần lượt xin phép ngân hàng nhà nước và UBCKNN rồi mới có thể thông báo ngày chốt quyền đến nhà đầu tư. Sacombank hiện đang quán triệt quy chế thông tin một cách đúng đắn và triệt để nhất. Cho nên những đánh giá lệch lạc của tác giả cho thấy tác giả không hiểu rõ về quy chế công bố thông tin của một ngân hàng niêm yết.
    Kết luận:
    Ngay từ đầu, tác giả đã có mục đích không tốt khi viết bài báo trên. Những lý luận của tác giả không logic, có nhiều điểm mâu thuẫn, cố ý đánh lừa công luận, nói sai sự thật với ý đồ cá nhân. Tác giả dẫn chứng những biến động bình thường của thị trường thành những ?ohiện tượng làm giá? khó hiểu.
    Trên hết, với lỗ hỗng kiến thức về công bố thông tin, về thị trường, về biến động giá cả, tác giả thật sự không thuyết phục được người đọc có kiến thức tốt về thị trường chứng khoán.
    Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh và lúc này vấn đề quản lý thị trường được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, nhà đầu tư cần cẩn thận với những tin đồn, bài bình luận với mục đích xấu có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn, thiệt hại đến kế hoạch đầu tư. Và thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chủ quản cũng cần có những biện pháp cứng rắn đối với những người cố ý đưa tin thất thiệt cho doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến thị trường.
  5. My2Cents

    My2Cents Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Chuyên gia của STB siêu thật, đồ thị của STB với VNI thế kia mà nói giống nhau... Bó tay.

    SBS là công ty chứng khoán có nhiều đại diện sàn bị kỷ luật, vào www.vse.org.vn xem phần thông báo sẽ thấy ngay.

    STB đã từng vi phạm trong vấn đề giao dịch cổ đông lớn. Thế mà vẫn xoen xoét nói làm đúng luật mới tài.

    Phải công nhận trình độ nguỵ biện cao.

  6. saleoff_new

    saleoff_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Đã được thích:
    1
    Bây giờ ko phải lúc tranh cãi STB có phải trò chơi hay là thật. Vấn đề là có tiền thì múc khẩn trương kẻo nó lại chốt danh sách chớp nhoáng giống thằng CIC thì khối người ôm hận. Chị Ngọc vợ anh Thành và chị Thanh REE đã thu gom xong roài đấy (chị Thanh gom hẳn 500 ngàn STB nhé). Ngày chốt chắc chỉ trong tuần này hoặc chậm nhất là tuần sau thôi. Nhiều cổ phiếu khác cũng thế. Chúng sẽ chỉ được công bố ngày chốt danh sách hưởng cổ tức trước đúng 1, 2 ngày. Đố ai mà gom kịp, còn ai lỡ buông rồi thì dứt ruột mà tiếc.
  7. My2Cents

    My2Cents Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Cuộc bút chiến này sẽ tiếp tục diễn ra trên báo VN Econ. Chắc chắn sẽ có nhiều gay cấn.
  8. chic_scorpio

    chic_scorpio Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Đã được thích:
    0
    bó tay.

    Được chic_scorpio sửa chữa / chuyển vào 13:13 ngày 10/04/2007
  9. saleoff_new

    saleoff_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Đã được thích:
    1
    http://www.hastc.org.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=3718&menuid=103140&menuup=113000&menulink=100000

    Mời các bác xem. Nói có sách, mách có chứng.

    Thằng CIC này tôi canh mãi để giảm tý nữa thì múc. Thế mà đùng 1 phát chiều qua 9/4 mới công bố trên Hastc ngày chốt là 12/4, còn ngày giao dịch ko hưởng quyền là 10/4 ( với thời hạn T+3). Bố ai mà kịp trở tay?
  10. My2Cents

    My2Cents Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Eo ơi, sợ nhất cái đoạn này

    Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh và lúc này vấn đề quản lý thị trường được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, nhà đầu tư cần cẩn thận với những tin đồn, bài bình luận với mục đích xấu có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn, thiệt hại đến kế hoạch đầu tư. Và thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chủ quản cũng cần có những biện pháp cứng rắn đối với những người cố ý đưa tin thất thiệt cho doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến thị trường.

    Kinh thật đấy, kiểu này chẳng khác gì kiểu "thằng nào phá vỡ kế hoạch ép giá thu mua của tao thì coi chừng. Tao mà phải mua hàng giá cao là tao kiện..." Đúng là chỉ có ở VN mới có kiểu phản biện dạng lạy ông con ở bụi này.

Chia sẻ trang này